Bị lừa 1,6 tỷ đồng vì đăng ký cho con tham gia "Kỳ học quân đội chính quy"

Chuyển khoản lần thứ 15, mất 1,6 tỷ đồng, lúc đó nạn nhân mới biết mình bị lừa đảo khi tham gia học kỳ quân đội giả mạo.

Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Ninh Thuận vừa tiếp nhận đơn trình báo của chị L.T.N ở thành phố Phan Rang – Tháp Chàm về việc bị lừa đảo chiếm đoạt hơn 1,6 tỷ đồng trên mạng xã hội.

Do có nhu cầu muốn cho con mình tham gia trải nghiệm, giao lưu, học tập trong dịp hè, nên chị L.T.N đã lên mạng xã hội tìm hiểu về các kỳ học quân đội, công an. Ngày 28/5/2024, khi thấy mạng xã hội đề xuất trang "Kỳ Học Quân Đội Chính Quy" chị đã chủ động liên hệ, đăng ký cho con của mình tham gia.

Sau khi liên hệ, chị được 1 đối tượng giới thiệu tải và tham gia hội nhóm trên ứng dụng Telegram. Tiếp đó, các đối tượng "dụ dỗ" chị thực hiện một số nhiệm vụ để hưởng hoa hồng, cũng như giúp" nhà tài trợ" chương trình tăng tương tác.

Ban đầu thực hiện một số nhiệm vụ, chị L.T.N được hoàn trả tiền gốc và tiền hoa hồng theo lời "dụ dỗ". Khi thực hiện nhiệm vụ lần thứ 6 các đối tượng nêu ra những lý do, như thực hiện sai thao tác; thông tin chưa đầy đủ; sai câu lệnh… và yêu cầu chị tiếp tục nạp tiền để hoàn trả tiền.

Khi chuyển khoản đến lần thứ 15 và không nhận lại được tiền, lúc đó chị mới biết mình đã bị lừa, mất hơn 1,6 tỷ đồng.

Thời gian qua, nhiều tỉnh thành đã đưa ra cảnh báo thủ đoạn lừa đảo khi tham gia đăng ký các khóa học "Trại hè Kỹ năng - Học kỳ Công an nhân dân Nhí", "Trại hè Kỹ năng - Học kỳ Công an nhân dân", "Trại Hè Quân Đội", "Trải Nghiệm Quân Đội Hè"… trên mạng xã hội Facebook, tuy nhiên vẫn còn nhiều nạn nhân bị mắc bẫy.

Để phòng tránh lừa đảo, người dân cảnh giác trước thủ đoạn trên. Khi muốn đăng ký cho con học những khóa trải nghiệm, kỹ năng, phụ huynh nên liên hệ hoặc gọi điện thoại đến các trường, đơn vị để hỏi, xác minh rõ ràng. Việc đăng ký nên thực hiện trực tiếp thay vì trực tuyến, chuyển khoản; tuyệt đối không làm theo hướng dẫn chuyển tiền cho bất cứ ai và bất cứ lý do gì nếu chưa xác định chính xác danh tính người nhận tiền.

Trong trường hợp bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an gần nhất để được tiếp nhận và hướng dẫn giải quyết.

Theo VTV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bắc Hà: Tổ chức tuyên truyền pháp luật theo hình thức sân khấu hóa

Bắc Hà: Tổ chức tuyên truyền pháp luật theo hình thức sân khấu hóa

Ngày 4/11, tại Trường THPT số 1 Bắc Hà, Huyện đoàn Bắc Hà phối hợp với Hội Phụ nữ huyện và nhà trường tổ chức Chương trình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong đoàn viên, thanh niên hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam (9/11). Nội dung tuyên truyền được triển khai theo hình thức sân khấu hóa qua các tiểu phẩm hấp dẫn.

Nhận diện bẫy lừa đảo cờ bạc

Nhận diện bẫy lừa đảo cờ bạc

Trong những năm gần đây, hình thức lừa đảo thông qua việc soi số lô - đề ngày càng trở nên tinh vi và phổ biến, đặc biệt trên các nền tảng mạng xã hội. Những lời quảng cáo hấp dẫn về khả năng trúng thưởng cao, kết hợp với chiêu trò hứa hẹn hoàn tiền nếu không trúng, đã khiến nhiều người rơi vào bẫy.

Cảnh giác trước các cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực

Cảnh giác trước các cuộc gọi mạo danh nhân viên điện lực

Thời gian gần đây, Công ty Điện lực Lào Cai (PC Lào Cai) đã ghi nhận nhiều trường hợp khách hàng bị quấy rối bởi các cuộc gọi từ số điện thoại lạ, giả danh nhân viên điện lực để lừa đảo. Những hành vi này không chỉ gây thiệt hại về tài chính cho người dân mà còn làm ảnh hưởng đến uy tín ngành điện.

Thủ tướng yêu cầu trước ngày 31/10 các địa phương phải ban hành đầy đủ văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai

Thủ tướng yêu cầu trước ngày 31/10 các địa phương phải ban hành đầy đủ văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương tập trung ban hành đầy đủ các nội dung được giao quy định chi tiết trong Luật Đất đai và các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, hoàn thành trước ngày 31/10/2024.

Xuất hiện tội phạm công nghệ đánh cắp thông tin đăng nhập thư điện tử

Xuất hiện tội phạm công nghệ đánh cắp thông tin đăng nhập thư điện tử

Ngày 18/10, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam - VNCERT/CC, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông cảnh báo: Trên thế giới đang diễn ra một chiến dịch lừa đảo tinh vi, lợi dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ mạo danh để đánh cắp thông tin đăng nhập Gmail của người dùng.

119 người được phổ biến giáo dục pháp luật đợt IV/2024

119 người được phổ biến giáo dục pháp luật đợt IV/2024

Sáng 18/10, huyện Bát Xát tổ chức hội nghị phổ biến giáo dục pháp luật đợt IV/2024 cho 119 người là thành viên Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật huyện; báo cáo viên pháp luật, các cơ quan, đơn vị liên quan; lãnh đạo UBND, công an, công chức tư pháp - hộ tịch 21 xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

"Bùng phát" lừa đảo mạo danh shipper giao hàng

"Bùng phát" lừa đảo mạo danh shipper giao hàng

Thời gian gần đây, các vụ giả mạo shipper, mạo danh hãng chuyển phát để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản gia tăng. Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông - TT&TT) khuyến nghị người dân nâng cao cảnh giác, không truy cập vào đường dẫn do đối tượng lạ gửi.

Chiến dịch tuyên truyền “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng năm 2024”

Chiến dịch tuyên truyền “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng năm 2024”

Để tăng cường nâng cao nhận thức cho người dân giảm thiểu các nguy cơ bị lừa đảo trên không gian mạng, từ ngày 10/10/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai Chiến dịch “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng”.

fbytzltw