Bảo đảm mục tiêu sắp xếp, tinh gọn, tính ổn định để phát triển

Chiều 7/12, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ họp báo thường kỳ dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn. Tại Họp báo, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành đã trả lời câu hỏi của các phóng viên liên quan các lĩnh vực đang được dư luận xã hội quan tâm.

1733566888128-3935.jpg
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn chủ trì họp báo Chính phủ thường kỳ. (Ảnh: VGP)

Đề cập vấn đề sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức, Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh cho biết, để sắp xếp tinh gọn bộ máy bảo đảm hiệu lực, hiệu quả theo chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, Ban Chỉ đạo của Chính phủ đã giao Bộ Nội vụ nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách đủ mạnh và vượt trội, làm cơ sở tiến hành sắp xếp tinh giản bộ máy, cán bộ công chức sau sắp xếp. “Đây là chính sách, vấn đề nhạy cảm, phức tạp, tác động lớn trong xã hội nhưng lại đòi hỏi phải làm rất nhanh. Vì vậy, Bộ Nội vụ đang xây dựng dự thảo Nghị định này, khẩn trương đánh giá tác động nhiều chiều, kỹ lưỡng, bảo đảm tính khả thi của chính sách sau khi ban hành” - ông Minh nói.

Việc này nhằm bảo đảm có cơ chế giải quyết cán bộ, công chức trong bộ máy có nguyện vọng, nhu cầu chuyển sang khu vực khác không phải là cơ quan nhà nước với cơ chế, chính sách phù hợp, đồng thời cũng phải có cơ chế giữ chân người tài, nhằm xây dựng nền công vụ theo hướng thực tài. Việc này nhằm giữ chân người tài, thu hút người tài năng trong khu vực và quốc tế vào nền hành chính công vụ. Vì vậy, chính sách ra đặt vấn đề cần phải căn cơ, bao trùm, đánh giá đúng tác động, có cơ sở chính trị, pháp lý thực hiện sắp xếp.

Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh tại họp báo Chính phủ thường kỳ. (Ảnh: VGP)
Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ Vũ Đăng Minh tại họp báo Chính phủ thường kỳ. (Ảnh: VGP)

Để thực hiện nội dung này, đại diện Bộ Nội vụ cho biết đang tiến hành quy trình là xin ý kiến của Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Ban Chỉ đạo của Chính phủ, trình xin ý kiến Ban Chỉ đạo Trung ương và Bộ Chính trị. Khi có cơ sở pháp lý, lấy ý kiến đồng bộ các bên thì sẽ trình Chính phủ xin ý kiến thực hiện thủ tục theo quy trình rút gọn để thông qua, làm nguyên tắc thực hiện.

Bộ Nội vụ đang làm ngày làm đêm cùng các bộ ngành để xây dựng phương án sắp xếp với tinh thần vừa chạy vừa xếp hàng. Ngày 6/12, Bộ Nội vụ đã làm việc với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, đã thống nhất phương án và xin ý kiến Ban Chỉ đạo của Chính phủ để tiến hành theo phương án sắp xếp được phê duyệt. Do đó, từ công tác thống kê tài sản, đội ngũ, xây dựng các phương án sắp xếp sẽ làm ngay.

Về bố trí sắp xếp con người phải có chính sách vượt trội, đủ mạnh để có cơ chế chính sách sắp xếp. Tinh thần là vừa bảo đảm mục tiêu tinh gọn, nâng cao chất lượng đội ngũ, vừa bảo đảm tính ổn định để phát triển.

Cùng với đó, cần quan tâm tâm tư nguyện vọng chính đáng của đội ngũ cán bộ công chức, viên chức. “Sẽ có chính sách mới, tính toán đến việc ưu tiên bố trí sử dụng người có trình độ, phẩm chất, năng lực vượt trội, người có thâm niên kinh nghiệm công tác, có chiều dày, uy tín về nghề nghiệp, kiến thức và kinh nghiệm về ngành lĩnh vực đặc thù để giữ chân người tài” - ông Minh nói.

Bên cạnh đó, phải bảo đảm nguyên tắc đồng thuận hai bên, đồng thuận thống nhất của người đứng đầu. Khi cán bộ công chức nghỉ thì phải có nguyện vọng và có sự đồng thuận, thống nhất của người đứng đầu cơ quan. Tránh trường hợp người có trình độ năng lực, chỉ trong thời gian ngắn, thấy có vị trí công việc khác có tài chính hấp dẫn hơn có thể xin nghỉ, ra ngoài làm công việc khác.

Vì vậy chính sách phải tính toán căn cơ, bài bản, tinh gọn bộ máy, tái cấu trúc và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức. Sau chính sách này, chúng ta sẽ có đội ngũ cán bộ công chức, viên chức đủ phẩm chất, trình độ năng lực ngang tầm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của bộ máy mới sau sắp xếp.

Bộ Nội vụ đồng hành các bộ trong sắp xếp, trình phương án tới các cấp có thẩm quyền để chuẩn bị trong cuối tháng 12 và quý I tiến hành sắp xếp, đồng thời, thực hiện nhiều việc, là sau khi phê duyệt đề án liên quan trụ sở, con người, bố trí sắp xếp tái cấu trúc bảo đảm không bị gián đoạn công việc, nền hành chính công vụ thông suốt, đồng bộ và hiệu quả.

Trả lời thêm bên lề họp báo, ông Vũ Đăng Minh cho biết, hiện cũng chưa thống kê được số lượng cán bộ, công chức, viên chức có thể bị tác động bởi việc sắp xếp. Bởi hiện nay đang xây dựng khung về bộ máy, sau đó mới có phương án, tính toán điều chuyển, sắp xếp công việc cho từng bộ máy theo nguyên tắc là con người đi đôi với công việc.

Với yêu cầu giảm 15-20% bộ máy bên trong, ông Minh cho biết, từ việc xây dựng bộ máy sẽ tính toán cần bao nhiêu con người để vận hành. Trường hợp gộp các đơn vị cục vụ chức năng, nếu số lượng dôi dư sẽ tính toán trên cơ sở những người còn trong độ tuổi, có năng lực, phẩm chất, chiều hướng phát triển. Tiếp đó là tính toán cơ chế để cho nghỉ việc, như những người sắp đến tuổi nghỉ hưu. “Đối với những người có trình độ cao, có kinh nghiệm kiến thức năng lực, am hiểu sâu làm việc ngay thì cũng cần tính toán phương án để giữ chân người tài. Việc này khi phương án được phê duyệt sẽ được tiến hành làm luôn” - ông Minh nói.

Yêu cầu định giá tài sản 413 dự án trong vụ án tại Công ty Cây xanh Công Minh

Đề cập vấn đề này, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an cho biết, ngày 8/5, vụ án Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, Đưa hối lộ và Nhận hối lộ xảy ra tại Công ty Cây xanh Công Minh và các tỉnh, thành phố đã được khởi tố. Hiện, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an chưa khởi tố bị can.

Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an tại họp báo Chính phủ thường kỳ. (Ảnh: VGP)
Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó Chánh Văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an tại họp báo Chính phủ thường kỳ. (Ảnh: VGP)

Để có căn cứ giải quyết vụ án, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã gửi Hội định giá 16 tỉnh định giá tài sản 413 dự án liên quan vụ án tại Công ty Cây xanh Công Minh. “Đến nay có 1 tỉnh có kết quả định giá, một số hội đồng định giá đang xin gia hạn thời hạn trả kết quả”, ông Tuyên thông tin.

Theo người phát ngôn Bộ Công an, Cơ quan An ninh điều tra đang đôn đốc hội đồng định giá trong tố tụng hình sự và bổ sung hồ sơ, tài liệu phục vụ yêu cầu định giá. Cơ quan An ninh cũng tập trung điều tra, cá thể hóa trách nhiệm hình sự của các cá nhân liên quan để xử lý theo quy định pháp luật.

Đối với diễn biến điều tra các vụ án liên quan Tập đoàn Phúc Sơn, Tập đoàn Thuận An, ông Tuyên cho biết Cơ quan An ninh đang khẩn trương điều tra, làm rõ để xử lý theo quy định pháp luật.

Trước đó, tại cuộc họp báo của Bộ Công an, Đại tá Nguyễn Tuấn Hưng, Phó Cục trưởng Cục An ninh điều tra cho biết, Công ty TNHH Cây xanh Công Minh trúng hơn 600 gói thầu tại các địa phương với tổng giá trị hơn 3.500 tỷ đồng và đã được quyết toán hơn 3.000 tỷ đồng. Cơ quan An ninh cũng tiến hành định giá tài sản với các dự án trồng và chăm sóc cây xanh do Công ty Công Minh thực hiện. Từ đó mới có căn cứ để xác minh thiệt hại và xử lý người liên quan.

Về kết quả điều tra, Cơ quan an ninh điều tra xác định Công ty cây xanh Công Minh đã thông đồng với các chủ đầu tư để được tham gia việc xây dựng giá gói thầu từ giai đoạn lập dự án, sau khi giá hợp đồng được phê duyệt.

Công ty cây xanh Công Minh sẽ được chỉ định trúng thầu hoặc sử dụng các pháp nhân khác trong hệ thống của Công ty cây xanh Công Minh tham gia đấu thầu và được trúng thầu.

Thận trọng tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Về khởi động nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, Thứ trưởng Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, kỳ họp vừa rồi, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về tiếp tục thực hiện dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, nghiên cứu phát triển dự án điện hạt nhân. Với điện hạt nhân, Bộ Công thương đã nghiên cứu, rà soát và báo cáo Chính phủ, các cấp có thẩm quyền, trên cơ sở đồng ý chủ trương các cấp, vấn đề đặt ra là triển khai thế nào cho phù hợp.

Thứ trưởng Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân tại họp báo Chính phủ thường kỳ. (Ảnh: VGP)
Thứ trưởng Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân tại họp báo Chính phủ thường kỳ. (Ảnh: VGP)

Hiện Chính phủ giao cho các bộ ngành liên quan, Bộ Công thương chủ trì nghiên cứu báo cáo. Trong đó, hoàn thiện thể chế pháp luật, trên cơ sở kỳ họp vừa rồi Quốc hội thông qua Luật Điện lực sửa đổi, có nội dung về điện hạt nhân Ninh Thuận. Chính phủ họp và dự kiến thông qua việc báo cáo Quốc hội sửa đổi Luật Năng lượng nguyên tử, làm rõ các vấn đề công nghệ, an toàn về điện hạt nhân. Với những luật như vậy sẽ có đầy đủ cơ sở pháp lý, liên quan đầu tư, xây dựng, an toàn, môi trường… để thực hiện.

Bộ Công thương cũng tham mưu Chính phủ thành lập Ban chỉ đạo Chính phủ về triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, do Thủ tướng Chính phủ làm trưởng ban và phó trưởng ban là Phó Thủ tướng Chính phủ và các thành viên là tổ công tác, đại diện các bộ ngành, chuyên gia, nhà khoa học trong phát triển điện hạt nhân. Tổ trưởng Tổ công tác là Bộ trưởng Công thương.

Ngoài ra, Bộ cũng sớm trình cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh, sửa đổi bổ sung quy hoạch điện 8. Cùng đó, bộ kiến nghị cơ quan có thẩm quyền lựa chọn chủ đầu tư dự án, là vấn đề quan trọng vì đây là chủ thể quan trọng gắn với triển khai, đề xuất, nghiên cứu, xây dựng và vận hành dự án.

Đối với địa phương, lãnh đạo tỉnh cần nghiên cứu, sớm tạo điều kiện mặt bằng sạch, tạo sự đồng thuận của người dân địa phương, tạo thuận lợi nhất trong quá trình triển khai.

Về những thuận lợi, khó khăn trong triển khai dự án, Bộ Công thương cho biết, dự án đạt đồng thuận cao nên thuận lợi triển khai. Tuy nhiên, thách thức là lựa chọn công nghệ, bảo đảm an toàn, có thể xảy ra sự cố.

Ngoài ra, những khuyến nghị của tổ chức quốc tế, khuyến cáo của cơ quan năng lượng nguyên tử cũng là những vấn đề cần lưu ý trong phát triển điện hạt nhân. “Chúng ta tin tưởng từng bước thận trọng thực hiện dự án. Công nghệ điện hạt nhân rất là tiên tiến, bảo đảm an toàn” - Thứ trưởng Công thương Nguyễn Sinh Nhật Tân nói.

Về tổng mức đầu tư, lãnh đạo Bộ Công thương cho biết, việc xác định mức đầu tư cần nhiều yếu tố. Dự kiến báo cáo sơ bộ, dự án này có quy mô lên tới tỉ USD, vì dự án còn phụ thuộc quy mô, yêu cầu công nghệ, đòi hỏi yêu cầu an toàn cho dự án.

Bộ cho rằng, dự án điện hạt nhân mang lại nhiều lợi ích gồm nguồn năng lượng nền, xanh sạch đáp ứng mục tiêu an ninh năng lượng, nguồn năng lượng sạch; điện hạt nhân cũng tạo nguồn năng lượng an toàn cho phát triển kinh tế-xã hội cho địa phương và cả nước, tương lai hướng ra xuất khẩu; đặc biệt khi ta đặt ra mục tiêu tăng trưởng cao.

Dự án cũng tạo động lực và nền tảng cho phát triển khoa học-công nghệ cao, đặc biệt là là khoa học nguyên tử, từ đó thúc đẩy nền công nghiệp và nhân lực chất lượng cao.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hội nghị Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Hội nghị Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lào Cai lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Sáng 1/7, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Thường trực lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Các đồng chí: Giàng Thị Dung, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Lý Văn Hải, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chủ trì hội nghị.

Mô hình chính quyền địa phương 2 cấp: Gọn bộ máy vì Nhân dân phục vụ

Mô hình chính quyền địa phương 2 cấp: Gọn bộ máy vì Nhân dân phục vụ

Ngày 1/7/2025 đánh dấu mốc son lịch sử trong hành trình phát triển của Lào Cai. Đó không chỉ là khoảnh khắc hai cái tên, hai vùng đất Yên Bái và Lào Cai hòa làm một, thành tỉnh Lào Cai mới, mà còn là ngày đầu mô hình chính quyền địa phương 2 cấp (cấp tỉnh và cấp xã) chính thức đi vào vận hành.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và viếng các anh hùng, liệt sỹ

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và viếng các anh hùng, liệt sỹ

Sáng 1/7, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai do đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đến dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích lịch sử quốc gia Lễ đài Sân vận động Yên Bái và viếng các anh hùng, liệt sỹ tại Nghĩa trang Liệt sỹ trung tâm tỉnh.

Cán bộ và Nhân dân tin tưởng, đồng thuận, góp sức xây dựng tỉnh Lào Cai phát triển phồn vinh, thịnh vượng

Cán bộ và Nhân dân tin tưởng, đồng thuận, góp sức xây dựng tỉnh Lào Cai phát triển phồn vinh, thịnh vượng

Hôm nay (ngày 1/7), cùng với cả nước, cán bộ và Nhân dân tỉnh Lào Cai vui mừng, phấn khởi trước sự kiện hợp nhất tỉnh, vận hành chính quyền 2 cấp... Phóng viên Báo Lào Cai đã ghi nhận ý kiến của nhiều cán bộ, người dân trong tỉnh về sự kiện trọng thể này.

Hân hoan niềm tin

Hân hoan niềm tin

Sáng 30/6/2025, tại các địa phương trong tỉnh đã diễn ra lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và của tỉnh về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã... Đây là sự kiện chính trị quan trọng, phóng viên Báo Lào Cai đã ghi nhận được không khí hân hoan, phấn khởi, tràn ngập niềm tin, sự kỳ vọng của cán bộ, đảng viên và Nhân dân tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh. 

Vững niềm tin bước vào trang sử mới

Vững niềm tin bước vào trang sử mới

Trong bối cảnh đất nước tiến hành cuộc cải cách tổ chức bộ máy lớn nhất trong nhiều thập kỷ, việc hợp nhất tỉnh Lào Cai và Yên Bái đang hiện hữu như một dấu mốc lịch sử. Chủ trương này không nhằm vì lợi ích của một vùng, địa phương mà là quyết sách quan trọng vì sự phát triển chung của đất nước. Với quyết tâm chính trị rất cao, Lào Cai - Yên Bái sẵn sàng bước vào kỷ nguyên phát triển mới với tâm thế vững vàng, cùng cả nước vươn mình mạnh mẽ.

[Infographic] Danh sách Chủ tịch và các Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lào Cai nhiệm kỳ 2021 - 2026 (sau sắp xếp)

[Infographic] Danh sách Chủ tịch và các Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lào Cai nhiệm kỳ 2021 - 2026 (sau sắp xếp)

Ngày 24/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 1718/NQ-UBTVQH15 chỉ định Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai nhiệm kỳ 2021 - 2026. Báo Lào Cai trân trọng giới thiệu danh sách Chủ tịch, các Phó Chủ tịch HĐND cấp tỉnh (sau sắp xếp) như sau:

fb yt zl tw