Bàn giao 42 bác sĩ chuyên khoa cấp I về công tác tại 26 huyện khó khăn, biên giới

Chiều 29/10, tại Trường đại học Y Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức lễ trao bằng tốt nghiệp và bàn giao 42 bác sĩ trẻ vừa tốt nghiệp khóa đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp I về công tác tại 26 huyện khó khăn, biên giới của 10 tỉnh miền núi phía bắc và duyên hải miền trung.

4.jpg
Ký kết bàn giao các bác sĩ trẻ về công tác tại các huyện khó khăn.

Dự án “Thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn (ưu tiên 62 huyện nghèo)” được ban hành kèm theo Quyết định số 585/QĐ-BYT ngày 20/2/2013; sửa đổi, bổ sung một số nội dung theo Quyết định số 4359/QĐ-BYT ngày 20/10/2020 của Bộ trưởng Y tế (gọi tắt là dự án 585).

42 bác sĩ trẻ được nhận bằng tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I lần này thuộc 10 chuyên ngành được đào tạo bài bản tại Trường đại học Y Hà Nội sẽ công tác tại 26 huyện khó khăn, biên giới của 10 tỉnh miền núi phía bắc, duyên hải miền trung. Các bác sĩ này cũng đã được nhận chứng chỉ hành nghề sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ tại các huyện vùng khó khăn.

Theo TS Nguyễn Văn Quân, Phó cục trưởng Khoa học công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế), Dự án 585 là một trong những phương thức đào tạo thiết thực và hiệu quả nhằm cung cấp nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân ở địa phương còn khó khăn. Qua đó tạo cơ hội cho đông đảo người nghèo, người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng ngày một tốt hơn, hạn chế chuyển tuyến điều trị không cần thiết, góp phần giảm quá tải ở các bệnh viện tuyến trên, tránh lãng phí cho người dân, cộng đồng và xã hội.

Triển khai tốt dự án này còn tạo điều kiện để các thầy thuốc trẻ có cơ hội cống hiến sức lực và trí tuệ, phát huy tính xung kích, tình nguyện góp phần xây dựng và phát triển đất nước.

5.jpg
Đại diện học viên tặng hoa Ban Quản lý Dự án 585, lãnh đạo Trường đại học Y Hà Nội và nhà tài trợ.

Trong giai đoạn 1 (2013-2020), Dự án 585 đã khai giảng, đào tạo và bàn giao 15 lớp bác sĩ chuyên khoa cấp I với tổng số 354 bác sĩ cho 82 huyện khó khăn, biên giới thuộc 22 tỉnh miền núi phía bắc, miền trung và Tây Nguyên. Giai đoạn 2 (bắt đầu từ năm 2021) bằng nguồn kinh phí của Quỹ Thiện Tâm (Tập đoàn Vingroup) tài trợ, dự án đã khai giảng 10 lớp đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp I cho 345 bác sĩ đang công tác tại 142 huyện khó khăn, biên giới, hải đảo thuộc 37 tỉnh khu vực miền núi phía bắc, miền trung, Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.

GS, TS Nguyễn Hữu Tú, Hiệu trưởng Trường đại học Y Hà Nội cho biết, với cách làm và kết quả đã đạt được, Dự án 585 đã, đang mang hiệu quả lớn cho ngành y tế và xã hội. Mặc dù là chương trình đào tạo đặc biệt, nhưng dự án có ý nghĩa phục vụ cộng đồng rất lớn vì tất cả các bác sĩ sau khi tốt nghiệp đều về công tác tại địa bàn vùng sâu, vùng xa. Trường đại học Y Hà Nội sẽ tiếp tục hoàn chỉnh chương trình cũng như mở rộng đào tạo để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho địa bàn khó khăn.

GS, TS Nguyễn Hữu Tú cho rằng, ngành y ngoài công tác đào tạo tại trường lớp, cán bộ y tế, nhất là đội ngũ bác sĩ cần thường xuyên tự học để cập nhật, nâng cao kiến thức cả lý luận và thực hành nghề nghiệp. Do vậy, những bác sĩ sau tốt nghiệp về địa bàn khó khăn công tác cần giữ kết nối với thầy hướng dẫn, bộ môn cũng như nhà trường để luôn nhận được hỗ trợ tốt nhất.

Đến nay, Dự án 585 đã tiếp nhận, đào tạo tổng số 699 bác sĩ chuyên khoa cấp I đang công tác tại 155 huyện khó khăn, biên giới, hải đảo thuộc 39 tỉnh. Sau đào tạo, dự án đã bàn giao 444 bác sĩ cho 89 huyện khó khăn, biên giới thuộc 22 tỉnh miền núi phía bắc, miền trung và Tây Nguyên.

6.jpg
Lễ khai giảng chính thức cho khóa đào tạo bác sĩ chuyên khoa cấp I mới (lớp 11).

Nhân dịp này cũng diễn ra lễ khai giảng khóa đào tạo chuyên khoa cấp I cho 42 bác sĩ trẻ lớp 11 thuộc 10 chuyên ngành: Hồi sức cấp cứu, Ngoại, Nhi, Nội, Sản, Chẩn đoán hình ảnh, Gây mê hồi sức, Truyền nhiễm, Xét nghiệm và Y học cổ truyền tại Trường đại học Y Hà Nội trong 24 tháng. Sau khi hoàn thành thời gian đào tạo, các bác sĩ trẻ sẽ công tác tối thiểu năm năm tại các huyện nghèo đã cử đi đào tạo.

Đáng chú ý, ngoài việc hỗ trợ kinh phí đào tạo cho bác sĩ trẻ, Quỹ Thiện Tâm cũng sẽ xem xét, tài trợ máy móc, trang thiết bị thiết yếu cho các huyện khó khăn căn cứ vào nhu cầu triển khai các kỹ thuật của bệnh viện, trung tâm y tế đồng bộ với chuyên khoa đào tạo của bác sĩ trẻ 585.

Theo nhandan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đề xuất gỡ vướng trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trên tài sản được tài trợ

Đề xuất gỡ vướng trong thanh toán chi phí khám, chữa bệnh trên tài sản được tài trợ

Nghị quyết số 30/NQ-CP của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm thuốc, trang thiết bị y tế đã cho phép các cơ sở y tế được sử dụng các trang thiết bị y tế đã được cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài hiến, biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ (bao gồm các trang thiết bị y tế liên doanh, liên kết đã hết thời hạn hợp đồng) nhưng chưa hoàn thành thủ tục xác lập sở hữu toàn dân để khám bệnh, chữa bệnh.

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông"

Chiều 1/4, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ trung học phổ thông". Hội thảo được tổ chức trực tiếp tại Trường THPT Dân tộc Nội trú tỉnh kết hợp trực tuyến tới các cơ sở giáo dục THPT trên địa bàn tỉnh thông qua nền tảng Zoom.

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Hiệu quả bước đầu của việc ứng dụng học bạ số

Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ của ngành giáo dục, việc triển khai học bạ điện tử đã mang lại những hiệu quả rõ rệt, đặc biệt trong công tác giảng dạy và quản lý trường học. Tại tỉnh Lào Cai, nhiều trường học đã áp dụng hình thức học bạ số, giúp giảm tải áp lực cho giáo viên, nâng cao tính chính xác, minh bạch trong đánh giá học sinh và cải thiện hiệu quả quản lý dữ liệu.

Giáo dục nghề nghiệp thời đại số

Giáo dục nghề nghiệp thời đại số

Chuyển đổi số đang trở thành xu hướng tất yếu trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục nghề nghiệp. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công nghệ trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, Trường Cao đẳng Lào Cai đã và đang triển khai mạnh mẽ các giải pháp số hóa, mang lại những kết quả đáng ghi nhận.

fb yt zl tw