Vụ án đang gây rúng động dư luận khi hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh có số lượng rất lớn
Công an tỉnh Thanh Hóa vừa triệt phá một đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả "khủng" do Nguyễn Tiến Đạt (SN 1991; ngụ quận Thanh Xuân, Hà Nội) cầm đầu. Vụ án đang gây rúng động dư luận khi số lượng hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh có số lượng rất lớn, hàng chục ngàn sản phẩm, với 21 loại thuốc khác nhau.
Theo Công an tỉnh Thanh Hóa, đường dây sản xuất thuốc giả, buôn bán thuốc giả hoạt động vô cùng tinh vi, với nhiều thủ đoạn.
Theo đó, lợi dụng thói quen của người dân là tự kê đơn mua các loại thuốc chữa bệnh, nhất là nhu cầu của một bộ phận người tiêu dùng là người cao tuổi muốn mua và sử dụng các loại thuốc có tác dụng chữa bệnh về xương khớp, đau nhức, tê bại với giá thành rẻ và lợi dụng sơ hở trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh dược phẩm tại các quầy thuốc, nhà thuốc để chúng buôn bán, phân phối.
Một trong những phương thức thủ đoạn hoạt động phạm tội mới mà các đối tượng sử dụng, đó là đối với các loại thuốc chữa bệnh về xương khớp, chúng không làm giả các sản phẩm có sẵn đang lưu hành trên thị trường trong và ngoài nước mà tự đặt ra những tên thuốc cũng như tên công ty có trụ sở ở nước ngoài, chủ yếu là tại Hồng Kông (Trung Quốc), Malaysia, Singapore… nên rất dễ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
Nhóm đối tượng trong đường dây sản xuất thuốc giả cực "khủng". Ảnh: Công an Thanh Hóa
Về thủ đoạn sản xuất, ổ nhóm đã thuê kho làm địa điểm sản xuất tại những khu vực vắng người qua lại, ngõ cụt nằm sâu trong hẻm trên địa bàn TP Long Xuyên (An Giang), TP HCM và TP Hà Nội, sau đó thuê công nhân sản xuất là anh em người nhà hoặc người quen tại các địa phương khác.
Quá trình sản xuất, công nhân ăn ở khép kín tại kho xưởng sản xuất, không có giao tiếp với dân cư xung quanh, gây khó khăn cho lực lượng chức năng trong quá trình quản lý, kiểm tra và thu thập thông tin, tài liệu.
Về thủ đoạn hoạt động buôn bán các loại thuốc giả ra thị trường, các đối tượng tham gia đường dây có sự móc nối, câu kết chặt chẽ với nhau từ khâu sản xuất đến khâu tìm kiếm kênh phân phối để đưa hàng giả ra thị trường đến tay người tiêu dùng.
Dưới vỏ bọc là nhân viên dược sĩ buôn bán thuốc cho các công ty dược, các đối tượng thông qua các trang mạng xã hội zalo, facebook… quảng cáo có nguồn thuốc kháng sinh của các công ty chính hãng "tuồn" ra từ nguồn hàng thầu hoặc bán chạy doanh số trái khu vực không xuất được hóa đơn nên giao bán rẻ hơn so với hàng chính hãng.
Để lừa người tiêu dùng, ổ nhóm này còn giới thiệu thuốc là hàng "xách tay" nên không có hoá đơn chứng từ kèm theo. Giai đoạn để tạo dựng lòng tin các đối tượng thường mua thuốc thật trà trộn vào nguồn thuốc giả do các đối tượng sản xuất bán ra thị trường để đối phó với sự kiểm tra của các cơ quan chức năng. Sau đó, khi đã có lượng khách hàng nhất định, các đối tượng chỉ bán những loại thuốc giả tự sản xuất, đa phần khách hàng hướng tới nhóm dược sĩ kinh doanh thuốc tự do tại các chợ thuốc.
Đối tượng ổ nhóm này nhắm tới thường những người cao tuổi, người hay tự mua thuốc về uống
Hiện, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với 14 đối tượng liên quan đến đường dây này. Đồng thời tiếp tục điều tra, mở rộng vụ án.
Trước đó, sau một thời gian tập trung điều tra, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Thanh Hóa đã huy động lực lượng triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả do là Nguyễn Tiến Đạt và Trịnh Doãn Giáo (SN 1985; ngụ quận Bình Tân, TP HCM) cầm đầu.
Lực lượng công an đã phối hợp khám xét khẩn cấp 6 địa điểm là nơi sản xuất, nơi làm việc, nơi cất giấu hàng hóa của ổ nhóm trong đường dây sản xuất thuốc giả trên địa bàn TP Hà Nội, TP HCM và các tỉnh Vĩnh Phúc, Hưng Yên, An Giang, Đồng Tháp.
Qua khám xét, lực lượng công an đã thu giữ 21 loại thuốc tân dược, thuốc chữa xương khớp giả. Tổng khối lượng thuốc tân dược giả và nguyên liệu để làm thuốc tân dược giả công an thu giữ được gần 10 tấn.
Kể từ năm 2021 đến khi bị bắt, đường dây này đã bán ra thị trường số lượng thuốc giả rất lớn, số tiền thu lời bất chính ước tính gần 200 tỉ đồng.
Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu và môi trường (Công an tỉnh Hà Tĩnh) vừa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán cồn y tế giả, kém chất lượng quy mô lớn.
Sáng 15/7, Thường trực Đảng ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ xã Bắc Hà đã đến thăm, chúc mừng và biểu dương thành tích xuất sắc của lực lượng Công an xã Bắc Hà trong việc bắt giữ thành công đối tượng truy nã nguy hiểm sau hơn 13 năm lẩn trốn.
Ngày 14/7, Phòng Cảnh sát hình sự (CSHS), Công an tỉnh Phú Thọ cho biết vừa kịp thời phát hiện hành vi lừa đảo với thủ đoạn mới bằng chiêu tạo tình huống giả bắt cóc để ép nạn nhân và gia đình chuyển tiền.
Một người đàn ông ở Ninh Bình đã suýt chuyển 520 triệu đồng cho đối tượng lừa đảo qua điện thoại với kịch bản giả danh “cán bộ Cục An ninh mạng” yêu cầu nộp tiền khắc phục hậu quả. Nhờ sự cảnh giác của con gái và sự vào cuộc kịp thời của Công an xã Gia Viễn, vụ lừa đảo đã được ngăn chặn, bảo vệ an toàn tài sản cho người dân.
Từ đầu năm đến nay, lực lượng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Lào Cai đã phát hiện và xử lý 1.225 trường hợp vi phạm trật tự, an toàn giao thông qua hệ thống camera giám sát giao thông.
Không chỉ sử dụng không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia , các đối tượng lừa đảo còn lợi dụng thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản khi Việt Nam triển khai chính quyền cơ sở 2 cấp.
Công an tỉnh Nghệ An vừa triệt phá thành công đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy từ Lào về Việt Nam tiêu thụ, bắt 3 đối tượng, thu giữ 60 bánh heroin và 37 kg ma túy đá.
Ngay sau khi hoàn tất việc sắp xếp, kiện toàn bộ máy hành chính cấp xã theo chủ trương của Trung ương và chỉ đạo của tỉnh, lực lượng Công an các xã, phường toàn tỉnh đã khẩn trương ổn định tổ chức, không để xảy ra khoảng trống trong công tác quản lý địa bàn, đảm bảo giữ vững an ninh, trật tự.
Ngày 12/7, Cục Cảnh sát giao thông thông tin, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 4 đã phát hiện chiếc xe chở 190 con lợn nhiễm bệnh dịch tả Châu Phi đang trên đường đi tiêu thụ.
Chiều 12/7, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh cho biết vừa triệt phá băng nhóm mua bán hàng cấm là khí N2O (bóng cười) do đối tượng Trần Tuấn Kiệt cầm đầu. Chỉ từ đầu năm 2025 đến nay, các đối tượng đã cung cấp cho khách sử dụng hàng ngàn bình bóng cười, với tổng số tiền lên đến 253 tỷ đồng, thu lợi bất chính hơn 105 tỷ đồng…
Ngày 12/7, Công an phường Cam Đường, tỉnh Lào Cai cho biết đã vận động thành công đối tượng có hành vi trộm cắp dây cáp điện ra trụ sở Công an phường đầu thú.
Thực hiện kế hoạch tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn, Công an phường Nam Cường và Công an xã Trạm Tấu (Lào Cai) đã triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm, đặc biệt là tội phạm về ma túy.
Chiều 11/7, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trao đổi, giải đáp, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ rà soát, cho ý kiến về kết quả rà soát, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật để tháo gỡ khó khăn vướng mắc do quy định pháp luật. Hội nghị được tổ trực tiếp kết hợp với trực tuyến với 35 điểm cầu. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú chủ trì Hội nghị.
Ngày 11/7, Công an thành phố Hà Nội cho biết, Đội 6, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an thành phố vừa triệt phá một đường dây sản xuất, buôn bán xe máy điện giả, kém chất lượng, hoạt động với quy mô lớn, phương thức thủ đoạn tinh vi, có tính chất liên tỉnh. Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự về hành vi Sản xuất, buôn bán hàng giả là xe máy điện, quy định tại Điều 192 Bộ luật Hình sự, đồng thời khởi tố 3 bị can có liên quan để phục vụ công tác điều tra.