"Báu vật" trên cao nguyên trắng giúp phụ nữ dân tộc phát triển kinh tế

Những người phụ nữ dân tộc thiểu số trên 'Cao nguyên trắng' đang ngày đêm cần cù, học hỏi kinh nghiệm trồng và chăm sóc mận Tam Hoa. Nhờ đó, thứ quả bản địa có chất lượng ngày càng được nâng cao, không ngừng phát triển vươn ra 'biển lớn'.

Ảnh minh họa.

Huyện Bắc Hà (tỉnh Lào Cai) không chỉ nổi tiếng với món ăn đặc sản Thắng cố và rượu ngô Bản Phố mà còn được biết đến với loại quả đặc sản trứ danh - mận Tam Hoa.

"Trồng mận hiệu quả gấp 8 lần trồng ngô"

Gia đình chị Mai Thị Thiện ở thôn Na Hán B, xã Na Hối trồng mận đã 20 năm nay. Ban đầu, gia đình chị trồng vài chục gốc. Nhận thấy cây mận dễ chăm sóc, không mất quá nhiều thời gian lại cho hiệu quả kinh tế cao, từ năm 2015, gia đình chị đã tập trung phát triển trồng mận trên diện tích 0,5 ha. Đến nay, mỗi năm, gia đình chị có nguồn thu hoạch từ 300-350 triệu đồng từ mận.

Chị Thiện cho biết, hiệu quả kinh tế từ trồng mận cao hơn nhiều so với các cây trồng khác, nếu so với trồng ngô có thể cao gấp 7-8 lần.

Hầu như 100% hộ gia đình người dân ở xã Na Hối đều trồng mận, hộ ít thì vài chục gốc, hộ nhiều thì lên tới hàng trăm gốc.

Và đặc biệt, việc chăm sóc và thu hái mận cũng không quá vất vả như trồng ngô.

"Từ khi phát triển cây mận, chị em phụ nữ không phải lao động nặng nhọc như các loại cây trồng khác. Đến mùa thu hoạch, người mua buôn sẽ về tận bản để đóng hàng" - chị Thiên cho biết.

Cho đến nay, hầu như 100% hộ gia đình người dân ở xã Na Hối đều trồng mận, hộ ít thì vài chục gốc, hộ nhiều thì lên tới hàng trăm gốc. Được biết, hiện mận Tam Hoa có giá khá cao. Vào đầu vụ, giá mận đẹp có thể lên tới 50-70 nghìn đồng/kg, nhờ đó mà nguồn thu nhập cho người dân trồng mận đã được cải thiện, giúp cho đời sống kinh tế của đồng bào nơi đây ngày càng phát triển khấm khá hơn.

Hiệu quả kinh tế từ trồng mận cao hơn nhiều so với các cây trồng khác, nếu so với trồng ngô có thể cao gấp 7 - 8 lần.

Còn tại xã Thải Giàng Phố (huyện Bắc Hà), bà Vàng Thị Thủy, Chủ tịch Hội LHPN xã cho biết, nắm bắt được lợi thế cạnh tranh của quả mận Tam Hoa trên thị trường, chị em phụ nữ ở xã Thải Giàng Phố cũng đã đầu tư phát triển mạnh về loại cây đặc sản này. Đồng thời chị em cũng đã đúc kết ra các kinh nghiệm trồng và chăm sóc mận, từ đó chất lượng quả mận ngày càng nâng cao hơn.

Hành trình cây mận bén rễ xứ cao nguyên

Là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, vùng thượng huyện Bắc Hà nằm ở độ cao hơn 1.000 mét so với mực nước biển. Khí hậu quanh năm mát mẻ. Nhờ đó, cây mận Tam Hoa đã bén rễ và hợp duyên với huyện vùng cao này.

Cụ bà Chảo Chử Chấn, dân tộc Phù Lá, ở thôn Na Hối Tày, xã Na Hối, cho biết: "Cái tên mận Tam Hoa có thể là do thiên nhiên ưu đãi nên quả mận nơi đây có 3 lớp: Lớp phấn trắng, lớp vỏ, rồi đến thịt mận".

Mỗi khi vào mùa hoa mận, cả vùng đồi núi rộng lớn chỉ toàn sắc hoa trắng, nên vùng này được mệnh danh là "Cao nguyên trắng"

TS. Trần Hữu Sơn, Nguyên Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Lào Cai, cho biết, từ cuối những năm 90 của thế kỷ trước, mận được di thực về trồng tại Bắc Hà. Mỗi khi vào mùa hoa mận, cả vùng đồi núi rộng lớn chỉ toàn sắc hoa trắng, nên vùng này được mệnh danh là "Cao nguyên trắng" là vì thế.

Được biết, lúc đầu, người ta chỉ trồng khoảng 50 cây, sau nhận thấy hiệu quả từ việc trồng cây mận, nên người dân nơi đây đã nhân rộng. Quá trình phát triển canh tác liên tục mở rộng quy mô và diện tích cây mận, đến nay, toàn huyện Bắc Hà có khoảng hơn 500 ha mận Tam Hoa nguyên chủng, tập trung ở thị trấn Bắc Hà và các xã: Tà Chải, Bản Phố, Lùng Phình, Thải Giàng Phố, Na Hối và Nậm Mòn. Sản lượng mận trên toàn huyện đạt hơn 4 nghìn tấn/năm, nhiều gia đình hàng năm đạt doanh thu lên tới hàng trăm triệu, thậm chí là cả tỷ đồng từ mận.

Đặc biệt, kể từ sau những năm 2000, lãnh đạo tỉnh Lào Cai đã đẩy mạnh xây dựng hệ thống giao thông, đồng thời mở rộng quảng bá thứ quả đặc sản này ra thị trường trong nước và quốc tế, nhờ đó mà sản lượng mận Tam Hoa được tiêu thụ nhiều hơn.

Năm 2021, UBND huyện Bắc Hà đã ký hợp đồng với Bưu điện tỉnh Lào Cai để đưa sản phẩm mận Tam Hoa lên sàn giao dịch điện tử Postmart. Đây là sản phẩm mận tươi đầu tiên của tỉnh Lào Cai được bán trên sàn giao dịch điện tử. Đồng thời, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KHCN) chứng nhận nhãn hiệu tập thể, là cơ sở để huyện xây dựng sản phẩm mận Tam Hoa trở thành sản phẩm OCOP nổi bật của huyện, giữ được vị thế vững chắc trên thị trường. Nhờ đó, tiếng tăm của vùng đất cao nguyên trắng ngày nổi danh khắp nơi gần xa, góp phần làm giàu đẹp cho quê hương Bắc Hà.

Báo Phụ nữ Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Việt Nam phải làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Đại biểu Quốc hội lo ngại, nếu dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam lại tiếp tục đấu thầu chọn nhà cung cấp nước ngoài như đã làm với các tuyến đường sắt đô thị thì rủi ro về thời gian chưa biết khi nào hoàn thành, vốn có thể đội lên... Do đó, đề nghị phải thực hiện theo phương thức chuyển giao công nghệ.

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Báo Trung Quốc đánh giá cao thị trường tiêu dùng trực tuyến của Việt Nam

Tờ Nhật báo Kinh tế (Trung Quốc) mới đây đăng bài viết với nhan đề “Tiêu dùng trực tuyến Việt Nam bước vào giai đoạn tăng trưởng”, dẫn báo cáo của hãng nghiên cứu dữ liệu Metric, cho thấy 3 quý đầu năm, doanh số của 5 nền tảng thương mại điện tử lớn đạt 227.700 tỷ đồng, tăng 37,66% so cùng kỳ năm ngoái.

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

"Quả ngọt" đơm hoa trên núi đá

Hơn 10 năm trước, anh Chấu Seo Câu ở thôn Sả Séng là người đầu tiên của xã Tả Ngài Chồ (huyện Mường Khương) chuyển đổi một số diện tích trồng ngô sang trồng quýt sen. Tới nay, gia đình anh Câu có hơn 4 ha quýt, với giá bán trung bình 15.000 đồng/kg, giá trị thu hoạch mỗi vụ đạt khoảng 200 triệu đồng. Hiện, gia đình anh Câu đã thoát nghèo, có cuộc sống ngày càng khấm khá khiến nhiều người dân vùng cao ngưỡng mộ.

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Nỗ lực nâng cao đời sống người dân

Quan tâm triển khai công tác đầu tư, xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng; tích cực phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chuyển đổi tư duy sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các dân tộc vùng cao Si Ma Cai.

fbytzltw