Bí thư chi bộ dám nghĩ, dám làm

LCĐT - Không chỉ là bí thư chi bộ gương mẫu, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ mà cấp ủy đảng địa phương giao phó, ông Nguyễn Trường Tam, 54 tuổi, Bí thư Chi bộ thôn Én 1, xã Khánh Yên Trung (Văn Bàn) còn là nông dân dám nghĩ, dám làm trong phát triển kinh tế.

Bí thư chi bộ dám nghĩ, dám làm ảnh 1
Ông Nguyễn Trường Tam kiểm tra cây cam.

Đến xã Khánh Yên Trung, chúng tôi dễ dàng tìm được nhà của ông Nguyễn Trường Tam, bởi ông được người dân nơi đây đặt cho biệt danh “vua cam”. Mô hình trồng cam của ông Nguyễn Trường Tam ngoài cho thu nhập cao, ổn định, còn là địa chỉ được người dân ở khắp nơi đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm.

Dẫn chúng tôi đi thăm vườn cây ăn quả với hơn 2 ha cam, bưởi đang trong thời kỳ chuẩn bị cho vụ thu hoạch, ông Tam cho biết: Trước đây, khi chưa trồng cây ăn quả, gia đình tôi chỉ thâm canh ngô, lúa. Làm vất vả cả năm cũng chỉ đủ ăn, cơ hội làm giàu gần như không có. Từ khi đứng trong hàng ngũ của Đảng, rồi từ năm 2008 được giữ vị trí trưởng thôn, bí thư chi bộ, tôi thường tiếp nhận và triển khai các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, của địa phương và luôn trăn trở tìm hướng đi mới trong phát triển kinh tế gia đình và cho các hộ trong thôn.

Trong các buổi sinh hoạt chi bộ, họp thôn, ông Nguyễn Trường Tam thường đưa vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ra bàn bạc, xin ý kiến, đồng thời yêu cầu 25 đảng viên trong Chi bộ thôn Én 1 nêu gương thực hiện trước, kết hợp vận động, tuyên truyền những hộ trong khu dân cư làm theo.

Với vai trò là đảng viên, Bí thư Chi bộ thôn Én 1, ông Nguyễn Trường Tam luôn gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương, mạnh dạn xây dựng mô hình kinh tế hiệu quả. Năm 2014, nhận thấy hơn 2 ha đất đồi trồng ngô kém hiệu quả, gia đình ông đã mạnh dạn thuê máy đào ao nuôi cá, đào, xới, cải tạo lại toàn bộ diện tích đất đồi. Tiếp đó, ông đến vùng cam Cao Phong (Hòa Bình) tìm hiểu, học tập kinh nghiệm trồng cam và mua gần 2.000 cây giống ở đây về trồng. Vừa làm, vừa tích lũy kinh nghiệm, gần 2.000 cây cam được trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật nên chỉ hơn 2 năm sau đã cho thu hoạch lứa quả đầu tiên. Vụ cam năm 2021 - 2022 này, gia đình ông Nguyễn Trường Tam ước thu nhập khoảng 400 triệu đồng sau khi trừ chi phí.

Những diện tích cấy lúa kém hiệu quả cũng được ông Tam chuyển sang trồng 350 cây thanh long, 200 cây bưởi. Ông còn đầu tư dịch vụ xay xát, cung ứng phân bón, thức ăn chăn nuôi, vật liệu xây dựng phục vụ người dân trong thôn và khu vực, tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động tại địa phương.

Nhờ triển khai hiệu quả việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đến nay, thôn Én 1 đã hình thành nhiều mô hình kinh tế như mô hình nuôi bò, nuôi dê, trồng rau hàng hóa, trồng cây ăn quả… góp phần giúp người dân nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững. Thôn có 120 hộ thì không còn hộ nghèo, hàng chục hộ đã vươn lên trở thành hộ giàu, hộ khá.

Gương mẫu đi đầu, dám nghĩ, dám làm, những việc làm của Bí thư Chi bộ thôn Én 1 Nguyễn Trường Tam không chỉ giúp gia đình ông có cuộc sống ấm no, mà còn là nguồn cảm hứng để đảng viên và người dân trong thôn noi gương làm theo.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chọn ngành nghề đăng ký tuyển sinh phù hợp

Chọn ngành nghề đăng ký tuyển sinh phù hợp

Năm 2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn giữ ổn định quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng như những năm gần đây. Điều này tạo tâm lý ổn định và vững tâm cho học sinh. Tuy nhiên, học sinh cần nắm vững quy chế, quy trình tuyển sinh để tránh xảy ra sai sót và lựa chọn ngành nghề đăng ký xét tuyển phù hợp.

Ổn định đời sống người dân vùng sắp xếp dân cư

Ổn định đời sống người dân vùng sắp xếp dân cư

Những năm qua, nhờ thực hiện hiệu quả chương trình bố trí ổn định dân cư tại vùng thiên tai, nguy hiểm, biên giới đã giúp Lào Cai nâng cao đời sống mọi mặt của người dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, góp phần giảm nghèo, củng cố quốc phòng, an ninh.

Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tăng 8 lần trong 10 năm

Lao động Việt Nam làm việc tại Nhật Bản tăng 8 lần trong 10 năm

Trong những năm qua, lao động Việt Nam đi làm việc ở Nhật Bản không ngừng gia tăng. Trong số 15 nước phái cử thực tập sinh đến Nhật Bản, Việt Nam là nước đứng đầu về số lượng thực tập sinh nhập cảnh hàng năm vào quốc gia này. Hiện có khoảng 520.000 lao động Việt Nam sinh sống và làm việc tại Nhật Bản, tăng 8 lần trong vòng 10 năm qua.

Quan tâm công tác lao động, việc làm trong thời kỳ dân số “vàng”

Nhân ngày Quốc tế Lao động (1/5): Quan tâm công tác lao động, việc làm trong thời kỳ dân số “vàng”

Lực lượng lao động của Lào Cai hiện nay là hơn 488 nghìn người, đây được coi là thời kỳ dân số “vàng” khi người lao động chiếm 62,1% dân số toàn tỉnh. Hằng năm, tỉnh sẽ có khoảng hơn 8 nghìn lao động mới, đòi hỏi các cấp, các ngành phải thường xuyên quan tâm, thực hiện tốt công tác lao động - việc làm.

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động”

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động”

Hưởng ứng cuộc thi trực tuyến “Công nhân, viên chức, lao động tìm hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động và tổ chức theo hình thức thi trực tuyến trên Tạp chí điện tử Lao động và Công đoàn (địa chỉ truy cập http:// laodongcongdoan.vn), Liên đoàn Lao động tỉnh đã ban hành công văn hướng dẫn các công đoàn cấp trên cơ sở tăng cường tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động tích cực tham gia cuộc thi.

fb yt zl tw