Bánh chưng xứ Quảng đi Mỹ đón Tết

"Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc..." là các mẹ các chị làng Việt đã xôn xao tính chuyện gạo - đậu - lá - lạt để gói bánh chưng.

Công nhân gói bánh chưng tại Hợp tác xã Bà Ba Hội chuẩn bị cho đơn hàng đi Mỹ.

Dĩ nhiên thời điểm này còn xa mới tới đêm giao thừa âm lịch, nhưng đây là những chiếc bánh chưng sẽ đón Tết tận bên kia bán cầu - nước Mỹ.

Năm nay, cùng với bánh chưng của các làng nghề ở Hải Phòng, Đồng Nai vốn đã quen thuộc, bánh chưng vùng Tiên Phước (Quảng Nam) với những đặc trưng quê nhà không trộn lẫn đã lần đầu lên đường xuất cảng, vào các siêu thị của người Việt tại Mỹ theo đường chính ngạch.

Gói ghém mùi vị quê hương

Doanh nghiệp được cấp phép hồ sơ chính ngạch lô bánh chưng 10 tấn sang bán ở Mỹ là Hợp tác xã Bà Ba Hội. Trước bánh chưng, hợp tác xã cũng đã xuất khẩu chính ngạch lô cá nục qua các siêu thị người Việt ở Mỹ và rất được khách hàng hài lòng.

Bà Huỳnh Thị Thu Thủy, chủ thương hiệu Bà Ba Hội, cho biết làm bánh chưng, mì Quảng, các mặt hàng bán dịp Tết là nghề gia truyền từ nhiều đời trong gia đình bà. Bà Phạm Thị Hội, mẹ bà, là người làm bánh nổi tiếng ở Tam Kỳ, mỗi dịp Tết và những ngày lễ lớn bà con xứ Quảng khắp nơi lại gọi điện đặt hàng bà Hội gói bánh và nấu mì Quảng.

Bánh chưng Bà Ba Hội thành hàng xuất khẩu chính ngạch qua Mỹ đến từ cơ duyên kết nối các cơ sở sản xuất hàng đặc sản, thủ công đặc trưng tỉnh Quảng Nam cách đây ít năm.

Trong một lần làm việc với đối tác tại TP.HCM, bà Thủy đã gặp gỡ một doanh nghiệp chuyên phân phối các mặt hàng đặc sản vùng miền ở Việt Nam qua bán tại Mỹ.

Chỉ sau vài tháng, hợp đồng nguyên tắc về lô bánh chưng xứ Quảng được ký. Các thủ tục liên quan được thúc đẩy nhanh chóng và chuyên nghiệp.

Bà Thủy kể để nhận được cái gật đầu từ đối tác, ngoài việc đạt các tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng, quy trình chế biến, nguồn nguyên liệu thì cơ sở của bà còn phải chứng minh sự khác biệt của bánh chưng xứ Quảng.

Trong một nội dung khi thương thảo đặt hàng mà đối tác đưa ra, phía nhà phân phối yêu cầu hãng sản xuất bánh chưng Bà Ba Hội chứng minh "đặc trưng độc, lạ và duy nhất của mặt hàng phổ biến như bánh chưng".

Câu trả lời của bà: "Bánh chưng Quảng Nam của Bà Ba Hội là sự kết hợp tinh tế từ những nguyên liệu mang đậm nét đặc trưng ở vùng Quảng Nam. Sự mềm dẻo của nếp kết hợp với vị béo, bùi của đậu xanh, hương thơm nhẹ và vị cay của tiêu tạo nên một món ăn thú vị với người thưởng thức.

Sản phẩm được chế biến với công thức gia truyền làm nên hương vị đặc trưng của xứ sở, quen thuộc trong ký ức người Quảng.

Không có thịt theo yêu cầu nhập khẩu nghiêm ngặt của Mỹ, bánh chưng xanh chay vẫn giữ được hương vị truyền thống sau thời gian dài nghiên cứu, lựa chọn kỹ càng các nguyên vật liệu đặc sản của Quảng Nam. Bánh được đóng gói chuyên nghiệp, đẹp mắt như một món quà quý ngày Tết".

Bánh đi xa phải là bánh ngon nhất

"Vượt đại dương mang hương vị xứ Quảng đến Mỹ, nhất định phải là chiếc bánh ngon nhất. Nếp phải thơm, dẻo, ngọt, từng hạt tiêu, gia vị, nhân bánh cho tới lá dong, lạt buộc cũng phải hoàn hảo", bà Thủy khẳng định.

Sau nhiều thời gian tìm nguồn nếp tốt, dòng nếp Bầu - thứ nếp hiếm chỉ đạt năng suất và chất lượng khi trồng đúng sáu tháng trên đất Tam Mỹ Tây (huyện Núi Thành, Quảng Nam) được nhắm đến.

Hợp tác xã Bà Ba Hội xuống tận ruộng đặt hàng mua với giá cao nhưng đi kèm là quy trình hữu cơ nghiêm ngặt.

Nếp thu hoạch xong được phơi nắng, tách vỏ, cám kỹ lưỡng trước khi đưa về nhà xưởng, ngâm ủ để bắt đầu gói bánh.

Để bánh có mùi thơm dậy, tươi xanh, nguồn lá dong gói cũng được đặt hàng cho người dân vùng chân núi Ngọc Linh ở Bắc Trà My, Nam Trà My vào rừng hái.

Lá gói bánh phải đạt độ "chín" hoàn hảo, gân tươi giòn, đều màu, không ố vàng, sâu mọt... Ngoài ra, ống giang (một dòng tre) tươi non cũng được lựa lọc để đưa về xé ra thành sợi mỏng làm dây gói bánh.

Bà Thủy cũng cho biết đã tìm lên tận vườn tiêu Tiên Phước lựa chọn những hạt tiêu ngon nhất về kết hợp với đậu xanh để làm nhân bánh. Đậu xanh cũng phải là đậu hữu cơ, được trồng theo quy trình nông nghiệp sạch, có truy xuất nguồn gốc.

Những ngày đầu tháng 10, trước thời hạn theo hợp đồng xuất hàng, hàng chục công nhân trong đồ bảo hộ nghiêm ngặt đến nhà chế biến của Hợp tác xã Bà Ba Hội để bắt đầu gói bánh.

Bà Hội dù đã trên 70 tuổi nhưng luôn đứng sát các công nhân để hướng dẫn từng công đoạn bằng kinh nghiệm mấy mươi năm gói bánh già dặn. Từ việc vào bánh bao nhiêu đậu xanh, bao nhiêu tiêu, dây gói thắt ra sao... đều được làm tỉ mỉ cho tới khi một chiếc bánh vuông vức hoàn thành, đưa vào giàn hấp.

Nâng niu cặp bánh thơm nức vừa ra lò, bà Thủy nhắc lại đặc trưng bánh chưng Quảng Nam của mình: vị dẻo quyện hơn, miếng bánh vị ngọt và ướt, nhân đậu xanh bùi ngọt lại điểm hạt tiêu Tiên Phước cay xè, thơm nồng.

"Nếp làm bánh được trộn với lá dứa ép khô, nhân được ướp với tỉ lệ gia vị phù hợp. Sau khi nấu chín thì nếp có màu xanh rất đẹp, bao bọc khối nhân đậu xanh mềm, thơm bên trong.

Bánh được bọc trong túi ni lông, hút chân không, vô trùng có thể bảo quản nhiều tháng. Truyền thống người Việt chúng ta là bánh trước khi ăn thì sẽ được đặt trên mâm cúng ngày Tết để nhớ về cội nguồn, thắp hương cho ông bà tổ tiên, bánh chưng cũng là món quà tặng để chúc phúc năm mới.

Vì vậy, chúng tôi đã cố gắng thiết kế hộp đựng thật đẹp...", bà Thủy say sưa nói tiếp. Nghe con gái giới thiệu với khách, bà Ba Hội cũng rất hài lòng với hình thức mới của chiếc bánh gia truyền nhà mình.

Bà con xứ Quảng phương xa Tết này sẽ vơi bớt nỗi nhớ quê hương.

Theo báo Tuổi trẻ

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chấm dứt dạy thêm, học thêm trở thành mệnh lệnh: Phụ huynh vẫn tranh cãi gay gắt

Chấm dứt dạy thêm, học thêm trở thành mệnh lệnh: Phụ huynh vẫn tranh cãi gay gắt

Sau gần 2 tháng thực hiện Thông tư 29 về tăng cường quản lý dạy thêm học thêm, Bộ GD&ĐT khẳng định, chấm dứt dạy thêm học thêm tràn lan không còn là dự lệnh mà trở thành mệnh lệnh của toàn ngành. Trong khi thực tế, phụ huynh vẫn còn những ý kiến tranh cãi gay gắt trên các diễn đàn. 

Thẩm định công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh

Thẩm định công nhận được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh

Ngày 2/4, hai đoàn công tác của Bộ Y tế do đồng chí Hà Anh Đức, Cục trưởng Cục Quản lý khám - chữa bệnh; đồng chí Đinh Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Bà mẹ và Trẻ em làm trưởng đoàn đã tiến hành thẩm định cấp điều chỉnh giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và thẩm định công nhận cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Lào Cai.

Động đất tại Myanmar: Cứu hộ quân đội Việt Nam quyết tìm kiếm toàn bộ nạn nhân ở Oattara Thiri

Động đất tại Myanmar: Cứu hộ quân đội Việt Nam quyết tìm kiếm toàn bộ nạn nhân ở Oattara Thiri

Hiện tại, điều kiện thời tiết đang rất bất lợi cho hoạt động cứu hộ, tuy nhiên đoàn vẫn quyết tâm trong chiều và tối nay sẽ đưa toàn bộ nạn nhân mắc kẹt tại bệnh viện Oattara Thiri về với thân nhân của mình. Tính đến sáng 2/4, tổng số nạn nhân được tìm thấy đã nâng lên thành 7 người.

Đề xuất gỡ vướng trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trên tài sản được tài trợ

Đề xuất gỡ vướng trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trên tài sản được tài trợ

Nghị quyết số 30/NQ-CP của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế đã cho phép các cơ sở y tế được sử dụng các trang thiết bị y tế đã được cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài hiến, biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ (bao gồm các trang thiết bị y tế liên doanh, liên kết đã hết thời hạn hợp đồng) nhưng chưa hoàn thành thủ tục xác lập sở hữu toàn dân để khám bệnh, chữa bệnh.

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Chiều 1/4, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông". Hội thảo được tổ chức trực tiếp tại Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh kết hợp trực tuyến tới các cơ sở giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh thông qua nền tảng Zoom.

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ của ngành giáo dục, việc triển khai học bạ điện tử đã mang lại những hiệu quả rõ rệt, đặc biệt trong công tác giảng dạy và quản lý trường học. Tại tỉnh Lào Cai, nhiều trường học đã áp dụng hình thức học bạ số, giúp giảm tải áp lực cho giáo viên, nâng cao tính chính xác, minh bạch trong đánh giá học sinh và cải thiện hiệu quả quản lý dữ liệu.

fb yt zl tw