Bảo vệ khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng qua xác thực sinh trắc học

Sáng 4/7, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội thảo “Giải pháp bảo vệ khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng” nhằm cung cấp thông tin, trao đổi, thảo luận về thực trạng và đề xuất các giải pháp trong việc bảo vệ khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng hiện nay. Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Tiến Dũng chủ trì Hội thảo.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
1.jpg
Quang cảnh Hội thảo.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng khẳng định, thời gian qua, dưới sự chỉ đạo, định hướng của Chính phủ, ngành Ngân hàng đã nỗ lực không ngừng và phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan trong công cuộc chuyển đổi số và đã đạt được nhiều thành quả trên các trụ cột quan trọng: chuyển đổi nhận thức, hoàn thiện thể chế, nâng cấp hạ tầng, ứng dụng khai thác dữ liệu và phát triển các mô hình ngân hàng số; cùng công tác bảo đảm an ninh, an toàn;...

Đến nay, hơn 87% người trưởng thành đã có tài khoản thanh toán tại ngân hàng và nhiều ngân hàng đã có trên 95% số lượng giao dịch được xử lý trên kênh số. Thanh toán không dùng tiền mặt tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt về số lượng giao dịch thanh toán qua di động (Mobile) và QR code bình quân qua các năm từ 2017-2023 đạt hơn 100%/năm.

Hạ tầng công nghệ ngân hàng thường xuyên được đầu tư nâng cấp, phát triển, bảo đảm hoạt động liên tục, thông suốt, an toàn; hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng xử lý bình quân 830 nghìn tỷ đồng/ngày (tương đương 40 tỷ USD), hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử xử lý bình quân 20-25 triệu giao dịch/ngày.

Ngành Ngân hàng đã phối hợp chặt chẽ Bộ Công an trong công tác phòng, chống tội phạm và đặc biệt là đã tiên phong triển khai hiệu quả các nhiệm vụ tại Đề án 06/QĐ-TTg ứng dụng dữ liệu dân cư để phục vụ việc làm sạch dữ liệu, định danh/xác thực chính xác thông tin khách hàng, hỗ trợ hoạt động cho vay tiêu dùng trên kênh điện tử, bảo lãnh điện tử cũng như góp phần bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng.

Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích, tiện lợi mà các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trên không gian mạng đem lại, ngành Ngân hàng cũng phải đối mặt với những rủi ro, thách thức liên quan vấn đề an ninh, an toàn, bảo mật trước nguy cơ bị tấn công mạng, tình trạng sử dụng công nghệ cao để lừa đảo, chiếm đoạt tiền và tài khoản ngân hàng của người dân, các thủ đoạn ngày càng tinh vi và phức tạp hơn.

Để hạn chế, giảm thiểu các rủi ro liên quan vấn đề an ninh, an toàn thông tin trong hoạt động ngân hàng trên không gian mạng, trong thời gian qua, ngành Ngân hàng đã chủ động triển khai các nhóm giải pháp chính, gồm: hoàn thiện cơ chế, chính sách và chỉ đạo thực hiện; triển khai các giải pháp công nghệ và cơ chế phối hợp; tuyên truyền, cảnh báo phòng, chống tội phạm lừa đảo; phối hợp với các cơ quan chức năng trong phòng, chống lừa đảo qua mạng.

Đáng chú ý, ngày 18/12/2023, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Quyết định số 2345/QĐ-NHNN về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng (Quyết định 2345), có hiệu lực từ 1/7/2024.

Theo Quyết định số 2345/QĐ-NHNN, từ 1/7/2024, các giao dịch điện tử của cá nhân có giá trị hơn 10 triệu đồng hoặc tổng giá trị thanh toán trong ngày vượt 20 triệu đồng phải áp dụng một trong các biện pháp xác thực sinh trắc học.

Việc triển khai quyết định này góp phần bảo đảm các giao dịch thanh toán trực tuyến chỉ được thực hiện bởi chính chủ tài khoản, qua đó sẽ nâng cao an ninh, an toàn, bảo mật cho các giao dịch thanh toán trực tuyến, giảm thiểu rủi ro gian lận, lừa đảo trong giao dịch thanh toán trực tuyến, cũng như phòng ngừa những vụ việc cho thuê, mượn, mua bán tài khoản thanh toán, ví điện tử sử dụng cho mục đích bất hợp pháp.

Đây cũng là một trong những giải pháp góp phần bảo vệ khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng. Theo thống kê của các ngân hàng, sau 3 ngày thực hiện (từ 1/7/2024), đến nay giao dịch cơ bản đã thông suốt.

Cũng theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Tiến Dũng, thời gian tới, nhằm thúc đẩy, tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn, bảo mật cho dịch vụ ngân hàng trên không gian mạng theo chủ trương của Đảng và Chính phủ, góp phần bảo vệ khách hàng sử dụng dịch vụ tài chính-ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Thứ nhất, tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện, ban hành kịp thời các văn bản, Thông tư thay thế, sửa đổi, bổ sung về quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trên internet …; triển khai hiệu quả Quyết định số 2345/QĐ-NHNN nhằm bảo đảm an toàn, bảo mật trong giao dịch thanh toán nói riêng và sử dụng dịch vụ ngân hàng nói chung.

Thứ hai, tiếp tục đầu tư hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin của các tổ chức tín dụng, tổ chức trung gian thanh toán; đồng thời nâng cấp, phát triển các hạ tầng thanh toán bảo đảm hoạt động liên tục, thông suốt, an toàn, kết nối liền mạch, xuyên suốt với các ngành, lĩnh vực khác (như dịch vụ công, y tế, giáo dục, thương mại điện tử…) và kết nối thanh toán xuyên biên giới nhằm đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng đa dạng, ngày càng tăng nhanh của các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế.

Thứ ba, tiếp tục phối hợp Bộ Công an triển khai hiệu quả Đề án 06, trong đó chú trọng khai thác thông tin Căn cước công dân gắn chip và tài khoản VneID để định danh, xác thực chính xác thông tin khách hàng và phối hợp, hỗ trợ trong quá trình cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng một cách tiện lợi, an toàn, bảo đảm phòng ngừa rủi ro, tội phạm lợi dụng dịch vụ thanh toán cho mục đích gian lận, lừa đảo.

Thứ tư, tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trong hoạt động thanh toán, ngân hàng, phối hợp các đơn vị chức năng trong việc phòng ngừa và điều tra, xử lý tội phạm công nghệ cao; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng…

Thứ năm, tiếp tục đẩy mạnh truyền thông, giáo dục tài chính nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cho công chúng; tiếp tục đổi mới, đa dạng hóa các hình thức thể hiện, ứng dụng công nghệ 4.0 và phương tiện truyền thông hiện đại; hướng đến người dân khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, giới trẻ, học sinh, sinh viên…

Theo Báo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thúc đẩy tiêu dùng để phục hồi tăng trưởng

Thúc đẩy tiêu dùng để phục hồi tăng trưởng

Theo Tổng cục Thống kê, 6 tháng năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,6% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên mức tăng thấp hơn so với cùng kỳ. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, người dân có những điều chỉnh đáng kể trong tiêu dùng, buộc doanh nghiệp phải thay đổi chiến lược để tiếp cận người tiêu dùng hiệu quả hơn.

[Infographic] Các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

[Infographic] Các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đặc biệt là 7 nhóm người tiêu dùng dễ bị tổn thương là quy định mới, thể hiện rõ nét chủ trương, chính sách nhân văn của Nhà nước và Chính phủ trong việc bảo vệ toàn diện quyền lợi chính đáng của người dân. Sau đây là các hành vi bị nghiêm cấm tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 có hiệu lực từ 1/7/2024.

Tăng cường quản lý hóa chất, vắc-xin thú y tại cơ sở

Tăng cường quản lý hóa chất, vắc-xin thú y tại cơ sở

Ngành thú y đã quan tâm quản lý công tác tiếp nhận, cấp phát, sử dụng hóa chất, vắc-xin trong phòng chống dịch bệnh hiệu quả, không để dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, trong công tác quản lý vẫn nảy sinh một số tồn tại. Ngay sau khi được ghi nhận, ngành thú y đã chỉ đạo các cấp vào cuộc, tăng cường quản lý hóa chất, vắc-xin.

Tăng cường nhận diện hàng thật - giả cho người tiêu dùng

Tăng cường nhận diện hàng thật - giả cho người tiêu dùng

Ngày 3/7, Tổng cục Quản lý thị trường đã mở cửa phòng trưng bày với chủ đề “Nhận diện Thực phẩm thật - giả” tại địa chỉ số 62 Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội). Tại đây có trưng bày hơn 400 sản phẩm thật - giả là đồ dùng, thực phẩm thiết yếu, được người tiêu dùng ưa chuộng. 

Tránh chồng chéo trong xử phạt vi phạm trong hoạt động thương mại

Tránh chồng chéo trong xử phạt vi phạm trong hoạt động thương mại

Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có thể gây chồng chéo với dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo.

fb yt zl tw