Bình Dương công bố bảo vật quốc gia và di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 23/11, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương tổ chức lễ công bố quyết định công nhận bảo vật quốc gia và danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bảo vật quốc gia được công bố đợt này là bộ dụng cụ dệt bằng gỗ phát hiện tại di chỉ khảo cổ ở ấp Phú Bưng, xã Phú Chánh, thị xã Tân Uyên, vào năm 1998 và 2001. Bộ dụng cụ có 23 hiện vật, gồm: Trục dệt, dao dệt, lược chải sợi và các thanh có nấc. Theo các chuyên gia khảo cổ, bộ dụng cụ dệt bằng gỗ được tìm thấy ở Bình Dương là hiện vật quý hiếm, tiêu biểu cho một thời đại lịch sử trước và sau Công nguyên, cách ngày nay trên 2.000 năm. Hiện nay, kết cấu của loại khung dệt này vẫn được một số dân tộc ít người ở Tây Nguyên và Đông Nam Á sử dụng.

Bình Dương công bố bảo vật quốc gia và di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ảnh 1
Công bố Võ lâm Tân Khánh Bà Trà là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Hai di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được công bố là Võ lâm Tân Khánh Bà Trà và nghề gốm Bình Dương. Môn phái Võ lâm Tân Khánh ra đời từ thế kỷ 17 và được các bậc tiền nhân dùng chống thú dữ, giặc giã cũng như khai hoang vùng đất Nam Bộ. Đến giữa thế kỷ 19, bà Trà, hậu duệ một vị tướng Tây Sơn cùng gia đình đến vùng đất Bình Chuẩn và Tân Phước Khánh của tỉnh Bình Dương sinh sống và truyền dạy cho người dân địa phương; đồng thời kết hợp thế võ xưa hình thành nên môn phái Võ lâm Tân Khánh Bà Trà. Hiện nay, Võ lâm Tân Khánh Bà Trà có hàng ngàn môn sinh ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước.

Đối với nghề gốm là nghề thủ công truyền thống nổi tiếng có lịch sử hình thành khoảng 200 năm ở Bình Dương. Từ ngày xưa, Bình Dương nổi tiếng với thương hiệu gốm Lái Thiêu, Thành Lễ và hiện nay là gốm sứ Minh Long, Cường Phát... Các sản phẩm gốm sứ Bình Dương rất được khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng bởi mẫu mã, nước sơn.

Như vậy, tính đến nay, Bình Dương có 3 bảo vật quốc gia gồm: Bộ dụng cụ dệt gỗ Phú Chánh; Tượng động vật Dốc Chùa; Mộ chum gỗ nắp trống đồng Phú Chánh. Bình Dương cũng có 3 di sản văn hóa phi vật thể được vinh danh, gồm: Nghề sơn mài Tương Bình Hiệp; Nghề gốm Bình Dương; Võ lâm Tân Khánh Bà Trà.

VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Hấp dẫn Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa"

Ngày 28/4, UBND thị xã Sa Pa phối hợp với Công viên Văn hóa Mường Hoa Sa Pa tổ chức Lễ hội "Ẩm thực Mường Hoa" với các hoạt động trải nghiệm ẩm thực, trò chơi, biểu diễn văn hóa dân gian Tây Bắc hấp dẫn.

Âm nhạc quảng bá du lịch

Âm nhạc quảng bá du lịch

Những cảnh quay giới thiệu vẻ đẹp, đất nước con người Việt Nam kết hợp âm nhạc đang là cánh tay nối dài trong việc quảng bá du lịch Việt Nam.

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã "bay về miền sáng"

Giáo sư Tô Ngọc Thanh đã "bay về miền sáng"

Trong công tác nghiên cứu văn hóa dân gian ở Việt Nam, một trong những người có tầm ảnh hưởng lớn nhất nửa sau thế kỷ 20 là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh (trong ảnh). Ông thật sự là một học giả uyên bác, một nhà nghiên cứu văn hóa nói chung, văn hóa dân gian nói riêng có những đóng góp quan trọng.

Triển lãm "Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt"

Triển lãm "Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt"

Ngày 26/4, Triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt” khai mạc tại Bảo tàng Hồ Chí Minh Hà Nội. Đây là hoạt động thiết thực kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), do Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam thực hiện, với sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Đem hương vị nem cuốn Việt đến với bạn bè quốc tế ở châu Phi

Đem hương vị nem cuốn Việt đến với bạn bè quốc tế ở châu Phi

Một chút xà lách, một chút cà rốt bào sợi, một chút dứa thái miếng, một chút bạc hà, một chút thịt gà xé, hai miếng tôm hấp và rất nhiều rau mùi, đó là những nguyên liệu mà bà Paula Fernandes, người Bồ Đào Nha lựa chọn cho chiếc nem cuốn Việt của mình với tinh thần “cuốn tất cả những gì mình yêu thích”.

fb yt zl tw