'Binh chủng đặc biệt' trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Với tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả vì miền nam ruột thịt”, bằng tài năng, tâm huyết, trách nhiệm cao cả của mình, đội ngũ văn nghệ sĩ đã phát huy tinh thần cách mạng tiến công để cùng “cả nước ra trận”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Thấm nhuần lời dạy của Bác, đội ngũ văn nghệ sĩ đã làm tròn sứ mệnh là lực lượng tiên phong trong thực hiện nhiệm vụ sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật, góp phần động viên, cổ vũ quân và dân ta vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh, làm nên những thắng lợi vĩ đại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Nghệ sĩ Nhân dân Thanh Hoa hát cho bộ đội nghe tại Đường 9-Khe Sanh.

Nghệ sĩ Nhân dân Thanh Hoa hát cho bộ đội nghe tại Đường 9-Khe Sanh.

Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”, xác định “Văn học nghệ thuật là lĩnh vực rất quan trọng, đặc biệt nhạy cảm và tinh tế của văn hóa, là nhu cầu thiết yếu thể hiện khát vọng chân, thiện, mỹ của con người, có tác dụng đặc biệt trong vun trồng, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, nhân cách, đạo đức, trí tuệ, bản lĩnh cho các thế hệ con người”.

Với tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả vì miền nam ruột thịt”, bằng tài năng, tâm huyết, trách nhiệm cao cả của mình, đội ngũ văn nghệ sĩ đã phát huy tinh thần cách mạng tiến công để cùng “cả nước ra trận”, cùng tham gia đội hình “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/Mà lòng phơi phới dậy tương lai” (Tố Hữu).

Thông qua các tác phẩm văn học, thơ ca, âm nhạc, hội họa, nhiếp ảnh, sân khấu, điện ảnh... các văn nghệ sĩ đã phản ánh đậm nét, sâu sắc, sinh động cuộc sống, chiến đấu của quân và dân ta trên khắp các chiến trường, mặt trận, qua đó khẳng định, lan tỏa, tôn vinh truyền thống đấu tranh anh dũng, quật cường, mưu trí, sáng tạo của dân tộc và Quân đội nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Nửa thế kỷ đã qua đi, thời gian có thể hàn gắn những mất mát, đau thương do chiến tranh gây ra, nhưng giá trị sâu sắc của văn học nghệ thuật thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vẫn là một dấu son bất tử khắc sâu trong dòng chảy văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Nửa thế kỷ đã qua đi, thời gian có thể hàn gắn những mất mát, đau thương do chiến tranh gây ra, nhưng giá trị sâu sắc của văn học nghệ thuật thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vẫn là một dấu son bất tử khắc sâu trong dòng chảy văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Thông qua những áng văn chương lôi cuốn sống động, những lời thơ truyền cảm hứng mạnh mẽ, những bài hát có sức lay động hàng triệu trái tim con người, các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, ca sĩ... đã sáng tác, biểu diễn, quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật góp phần lan tỏa, nhân lên sức mạnh tinh thần , thôi thúc, hiệu triệu quân và dân ta dâng trào khí thế, quyết tâm: “Khi quê hương nhà vẫn còn bóng quân xâm lược thì ta còn chiến đấu quét sạch nó đi”... Nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật ra đời trong cuộc kháng chiến gian khổ, hào hùng của dân tộc đã in đậm trong ký ức, tình cảm của nhiều thế hệ người Việt và mãi đi cùng năm tháng.

Về văn học, có thể kể đến những tác phẩm tiêu biểu: Tập thơ Gió lộng và Ra trận (Tố Hữu); Dấu chân người lính (Nguyễn Minh Châu), Người mẹ cầm súng (Nguyễn Thi); Hòn Đất (Anh Đức), Đường tới thành phố (Hữu Thỉnh); Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây (Phạm Tiến Duật)...

Trong âm nhạc, đó là những tác phẩm: Tình ca (Hoàng Việt); Bài ca hy vọng (Văn Ký); Câu hò bên bờ Hiền Lương (Hoàng Hiệp-Đằng Giao); Cùng anh tiến quân trên đường dài (Huy Du); Bước chân trên dải Trường Sơn (Vũ Trọng Hối); Hành khúc ngày và đêm (Phan Huỳnh Điểu); Bác đang cùng chúng cháu hành quân (Huy Thục)...

Trên sân khấu kịch nói, kịch hát dân tộc, không thể không nhắc tới những tác phẩm như: Nổi gió, Đại đội trưởng của tôi (Đào Hồng Cẩm); Đâu có giặc là ta cứ đi (Ngô Y Linh); Anh Trỗi (Lưu Trọng Lư- Đình Quang-Vũ Khiêu); Tiền tuyến gọi (Trần Quán Anh)...

Về điện ảnh, đó là dấu ấn của những bộ phim cách mạng nổi tiếng như: Chị Tư Hậu, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Nổi gió, Bài ca ra trận, Em bé Hà Nội, Đường về quê mẹ...

Với tinh thần xông pha, dấn thân, tận hiến vì độc lập tự do của Tổ quốc, nhiều văn nghệ sĩ không ngại gian khổ, hy sinh đã ngã xuống ngay tại mặt trận, chiến trường, tiêu biểu như các văn nghệ sĩ: Nguyễn Thi, Nguyễn Mỹ, Hoàng Việt, Lê Anh Xuân, Dương Thị Xuân Quý, Lương Nghĩa Dũng...

Có thể khẳng định, “binh chủng đặc biệt” đã làm tròn sứ mệnh là một “đạo quân”, “một cánh quân” tinh nhuệ để góp phần làm nên những chiến công oanh liệt, hiển hách trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Nhờ có “binh chủng đặc biệt” mà chúng ta có một di sản văn nghệ cách mạng kháng chiến đồ sộ; các tác phẩm văn học nghệ thuật về đề tài lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng đã phản ánh và thể hiện chiều sâu tư tưởng, ý chí, khí phách, tâm hồn, cốt cách của dân tộc và con người Việt Nam thời đại mới - thời đại Hồ Chí Minh.

Nhiều nhà văn-chiến sĩ, nghệ sĩ-chiến sĩ đã được Đảng, Nhà nước trao Giải thưởng Hồ Chí Minh; Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng trao nhiều giải thưởng cao quý về văn học nghệ thuật như các tác giả: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Thi, Hồ Phương, Hữu Thỉnh, Xuân Thiều, Hữu Mai, Thu Bồn, Tào Mạt, Đào Hồng Cẩm, Nguyễn Đức Toàn, Huy Du, Doãn Nho, Thuận Yến, Ứng Duy Thịnh... Đó là minh chứng sinh động khẳng định những cống hiến xuất sắc của đội ngũ văn nghệ sĩ - chiến sĩ trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

nhandan.vn

Ý kiến bạn đọc

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Kết quả Phiên họp 28 của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, lãng phí, tiêu cực

Kết quả Phiên họp 28 của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, lãng phí, tiêu cực

Ngày 7/7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) đã họp Phiên thứ 28 để thảo luận, cho ý kiến về tình hình, kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo trong 6 tháng đầu năm 2025, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm, cùng một số nội dung quan trọng khác.

Đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tặng hoa chúc đồng chí Tạ Văn Long - nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh nghỉ chế độ

Tỉnh ủy Lào Cai tổ chức gặp mặt các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh Yên Bái (cũ) nghỉ chế độ và thường trực cấp ủy cấp huyện chuyển công tác về cấp xã

Chiều 7/7, Tỉnh ủy Lào Cai đã tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí nguyên Thường trực Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái (cũ) nghỉ chế độ và 43 đồng chí nguyên thường trực huyện ủy - thị ủy - thành ủy của 2 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái (cũ) chuyển công tác về cấp xã.

Quang cảnh hội nghị

Hội nghị lần thứ Hai Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai nhiệm kỳ 2020 - 2025

Chiều 7/7, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lào Cai, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ Hai để đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm, bàn phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2025; cho ý kiến vào dự thảo văn kiện trình Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030; cho ý kiến đối với Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Kế hoạch đầu tư công, Kế hoạch ngân sách 6 tháng cuối năm 2025 và xem xét, quyết định các nội dung theo thẩm quyền.

Việt Nam sẵn sàng đóng góp tại các cơ chế đa phương

Việt Nam sẵn sàng đóng góp tại các cơ chế đa phương

Chiều 6/7, tại Rio de Janeiro, Bra​sil​, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng năm 2025 và có phát biểu quan trọng tại Phiên thảo luận cấp cao BRICS mở rộng về “Tăng cường chủ nghĩa đa phương, các vấn đề kinh tế - tài chính và trí tuệ nhân tạo”.

Đảng ủy Quân sự tỉnh Lào Cai triển khai nhiệm vụ, giải pháp lãnh đạo 6 tháng cuối năm 2025

Đảng ủy Quân sự tỉnh Lào Cai triển khai nhiệm vụ, giải pháp lãnh đạo 6 tháng cuối năm 2025

Sáng 7/7, Đảng ủy Quân sự tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị sơ kết, đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, biên phòng và công tác xây dựng Đảng 6 tháng đầu năm; đề ra phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp lãnh đạo 6 tháng cuối năm 2025.

Chủ tịch nước Lương Cường dự, chỉ đạo Hội nghị sơ kết công tác Công an 6 tháng đầu năm 2025

Chủ tịch nước Lương Cường dự, chỉ đạo Hội nghị sơ kết công tác Công an 6 tháng đầu năm 2025

Sáng 7/7, tại Thủ đô Hà Nội, Đảng uỷ Công an Trung ương, Bộ Công an tổ chức Hội nghị sơ kết công tác Công an 6 tháng đầu năm 2025 để đánh giá tình hình, kết quả các mặt công tác Công an 6 tháng đầu năm 2025, đề ra nhiệm vụ, giải pháp công tác trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS 2025

Hội nghị Thượng đỉnh BRICS 2025 khai mạc vào sáng 6/7 (giờ địa phương), tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil. Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham dự với tư cách Nước đối tác tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS, một cơ chế hợp tác đa phương giữa các nền kinh tế mới nổi và ngày càng có tầm ảnh hưởng lớn cả về kinh tế và chính trị.

fb yt zl tw