Bản lĩnh, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trước mỗi bước ngoặt quan trọng

Trong lịch sử cách mạng Việt Nam, mỗi bước ngoặt quan trọng đều đặt ra những lựa chọn đòi hỏi bản lĩnh, trách nhiệm, thậm chí là tinh thần dũng cảm chấp nhận hy sinh lợi ích của mỗi cá nhân.

Hiện nay, cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị lại tiếp tục đặt ra những đòi hỏi ấy đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên và mỗi người Việt Nam yêu nước...

Cách đây 50 năm, Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, miền Nam được giải phóng, non sông nối liền một dải, một kỷ nguyên mới mở ra với dân tộc Việt Nam-kỷ nguyên hòa bình, độc lập, thống nhất, cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Như một sự lựa chọn của lịch sử, sau ngày giải phóng miền Nam tròn nửa thế kỷ, chúng ta lại vững bước tiến vào kỷ nguyên mới-kỷ nguyên phát triển giàu mạnh và thịnh vượng.

Để tạo đà vươn, sức bật, củng cố nền tảng thực hiện thành công những mục tiêu chiến lược trong giai đoạn mới, Đảng ta đang quyết liệt, khẩn trương lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện một cuộc cách mạng mới-cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Từ khi có chính quyền, dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã vượt qua muôn vàn thác ghềnh, giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác để Việt Nam "chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay". Vậy nhưng, không có chiến thắng nào được “trải bằng hoa hồng”, mà đòi hỏi những người dấn thân với cách mạng và những người Việt Nam yêu nước phải kiên gan, bền chí, dám chấp nhận hy sinh lợi ích cá nhân vì mục tiêu chung của cả dân tộc.

Ảnh minh họa / Vietnam+

Ảnh minh họa / Vietnam+

Với cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy hiện nay cũng vậy. Tuy không phải đối đầu với kẻ thù thực dân, đế quốc nhưng vẫn đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân cần phải kiên định, bản lĩnh, trách nhiệm trước những đòi hỏi từ bước ngoặt lịch sử của dân tộc.

Việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đã được Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền xác định chủ trương, xây dựng kế hoạch với lộ trình, bước đi cụ thể và công khai tới toàn thể nhân dân. Mục đích của sắp xếp, tinh gọn nhằm nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy; giảm bớt đầu mối tổ chức, giảm tầng nấc trung gian, giảm biên chế; tiết kiệm chi ngân sách, nâng cao chất lượng thực hiện các nhiệm vụ chính trị và phục vụ người dân, doanh nghiệp, đồng thời mở rộng không gian phát triển của mỗi địa phương... Vì vậy, sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.

Với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sự vào cuộc thực hiện nghiêm túc của các ban, bộ, ngành, địa phương, theo thông tin được Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương công bố đầu tháng 3-2025, công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy đã đạt được những kết quả đáng kể: Giảm 4 cơ quan Đảng trực thuộc Trung ương; 25 ban cán sự đảng; 16 đảng đoàn trực thuộc Trung ương; 5 cơ quan Quốc hội; 5 bộ và 3 cơ quan trực thuộc Chính phủ; 30 đầu mối cấp tổng cục; 1.025 đơn vị cấp cục, vụ và tương đương; 4.413 đầu mối cấp chi cục, phòng và tương đương; 240 đơn vị sự nghiệp. Cùng với đó, tại các địa phương cũng đã giảm 466 sở, ngành và cấp tương đương; 644 đoàn, đảng đoàn và ban cán sự đảng; 3.984 đơn vị cấp phòng và tương đương; 27 đảng bộ cấp trên trực tiếp và các tổ chức cơ sở đảng. Hiện nay, việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã và thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp đang được triển khai khẩn trương, quyết liệt.

Một kết quả có ý nghĩa quan trọng khác là cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy nhận được sự đồng tình, ủng hộ của đông đảo cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân; nhiều người đã đạt được nhận thức chung rằng, đây chính là thời điểm, thời cơ lịch sử đưa đất nước phát triển mạnh mẽ. Việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy của chúng ta cũng được bạn bè quốc tế đánh giá cao, có những quốc gia coi đây là mô hình để nghiên cứu, học hỏi. Ở các ban, bộ, ngành, địa phương, thời gian qua, nhiều cán bộ có chức vụ đã tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi để tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng, hiệu quả sắp xếp bộ máy cơ quan, đơn vị, địa phương mình.

Tuy nhiên, thực tế quá trình sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy cũng xuất hiện những vấn đề liên quan đến nguyện vọng, tâm tư, tình cảm, nhất là những tổ chức, cá nhân chịu ảnh hưởng trực tiếp. Đó là những vấn đề đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các cơ quan chức năng đánh giá, dự liệu từ sớm để xây dựng cơ chế, chính sách hợp lý, nhằm giải quyết thấu tình, đạt lý. Nhìn ở góc độ khác, có nhiều ý kiến tích cực cho rằng, quá trình sắp xếp, tinh gọn cũng là cơ hội để nhiều người bước ra khỏi “vùng an toàn”, thể hiện bản lĩnh, khả năng và sự năng động, sáng tạo ở những lĩnh vực mới, môi trường mới. Về vấn đề sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, không tổ chức đơn vị hành chính cấp huyện, dư luận xã hội cũng xuất hiện những băn khoăn, như nên sáp nhập đơn vị nào với đơn vị nào; nên đặt tên tỉnh, xã mới thế nào; việc sáp nhập liệu có làm mai một hay mất đi lịch sử, truyền thống, văn hóa của các địa phương?...

Có thể khẳng định, việc sắp xếp đơn vị hành chính đã được các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu kỹ lưỡng, bảo đảm phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của từng địa phương, khu vực, vùng miền; có tính toán, cân nhắc cụ thể những yếu tố lịch sử, văn hóa; có nghiên cứu, tham khảo mô hình chính quyền của một số quốc gia... Cũng phải thẳng thắn rằng, thỏa mãn mong muốn của tất cả mọi người trong sắp xếp đơn vị hành chính là bất khả thi và dễ dẫn đến tình trạng “đẽo cày giữa đường”, trong khi những đòi hỏi từ thực tiễn không cho phép chúng ta có thể chậm trễ hơn, mà ngược lại, phải nỗ lực, khẩn trương theo tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”. Thực tiễn cũng đã chứng minh, những trầm tích lịch sử, văn hóa truyền thống đã ăn sâu, bén rễ, tích tụ trong mỗi vùng đất, hiện hữu sinh động trong sinh hoạt và đời sống xã hội, luôn tồn tại trong nhận thức, tình cảm của mỗi người dân, sẽ trường tồn cùng năm tháng nếu mỗi người biết giữ gìn, phát huy, lan tỏa, không dễ mất đi chỉ vì việc sáp nhập, đổi tên vùng đất ấy.

Dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, hẳn nhiều người sẽ nhớ đến video clip từng lan truyền trên mạng xã hội, gây xúc động lòng người, trong đó có hình ảnh một người mẹ liệt sĩ móm mém, bật khóc khi nhớ người con đã hy sinh, nhưng vẫn khẳng định rằng: “Nếu giữ con thì mất nước”. Cũng trong dịp này, một vị Trung tướng, Anh hùng LLVT nhân dân đã chia sẻ với phóng viên báo chí rằng, ngày 29-4-1975, trên đường tiến vào giải phóng Sài Gòn trên cương vị đại đội trưởng xe tăng, khi cấp trên hỏi ông rằng: “Cậu có sợ chết không?”, không do dự, ông trả lời ngay: “Báo cáo, chết thì ai cũng sợ, nhưng thủ trưởng giao nhiệm vụ, tôi sẵn sàng hoàn thành!”. Rồi ông được giao nhiệm vụ chỉ huy đơn vị tiến lên giữ cây cầu phía trước không bị đánh sập, để quân ta tiến qua. Ông đã chỉ huy 4 xe tăng của đơn vị đánh thắng 24 xe tăng địch. Thời khắc đầu tiên sau giải phóng, ngồi trên xe tăng, điều trước tiên mà ông nghĩ đến là sẽ về quê thăm bố mẹ. Dẫu biết mọi sự so sánh đều khập khiễng, nhưng vẫn cần dẫn giải như vậy để thấy rằng, ở mỗi thời khắc đòi hỏi sự cống hiến cho Tổ quốc, người Việt Nam luôn sẵn sàng gác lại lợi ích riêng. Từ hai câu chuyện trên lại càng thêm thấm thía ý nghĩa sâu xa trong phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại cuộc làm việc với Tiểu ban Kinh tế-Xã hội Đại hội XIV của Đảng ngày 17-3-2025. Sau khi chia sẻ với tâm trạng của nhân dân trong vấn đề sắp xếp địa giới đơn vị hành chính, người đứng đầu Đảng ta đã gửi gắm đến mọi người: “Đất nước là quê hương!”.

Để cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị được tiến hành hiệu quả, cùng với phát huy trách nhiệm của các cấp, ngành, địa phương và các cơ quan chức năng trong tổ chức thực hiện, cần tuyên truyền, giáo dục, động viên để mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, hưởng ứng, tích cực tham gia bằng tinh thần xây dựng và những việc làm cụ thể, thiết thực. Song song với đó, cần thực hiện nghiêm chỉ đạo của lãnh đạo Đảng, Nhà nước về việc chống tư tưởng vụ lợi, chống “chạy chọt” trong sắp xếp, tinh gọn; chống thái độ làm việc cầm chừng, chờ đợi; chống tư tưởng cục bộ địa phương sau sáp nhập; chống biểu hiện nói trong hội nghị khác, nói ngoài hội nghị lại khác... Đặc biệt, kiên quyết không để các hoạt động chỉ đạo, điều hành cũng như các dịch vụ công đối với người dân bị đứt gãy, gián đoạn trong quá trình sắp xếp, tinh gọn; đồng thời phải lựa chọn được những người có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ, trách nhiệm cao, bảo đảm cho bộ máy hệ thống chính trị hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả sau sắp xếp, tinh gọn...

Những bước chân thần tốc của các cánh quân 50 năm trước đã mang lại một nước Việt Nam hòa bình, độc lập và thống nhất. Ở thời điểm mang tính bước ngoặt lịch sử này, mỗi người, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, đảng viên cần nêu cao bản lĩnh, trách nhiệm để vững vàng hòa cùng bước đi thần tốc của cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, góp phần đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới-kỷ nguyên giàu mạnh và thịnh vượng.

Theo Báo QĐND

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đại hội Chi bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Đại hội Chi bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2025 - 2030

Ngày 27/3, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh tổ chức Đại hội Chi bộ lần thứ X, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đại hội đã tán thành những nội dung cơ bản về đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Chi bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025 và phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp nhiệm kỳ 2025 - 2030 trong báo cáo chính trị trình đại hội.

Thị xã Sa Pa thi hành kỷ luật 1 tổ chức đảng và 123 đảng viên

Thị xã Sa Pa thi hành kỷ luật 1 tổ chức đảng và 123 đảng viên

Theo đánh giá của Thị ủy Sa Pa, công tác kiểm tra, giám sát từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025 đến nay có những chuyển biến tích cực, chất lượng các cuộc kiểm tra, giám sát được nâng lên. Công tác kiểm tra, giám sát tập trung vào các lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp, dễ phát sinh sai phạm tại địa phương như: quản lý đất đai, tài chính ngân sách, trật tự đô thị, xây dựng...

Nền tảng vững chắc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ở Trường Sa

GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG: Nền tảng vững chắc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ở Trường Sa

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng giữ vị trí trọng yếu trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đồng thời trở thành nhiệm vụ hàng đầu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân. Trên Quần đảo Trường Sa, cấp ủy đảng các cấp đã triển khai nhiều hoạt động nhằm củng cố nhận thức, bản lĩnh chính trị cho cán bộ, chiến sĩ, trong đó giáo dục truyền thống đóng vai trò quan trọng.

Đại hội Đảng bộ Đồn Biên phòng Tả Gia Khâu nhiệm kỳ 2025 - 2030

Đại hội Đảng bộ Đồn Biên phòng Tả Gia Khâu nhiệm kỳ 2025 - 2030

Ngày 25/3, Đảng bộ Đồn Biên phòng Tả Gia Khâu (Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai) tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là đơn vị được chọn đại hội điểm để rút kinh nghiệm cho các tổ chức đảng trực thuộc Đảng bộ Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai. Đại tá Trần Quang Tùng, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh dự chỉ đạo đại hội.

Tuổi trẻ Lào Cai tự hào vững tin theo Đảng

Tuổi trẻ Lào Cai tự hào vững tin theo Đảng

Đặt trọn niềm tin sắt son với Đảng, tuổi trẻ Lào Cai luôn phát huy vai trò, xung kích, trách nhiệm, đảm nhận các công trình, phần việc thanh niên, việc mới, việc khó. Qua đó, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, xây dựng tổ chức Đảng ngày càng trong sạch vững mạnh, xây dựng tỉnh Lào Cai ngày càng giàu đẹp.

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường làm việc tại huyện Mường Khương về công tác xóa nhà tạm

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường làm việc tại huyện Mường Khương về công tác xóa nhà tạm

Chiều 20/3, tại huyện Mường Khương, đồng chí Trịnh Xuân Trường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Mường Khương về công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát và hỗ trợ khắc phục về nhà ở sau thiên tai.

Hướng tới Đại hội XIV của Đảng: Công tác nhân sự phải được tiến hành chặt chẽ

Hướng tới Đại hội XIV của Đảng: Công tác nhân sự phải được tiến hành chặt chẽ

Để tổ chức thành công Đại hội các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, yêu cầu công tác nhân sự phải được tiến hành theo quy trình chặt chẽ, khoa học và nhất quán; tránh cách làm giản đơn, tùy tiện, vô nguyên tắc, cài cắm "quân xanh, quân đỏ".

Chấn chỉnh thái độ làm việc cầm chừng

Chấn chỉnh thái độ làm việc cầm chừng

Công cuộc tinh gọn tổ chức bộ máy hệ thống chính trị đang được thực hiện quyết liệt, triệt để nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả, tăng tốc phát triển đất nước. Bên cạnh tuyệt đại đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân nhiệt tình ủng hộ chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước, tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao thì cũng có một bộ phận vì lo lắng vị trí của mình nên rơi vào trạng thái buông xuôi, làm việc cầm chừng, từ đó dẫn tới bê trễ, chất lượng thực hiện nhiệm vụ thấp.

fb yt zl tw