Quy định chặt chẽ, tránh tình trạng lạm dụng chỉ định thầu

Đây là vấn đề được đặt ra khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi), sáng 15/3.

Dự thảo Luật Đấu thầu (sửa đổi) sau khi tiếp thu, chỉnh lý gồm 10 chương và 100 điều (giữ nguyên số chương, tăng thêm 2 điều).

Báo cáo một số vấn đề lớn và nội dung còn ý kiến khác nhau về Dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Nguyễn Phú Cường cho biết, xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn thời gian gần đây, một trong những nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) quan tâm là quy định mua thuốc, vật tư y tế.

Theo đó, Dự thảo Luật cũng đã dành nhiều điều, khoản để quy định về vấn đề mua thuốc, trang thiết bị y tế. Trong đó, tại Điều 23 về "Chỉ định thầu" quy định áp dụng chỉ định thầu đối với “Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, thuốc, hóa chất, phương tiện, trang thiết bị y tế, xây lắp phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh, cấp cứu người bệnh cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe người dân”.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi).
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Đấu thầu (sửa đổi).

Đối với việc cung cấp thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế, ngoài các hình thức lựa chọn nhà thầu như thông thường, hình thức đàm phán giá được áp dụng riêng đối với “các gói thầu mua biệt dược gốc, sinh phẩm tham chiếu; thuốc, dược liệu chỉ có từ 01 đến 02 nhà sản xuất và trường hợp đặc thù khác”; quy định về “mua sắm tập trung, mua thuốc”… tạo sự linh hoạt, chủ động.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách, các quy định về mua thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế nhằm tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đã và đang diễn ra trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, một số quy định mới còn ý kiến khác nhau, cụ thể như: có ý kiến cho rằng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 23 về gói thầu “phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh, cấp cứu người bệnh cần triển khai ngay” có thể dẫn đến lạm dụng chỉ định thầu; Điều 57 còn có ý kiến khác nhau về việc quy định Danh sách nhà thầu…

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho rằng, quy định tại Điều 23 về gói thầu phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh, cấp cứu dịch bệnh cần triển khai ngay có thể dẫn đến lạm dụng chỉ định thầu. Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội đề nghị giao Chính phủ quy định chi tiết điều kiện về dịch bệnh, thành phần tham gia, trong đó nên có đại diện cơ quan bảo vệ pháp luật, yêu cầu về giá tối thiểu tham khảo.

Phát biểu tại phiên thảo luận, đề cập đến trường hợp mua sắm vaccine COVID-19 vừa qua, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho hay đây là vấn đề chưa từng có tiền lệ, hoàn toàn khác với những điều kiện thông thường, chưa bao giờ từng xuất hiện trong Luật Đấu thầu. Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị nghiên cứu thêm thể chế trong Luật trường hợp đặc biệt của đặc biệt, cần quy định rõ để sau này Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ vận hành được mà không phải ban hành nghị quyết.

Chủ tịch Quốc hội lưu ý đối với lĩnh vực y tế, cần nghiên cứu thêm một số nội dung để vận hành tốt hơn như  trong đàm phán giá thuốc và vấn đề đấu thầu đối với biệt dược, vấn đề hóa chất … Chẳng hạn, với biệt dược thì trường hợp nào đàm phán trường hợp nào đấu thầu là phải quy định rõ hoặc giao Chính phủ quy định chứ không phải mọi trường hợp đều đàm phán.

Giải trình các vấn đề liên quan, trước ý kiến băn khoăn quy định tại Điều 23 có thể dẫn đến tình trạng lạm dụng chỉ định thầu, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận khẳng định, quy định trong trường hợp này là cần thiết. Việc mua các vật tư, trang thiết bị, hóa chất phòng chống dịch có những điều kiện kèm theo, ví dụ phải được bố trí vốn, kinh phí để mua. Trường hợp xảy ra thiên tai, cơ sở y tế cấp huyện, cấp tỉnh, nhu cầu thuốc, trang thiết bị tăng đột biến được phép mua để đáp ứng yêu cầu cấp cứu…

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng cho rằng cần áp dụng hình thức chỉ định thầu để ứng phó với các tình huống cấp bách liên quan đến dịch bệnh, thiên tai… Luật cần quy định nguyên tắc để có cơ sở pháp lý rõ ràng để tiến hành, đảm bảo khả thi, cụ thể, rõ ràng, minh bạch.

Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cải thiện quyền lợi của lao động nữ

Cải thiện quyền lợi của lao động nữ

Theo chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ được Quốc hội thông qua vào cuối năm 2024; trong đó, có nhiều nội dung liên quan trực tiếp, tác động sâu rộng tới quyền và lợi ích của người lao động. Một trong những vấn đề người lao động, nhất là lao động nữ quan tâm là quy định về trợ cấp thai sản. Chính sách nêu trên có vị trí quan trọng trong hệ thống BHXH, ảnh hưởng đến nhiều người lao động trong xã hội và cả thế hệ tương lai đất nước.

Người trẻ thiếu kỹ năng mềm

Người trẻ thiếu kỹ năng mềm

Tôi có đứa em họ học ngành Dược, ra trường đi làm 2 năm nhưng thay đổi công việc 3 lần, với lý do “chưa tìm được công ty phù hợp”. Người ta phàn nàn cậu “ít nói, ngại giao tiếp” cho dù chuyên môn không hề kém.

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 ở Lào Cai

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 ở Lào Cai

Sau bốn năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lào Cai đã tập trung các nguồn lực, triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án thành phần của Chương trình. Từ đó, tạo sinh kế, giúp người dân từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên xóa đói, giảm nghèo.

Nỗi niềm của người cao tuổi không có lương hưu

Nỗi niềm của người cao tuổi không có lương hưu

Tỉnh Lào Cai hiện có hơn 24.000 người đang được chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, chỉ chiếm khoảng 31,3% tổng số người cao tuổi trên địa bàn tỉnh, số còn lại nhiều người phải chật vật mưu sinh với nỗi lo cơm áo và bệnh tật khi không có thu nhập ổn định.

fb yt zl tw