Cẩn trọng với trào lưu dùng AI tạo ảnh 'bị cảnh sát giao thông xử phạt'

Trào lưu dùng AI tạo ảnh “bị cảnh sát giao thông xử phạt” tưởng chừng chỉ để sống ảo nhưng có thể phát sinh trách nhiệm pháp lý nếu gây ảnh hưởng đến hình ảnh lực lượng chức năng.

Mạng đang rộ lên trào lưu sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để tạo ra hình ảnh đang bị cảnh sát giao thông (CSGT) lập biên bản xử phạt.

Những hình ảnh được tạo bởi AI tràn lan trên mạng.
Những hình ảnh được tạo bởi AI tràn lan trên mạng.

Trên TikTok, Facebook và các nền tảng mạng xã hội khác, không khó để bắt gặp những hình ảnh được tạo bằng AI với độ chân thực cao, mô tả người dùng đứng cạnh xe hơi sang trọng, tạo dáng chuyên nghiệp trong khi bị những người giống lực lượng CSGT (hình ảnh được tạo bởi AI) ghi biên bản.

Một số tài khoản còn lồng ghép nhạc, biểu tượng cảm xúc kèm caption như: “Làm gì cũng phải đẹp kể cả lúc bị phạt”, “Bị phạt mà vẫn phải thần thái”…

Dù được chia sẻ với mục đích giải trí, trào lưu này vẫn dấy lên nhiều lo ngại vì gây hiểu nhầm trong , người chia sẻ có thể vi phạm pháp luật nếu làm ảnh hưởng đến hình ảnh lực lượng chức năng.

Luật sư Đào Thị Bích Liên, Đoàn Luật sư TP.HCM.
Luật sư Đào Thị Bích Liên, Đoàn Luật sư TP.HCM.

Luật sư Đào Thị Bích Liên, Đoàn Luật sư TP.HCM, cho biết: Thông tin trên mạng xã hội có thể bị cắt ghép, gán ghép; chỉ một chi tiết sai lệch hoặc lời chú thích thiếu thận trọng cùng tốc độ lan truyền nhanh chóng cũng có thể ảnh hưởng đến uy tín lực lượng thi hành công vụ. Từ đó, người tạo ra hoặc chia sẻ nội dung đối mặt với các chế tài xử lý nghiêm khắc theo quy định của pháp luật.

Luật sư Liên nhấn mạnh, giải trí trên mạng xã hội là nhu cầu chính đáng trong thời đại công nghệ số, nơi mỗi cá nhân đều có thể trở thành người nội dung. Tuy nhiên, quyền tự do sáng tạo không đồng nghĩa với việc tự do đăng tải những nội dung sai lệch, xúc phạm người khác hoặc vượt khỏi giới hạn pháp luật.

Việc đùa vui, tham gia các trào lưu mạng cần đi kèm với sự tỉnh táo, tôn trọng pháp luật và quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, đặc biệt là khi nội dung có thể ảnh hưởng đến hình ảnh cơ quan nhà nước và gây tác động đến xã hội.

Việc đăng tải hình ảnh, clip cắt ghép hoặc giả mạo lực lượng công an, quân đội... có thể bị xử lý hình sự hoặc hành chính tùy theo tính chất, mức độ.

Theo khoản 1 Điều 8 Luật mạng năm 2018, hành vi đưa thông tin sai sự thật lên mạng gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan nhà nước, người thi hành công vụ hoặc xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân là một trong những hành vi bị nghiêm cấm.

“Tin giả” được hiểu là thông tin sai lệch một phần hoặc toàn bộ so với sự thật, do một hay nhiều người tạo ra nhằm phục vụ mục đích, ý đồ riêng (theo khoản 18 Điều 3 Nghị định 147/2024).

Theo Nghị định 15/2020 (được , bổ sung bởi Nghị định 14/2022), tổ chức có hành vi đăng tải hoặc chia sẻ thông tin giả mạo, sai sự thật, xúc phạm uy tín cơ quan, danh dự cá nhân trên mạng xã hội có thể bị phạt tiền từ 10-20 triệu đồng (Điều 101); mức phạt tiền đối với cá nhân là bằng 1/2 mức phạt đối với tổ chức.

Ngoài ra, người vi phạm còn buộc phải gỡ bỏ thông tin sai sự thật, dù đó chỉ là hành động chia sẻ lại mà không phải người trực tiếp tạo ra nội dung.

Trong trường hợp nghiêm trọng, người tung tin giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình. Một số tội danh liên quan gồm: làm nhục người khác (Điều 155 BLHS), vu khống (Điều 156), đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng (Điều 288), lợi dụng quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân (Điều 331), và tội tuyên truyền chống Nhà nước (Điều 117).

Ngoài ra, nếu sử dụng khuôn mặt hoặc danh tính người thật để ghép ảnh AI mà không được sự đồng ý, người thực hiện có thể bị xem là vi phạm quyền đối với hình ảnh cá nhân theo Điều 32 2015. Trường hợp sử dụng vì mục đích thương mại còn phải trả thù lao, trừ khi có thỏa thuận khác.

LS Liên lưu ý, ảnh AI hiện nay có độ chân thật rất cao, dễ khiến người xem tin rằng đó là sự kiện có thật. Nếu không kèm chú thích rõ ràng, việc phát tán hình ảnh như vậy có thể dẫn đến hiểu lầm, gây nguy cơ ảnh hưởng đến uy tín lực lượng chức năng và tạo hệ lụy xã hội tiêu cực. Khi đó, người tạo và lan truyền nội dung không chỉ phải chịu , mà còn phải chịu trách nhiệm về mặt đạo đức thông tin trên không gian mạng.

plo.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công an nói về vụ bán dầu ăn chăn nuôi cho người

Bộ Công an nói về vụ bán dầu ăn chăn nuôi cho người

Với vụ án dầu ăn OFOOD, người phát ngôn Bộ Công an cho biết, đây là vụ án buôn lậu, sản xuất dầu thực vật giả với quy mô lớn: "Đây là việc biến dầu dùng cho thức ăn chăn nuôi thành dầu ăn cho người. Rất nguy hiểm và chưa đánh giá hết được hệ lụy của nó với sức khỏe người tiêu dùng".

Cảnh báo về 'bẫy' lừa đảo mạo danh cuộc thi vẽ tranh quốc tế

Cảnh báo về 'bẫy' lừa đảo mạo danh cuộc thi vẽ tranh quốc tế

Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam vừa chính thức phát thông báo về việc không bảo trợ, không hợp tác, không phối hợp tổ chức cuộc thi có tên "Cuộc Thi Vẽ Tranh Quốc Tế Trẻ Em 2025 - Kao International Environment Painting Contest" được quảng cáo liên tục trên mạng xã hội thời gian qua.

Bùng phát lừa đảo mang tên 'Quishing'

Bùng phát lừa đảo mang tên 'Quishing'

Trong thời kỳ số hóa, mã QR đã trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong việc thanh toán. Tuy nhiên, các đối tượng xấu đã lợi dụng điều này để thực hiện các hành vi lừa đảo trực tuyến được gọi là “Quishing”, gây ra mối nguy hiểm đối với người dùng trong không gian mạng.

Nhức nhối văn hóa giao thông

Nhức nhối văn hóa giao thông

Tạm lắng một thời gian, gần đây tình trạng bạo lực khi tham gia giao thông lại tái diễn, ảnh hưởng an ninh, trật tự, an toàn giao thông. Tình trạng bạo lực khi tham gia giao thông còn cho thấy văn hóa giao thông ở không ít địa phương rất cần sớm chấn chỉnh và các hành vi vi phạm cần phải được xử lý nghiêm khắc, quyết liệt hơn.

Các phóng viên báo chí tác nghiệp trong chuyển công tác tại Trường Sa nhân dịp đầu Xuân Ất Tỵ năm 2025

Thắp lên ước mơ về tình yêu biển, đảo

Là đơn vị truyền thông chủ lực của tỉnh, trong thời gian qua, Báo Yên Bái đã thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ tỉnh, trong đó có nhiệm vụ tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo trên tất cả các ấn phẩm, trang Fanpage, Facebook của Báo Yên Bái, góp phần đưa biển, đảo quê hương đến gần hơn với Nhân dân các dân tộc tỉnh miền núi Yên Bái.
Từ ngày 1/7, mua bán nhà đất có cần phải ra công chứng?

Từ ngày 1/7, mua bán nhà đất có cần phải ra công chứng?

Những ngày gần đây, mạng xã hội và các diễn đàn đang lan truyền thông tin từ ngày 1/7/2025, khi Luật Công chứng 2024 có hiệu lực, việc mua bán nhà đất sẽ không còn bắt buộc phải công chứng. Thậm chí, nhiều người còn cho rằng chỉ cần xác thực qua ứng dụng VNeID là đủ để các hợp đồng giao dịch bất động sản có giá trị pháp lý.

Đoàn công tác của Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Yên Bái tham quan Lữ đoàn 169, Vùng I, Hải quân

Khơi dậy niềm tin và tình yêu biển đảo

Sau 6 năm triển khai Chương trình phối hợp công tác tuyên truyền biển, đảo giữa Tỉnh ủy Yên Bái và Đảng ủy Quân chủng Hải quân mà đầu mối trực tiếp tham mưu là Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Yên Bái và Cục Chính trị Hải quân đã được triển khai hiệu quả với nhiều nội dung, hình thức đa dạng, phong phú, có nhiều đổi mới.
fb yt zl tw