Bị tạm giữ bằng lái có được tham gia giao thông không?

Nếu bị CSGT tạm giữ Giấy phép lái xe, người lái xe vẫn được tham gia giao thông, nhưng không được để quá thời hạn giấy hẹn.

Tôi bị CSGT tạm giữ bằng lái xe do vi phạm, tuy nhiên chưa thể nộp phạt để lấy bằng về. Vậy nếu tham gia giao thông, tôi có thể sử dụng biên bản vi phạm để điều khiển phương tiện giao thông không? Đồng thời quá hạn đóng phạt thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Bạn đọc Phú Thịnh (quận Thủ Đức, TP.HCM) hỏi.

Luật sư Đỗ Trúc Lâm, Đoàn Luật sư TP.HCM, trả lời:

Theo Điều 58 Luật giao thông đường bộ 2008, người lái xe tham gia giao thông phải có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Ngoài ra, Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi bổ sung năm 2020) quy định việc tạm giữ giấy phép lái xe chỉ được áp dụng trong trường hợp sau:

- Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt.

- Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.

- Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt.

Đồng thời, khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019 (sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021) quy định khi bị tạm giữ giấy tờ theo khoản 6 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, nếu quá thời hạn hẹn đến giải quyết vụ việc vi phạm ghi trong biên bản vi phạm hành chính, người vi phạm chưa đến trụ sở của người có thẩm quyền xử phạt để giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện hoặc đưa phương tiện ra tham gia giao thông, sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.

Như vậy, trong thời hạn bị CSGT tạm giữ Giấy phép lái xe, người lái xe vẫn được tham gia giao thông. Nhưng nếu quá thời hạn giấy hẹn, người vi phạm chưa đến liên hệ giải quyết vụ việc vi phạm mà vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện, thì sẽ bị áp dụng xử phạt như hành vi không có giấy tờ.

Cụ thể theo Điều 21 Nghị định 100/2019 (sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021) xử phạt hành vi không có Giấy phép lái xe như sau:

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô.

- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.

Báo Pháp luật TP HCM

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thế hệ lệ thuộc AI

Thế hệ lệ thuộc AI

Sau một thời gian tìm hiểu và sử dụng các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) để phục vụ cho việc học tập, nhiều học sinh thừa nhận rằng họ đang bị phụ thuộc vào sự trợ giúp này. AI dù mang đến cơ hội lớn trong việc cá nhân hóa học tập, song đi kèm đó là những thách thức về đạo đức, pháp lý, năng lực ứng dụng, và đặc biệt là sự công bằng trong tiếp cận công nghệ.

Sữa giả và những hiểm họa khôn lường với sức khỏe cộng đồng

Sữa giả và những hiểm họa khôn lường với sức khỏe cộng đồng

Trong thời gian gần đây, hàng loạt đường dây sản xuất, buôn bán sữa giả quy mô lớn bị phát hiện và triệt phá, phản ánh thực trạng đáng báo động về mức độ phổ biến và nguy hiểm của nạn sữa giả tại Việt Nam. Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật, gây thiệt hại kinh tế, mà còn là mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là nhóm đối tượng dễ tổn thương như trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu.

Bẫy lừa từ những cuộc gọi Lockchip, Lock247…

Bẫy lừa từ những cuộc gọi Lockchip, Lock247…

Gần đây, nhiều người dân phản ánh nhận được các cuộc gọi hiển thị dưới dạng Lockchip, Lock247… thay vì số điện thoại thông thường. Đây là hình thức lừa đảo mới, khiến nhiều người hoang mang vì không rõ ai đứng sau những số này và tại sao kẻ gian có thể sử dụng chúng để thực hiện hành vi lừa đảo?

fb yt zl tw