"Bẫy" việc làm với tân cử nhân: Đừng để là "con mồi" cho đơn vị kém chất lượng

Thị trường lao động nước ta rất đa dạng và có nhiều lựa chọn cho người lao động. Tuy nhiên, những bạn trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm sẽ “choáng ngợp” và dễ dàng là “con mồi” cho những đơn vị tuyển dụng kém chất lượng. Làm thế nào để tránh “bẫy” việc làm này?

Tốt nghiệp vừa là niềm vui cũng vừa là nỗi lo đối với sinh viên. Bởi lẽ, giờ đây đã phải rời xa vòng tay của bố mẹ, phải tìm một công việc phù hợp để trang trải cuộc sống. Nhiều sinh viên lo ngại khi bước chân vào thị trường lao động sẽ khó tìm được công việc đúng ngành, mức lương hấp dẫn:

"Em là sinh viên mới ra trường, để chuẩn bị cho công việc tương lai, em cũng đã từng đi làm ở một vài nơi rồi, hiện tại em đang có một công việc phù hợp với ngành nghề của em".

"Mình vừa tốt nghiệp đại học cách đây không lâu. Mình chưa có định hướng rõ ràng, đang khá là lo lắng nên mình đang phải đi gửi CV khá nhiều nơi để có thể tìm được việc làm".

Ảnh minh họa.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi ra trường chỉ đạt khoảng 60%, thấp hơn so với nhiều quốc gia trong khu vực. Tuy nhiên, cũng sẽ có khá nhiều khó khăn cho nhóm đối tượng này, khi mới bước chân vào thị trường lao động.

Anh Phùng Đức Nhân - Phó phòng hành chính nhân sự của 1 công ty giáo dục trên địa bàn Hà Nội chia sẻ: "Hơn 2 năm đi làm mình đã trải qua khá nhiều công việc rồi. Thời gian đầu sẽ gặp nhiều khó khăn vì khi tốt nghiệp chưa có kinh nghiệm, mình ứng tuyển vào công việc và vị trí mà hồi xưa khi đại học mình học, mà cũng phải mất 2-3 tháng thì mới có công việc tạm phù hợp với mình. Thị trường lao động ngày nay khá là cạnh tranh, các bạn mới tốt nghiệp mà đi xin việc thì cơ hội sẽ giảm đi nhiều".

Bên cạnh việc chinh phục được các nhà tuyển dụng khi ứng tuyển vào một vị trí nào đó, thì việc nhẹ lương cao cũng không chỉ là ước mơ của các bạn sinh viên vừa ra trường mà còn là mong muốn của tất cả mọi người. Tuy nhiên, chính sự nhẹ dạ cả tin này đã làm thổi bùng lên tham vọng bên trong các đối tượng xấu, vô tình đẩy sinh viên vừa tốt nghiệp rơi vào bẫy của các nhà tuyển dụng.

Một số sinh viên từng sập “bẫy” chia sẻ:

"Thực ra ở công việc thứ 2 mình đã bị lừa. Mình bị lừa là công ty yêu cầu giữ bằng gốc. Mình không có nghi ngờ gì cả vì mình rất mong muốn được làm việc tại đây nên đã nộp đơn luôn. Sau một thời gian đấu tranh gay gắt thì họ mới trả lại bằng gốc cho mình. Qua tìm hiểu luật thì các công ty sẽ không được giữ bằng gốc của nhân viên".

"Mình có đọc một JD ở các group trên facebook thì thấy công việc khá là phù hợp với kinh nghiệm của mình, khi inbox hỏi về yêu cầu công việc cụ thể thì những gì mình thực sự làm không giống ở trên JD mình được đọc".

"Em có tìm thêm một công việc trong năm cuối đại học nhưng đã bị lừa. Công ty yêu cầu phải cọc tiền đóng đồng phục này, cọc tiền để giữ chỗ nên lúc đó em mất gần 1 triệu".

Hàng loạt những tin tuyển dụng hấp dẫn như: không yêu cầu kinh nghiệm, không yêu cầu bằng cấp mà lương trên chục triệu đồng. Dấu hiệu nhận diện của những bài tuyển dụng lừa đảo này là thông tin ít, chỉ khái quát công việc, cũng như đề cập một mức lương trong mơ mà không yêu cầu nhiều kinh nghiệm và chỉ để lại thông tin liên lạc ít ỏi.

Ảnh minh hoạ.

Những thông tin tuyển dụng xấu có thể dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực cho xã hội, gây lãng phí thời gian cho các tân cử nhân. Theo Duy An (28 tuổi) - với hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhân sự cho biết, bản thân các bạn sinh viên nên xác định thật kỹ cho mình về hướng đi khi chuẩn bị ra trường để tránh mất thời gian, cũng như hạn chế gặp phải những cạm bẫy không mong muốn:

"Các bạn sinh viên chuẩn bị ra trường nên xác định là làm công việc gì, theo một nhóm các ngành nghề cụ thể, các bạn thích làm về khối gì thì các bạn nên làm tập trung với nó. Khi đi làm hãy tìm hiểu về bộ phận nhân sự ở trong công ty đó, họ có những feedback như thế nào, có những chia sẻ ra sao, về chế độ đãi ngộ và mức lương ở đó, cũng như sự cụ thể về hợp đồng là điều quan trọng nhất các bạn cần phải để ý".

Nhiều bạn sinh viên đã phải trả giá đắt cho những bài học đầu đời này. Cảnh giác không khi nào thừa, dù chúng ta có hiểu biết và chăm cập nhật tin tức như thế nào đi chăng nữa. Chị Hải Linh - Trưởng nhóm bộ phận quản lý nhân sự Công ty TNHH IEC Express Việt Nam cho biết, những kẻ lừa đảo hiện nay quá nhanh, quá chuyên nghiệp và giỏi thao túng tâm lý. Vì vậy, trải nghiệm trong cuộc sống cũng là điều mà các bạn tân cử nhân nên có, trước khi bước chân vào thị trường lao động:

"Các bạn sinh viên mới nên có sự tìm hiểu nhất định về doanh nghiệp mình định tham gia vào làm, mình định nộp hồ sơ hay là về công việc mình định làm để có được định hướng rõ ràng, sẽ giảm thiểu được việc mình bị lừa đảo hơn. Nhiều bạn sinh viên bây giờ rất năng động, từ khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường đã đi làm thêm, các bạn ấy sẽ có trải nghiệm nhất định. Các bạn sinh viên có sự năng động, nhiệt huyết của tuổi trẻ, các bạn ấy sẵn sàng tiếp thu thì đấy sẽ là ưu điểm hơn so với các anh chị đã đi làm nhiều năm".

Không những đối mặt với khó khăn làm công việc trái ngành vì nhiều lý do, tân cử nhân còn phải đối mặt với một thị trường lao động nhiều “cạm bẫy”. Bên cạnh các công ty uy tín thì vẫn còn những “chiếc bánh vẽ” dành cho các bạn. Các chuyên gia cho rằng, các tân cử nhân cần trang bị thêm những kiến thức xã hội để có thể tự tin bước vào thị trường lao động phong phú ở nước ta.

Theo vov.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Những chuyến tàu chở niềm vui sum họp

Những chuyến tàu chở niềm vui sum họp

Ga Lào Cai những ngày cuối năm, không khí tất bật, hối hả hiện rõ trên từng khuôn mặt của các nhân viên ngành đường sắt. Khi những cơn gió lạnh báo hiệu một mùa xuân mới đang đến cũng là lúc những chuyến tàu Tết hoạt động hết công suất để đưa hàng ngàn hành khách về đoàn tụ với gia đình. Đằng sau sự nhộn nhịp đó là những câu chuyện đầy cảm xúc của những người lao động cần mẫn, tất tả ngược xuôi ngày Tết để đảm bảo an toàn cho hành khách về quê đoàn viên với gia đình.

Thi công 5.537 ngôi nhà diện được Nhà nước hỗ trợ

Thi công 5.537 ngôi nhà diện được Nhà nước hỗ trợ

Tính đến ngày 20/12, toàn tỉnh đã có 5.537/7.719 ngôi nhà khởi công xây dựng mới, sửa chữa theo diện được Nhà nước hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát, hộ bị ảnh hưởng thiên tai, đạt 71% so với Kế hoạch của UBND tỉnh giao ngày 19/12/2024 và tương đương 94% so với Kế hoạch UBND tỉnh giao ngày 27/9/2024.

Si Ma Cai: Vượt trở ngại để người dân sớm có nhà ở mới

Si Ma Cai: Vượt trở ngại để người dân sớm có nhà ở mới

Mưa lũ ảnh hưởng tới 101 ngôi nhà trên địa bàn huyện Si Ma Cai, trong đó 80 nhà bị hư hỏng trên 70% hoặc bị sập, đổ, vùi lấp hoàn toàn; 21 nhà phải sửa chữa. Dù có nhiều khó khăn, trở ngại nhưng huyện vẫn phấn đấu đến 31/12, toàn bộ số nhà xây mới, sửa chữa sẽ hoàn thành để người dân dọn vào ở.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trọng Hài thăm, tặng quà một số gia đình tại huyện Bảo Thắng

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Trọng Hài thăm, tặng quà một số gia đình tại huyện Bảo Thắng

Chiều 16/12, đồng chí Nguyễn Trọng Hài, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo một số cơ quan của tỉnh, lãnh đạo huyện Bảo Thắng đã tới thăm, động viên và tặng quà một số gia đình bị thiệt hại do ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi) trên địa bàn.

Bảo Thắng triển khai nhiệm vụ Dự án 8 năm 2025

Bảo Thắng triển khai nhiệm vụ Dự án 8 năm 2025

Sáng 10/12, Hội Phụ nữ huyện Bảo Thắng tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Dự án 8 về “thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Trong đó, nhiều mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu cao hơn năm 2024 đã được thảo luận, bàn bạc và thống nhất thực hiện.

Đề nghị điều chỉnh chính sách hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài

Đề nghị điều chỉnh chính sách hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài

Cử tri tỉnh Thanh Hóa đề nghị Chính phủ điều chỉnh chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sang hỗ trợ trọn gói cho người lao động theo từng thị trường lao động và đối tượng cụ thể. Nguyên nhân là do người lao động cung cấp chứng từ nhận hỗ trợ rất khó khăn.

fb yt zl tw