Sinh viên Lào đón tết Việt

LCĐT - Qua thời gian học tập và trải nghiệm tại Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai, tết cổ truyền của Việt Nam trong mắt sinh viên Lào rất giàu giá trị truyền thống, đầm ấm và ý nghĩa.

Háo hức đón tết Việt

Năm nay là năm thứ 2, Oychai Nilavanh (Hồng) ở lại ký túc xá của trường ăn tết trong khi hầu hết sinh viên đang sửa soạn về quê đón tết cùng gia đình. Hồng tâm sự: 2 năm trước, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều sinh viên Lào không thể về nước, ở lại ký túc xá của trường, nhưng đó là cơ hội để chúng mình được trải nghiệm tết cổ truyền của Việt Nam. Tết Việt rất vui, thường hướng về giá trị truyền thống. Mình thích nhất là không khí đón giao thừa, văn hóa lì xì, phóng sinh, xông đất…

Hồng cũng cho biết năm nay vẫn quyết định ở lại Việt Nam dịp này và sẽ đi tới một số địa điểm vùng cao của tỉnh Lào Cai để trải nghiệm tết của đồng bào dân tộc thiểu số.

Còn Thi Davanh (Hoa) lại không lạ lẫm với tết cổ truyền Việt Nam vì có bố là người Việt. Mang trong mình 2 nền văn hóa, Hoa may mắn được đón tết của 2 quốc gia khác nhau. Qua trải nghiệm, Hoa cảm nhận tết Việt rất đặc biệt và cũng có nhiều đặc điểm giống tết Lào (tết Bunpimay) diễn ra vào tháng 4 hằng năm, đây đều là dịp nuôi dưỡng và hun đúc truyền thống văn hóa dân tộc. Chỉ khác là tết Bunpimay có nghi thức tắm Phật, té nước và buộc chỉ tay cho người già, con trẻ để mừng năm mới, cầu phúc.

Thi Davanh (Hoa) chuẩn bị quà về nước đón tết Việt cùng gia đình.
Thi Davanh (Hoa) chuẩn bị quà về nước đón tết Việt cùng gia đình.

Tết Nguyên đán năm đầu tiên ở Việt Nam, Hoa và các bạn đều buồn và nhớ gia đình. Tuy nhiên, được cùng các thầy cô giáo gói bánh chưng, đón giao thừa vui vẻ và đầm ấm nên Hoa cũng như các bạn đã cảm thấy hạnh phúc, yên tâm ở lại trường. Năm nay, Hoa quyết định về với gia đình trong dịp này để đón tết Việt tại đất nước Lào. Hoa kể: Lần này, em đã chuẩn bị rất nhiều quà tết biếu bố mẹ như mứt, bánh kẹo, các loại hạt đặc sản của Lào Cai.

Thắm tình đoàn kết

Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai hiện có 10 sinh viên Lào đang sinh sống và học tập. Những năm học trước, do ảnh hưởng dịch Covid-19, các sinh viên Lào ở lại đón tết Nguyên đán tại Việt Nam. Nhà trường đã tổ chức nhiều hoạt động mang đậm “không gian tết Việt” ngay trong khuôn viên nhà trường như gói bánh chưng, chế biến các món ăn dân tộc… Đi kèm với đó là các hoạt động vui chơi, giải trí, thể thao, giao lưu văn hóa, văn nghệ hoặc các thầy cô giáo đón sinh viên về nhà ăn tết cùng gia đình. Việc làm ý nghĩa và nhân văn này giúp du học sinh Lào trải nghiệm tết cổ truyền dân tộc Việt Nam và tạo ấn tượng tốt đẹp, thắm đượm tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai nước Việt - Lào.

Giáo viên nhà trường chúc tết các sinh viên Lào trong dịp tết Nguyên đán.
Giáo viên nhà trường chúc tết các sinh viên Lào trong dịp tết Nguyên đán.

Thầy giáo Lê Quốc Thắng, Phó Trưởng Phòng Đào tạo, Nghiên cứu khoa học và Hợp tác quốc tế, Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai cho biết: Nhà trường tạo điều kiện, sân chơi để sinh viên, du học sinh nước ngoài ở lại trường cũng có thể cảm nhận không khí ấm cúng ngày tết. Ngoài ra, lãnh đạo nhà trường sẽ trực tiếp thăm, chúc tết các du học sinh, trong đêm giao thừa sẽ lì xì và gửi lời chúc mừng năm mới đến các em.

“Đối với các sinh viên Lào du học tại Việt Nam, mỗi năm khi đến lễ hội theo phong tục của nước Lào, nhà trường đều có các hoạt động đồng hành để các em tham gia. Đối với du học sinh ở lại Việt Nam dịp này, nhà trường sẽ tổ chức chương trình trải nghiệm tết Nguyên đán giúp các em hiểu thêm về phong tục, tập quán, văn hóa Việt Nam. Thông qua các chương trình gắn kết, du học sinh Lào sẽ trở thành cầu nối truyền đi thông điệp tích cực và quảng bá văn hóa Việt Nam đến nước bạn Lào, góp phần thắt chặt hơn nữa tình hữu nghị giữa 2 nước”, thầy Thắng cho biết thêm.                                                                        

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Bước tiến chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục

Hai Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 9 về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3-5 tuổi và miễn, hỗ trợ học phí cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân, đã đánh dấu một bước tiến có ý nghĩa chiến lược trong chính sách an sinh giáo dục nước ta.

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Chấm thi khẩn trương nhưng không được 'sót bài', 'sót ý' để bảo đảm quyền lợi cho thí sinh

Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vừa có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí về công tác chấm thi trong bối cảnh vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, việc bảo đảm quyền lợi cho thí sinh trong khâu chấm thi, độ khó của đề thi Toán, Tiếng Anh,...

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Mã vùng điện thoại cố định sau sáp nhập như nào?

Với 11 tỉnh/thành phố không có sự biến động, mã vùng điện thoại cố định vẫn giữ nguyên. Với 23 tỉnh/thành phố mới được sắp xếp từ 2 tỉnh/thành phố trở lên sẽ áp dụng song song các mã vùng điện thoại cố định, sau đó dự kiến sẽ áp dụng theo mã vùng của tỉnh mới.

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Chính quyền hai cấp ở Lào Cai: Gần dân, sát việc

Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính và đưa vào vận hành mô hình chính quyền hai cấp, đến nay, bộ máy hành chính của tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Chính quyền cơ sở tại nhiều địa phương không chỉ hoạt động hiệu quả mà còn gần dân, sát cơ sở, giải quyết công việc nhanh gọn, minh bạch, tăng sự hài lòng của người dân.

Đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm

Đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 338/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp lần thứ 15 Ban chỉ đạo Trung ương về xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.

fb yt zl tw