YouTuber và hành trình lan tỏa nét đẹp lao động

YouTuber và hành trình lan tỏa nét đẹp lao động ảnh 1

LCĐT  - Tôi tình cờ gặp Hải khi anh đang say sưa quay hình trong một xưởng làm đậu phụ truyền thống tại thành phố Lào Cai. Ban đầu, tôi còn tưởng anh là quay phim của đài truyền hình nào đó. Hỏi ra mới biết Hải là một youTuber nổi tiếng (người sáng tạo nội dung trên nền tảng youTube) chuyên làm những video khám phá các ngành nghề.

YouTuber và hành trình lan tỏa nét đẹp lao động ảnh 2
Những video của Hải là hành trình khám phá nhiều ngành nghề khác nhau. 

Lê Hoàng Hải sinh năm 1986, tại thành phố Lào Cai. Ngay từ bé, Hải đã đam mê khám phá, thích mò mẫm. Từ những vật dụng thường ngày như cái chổi, bàn chải,  cốc chén… anh đều tò mò và hỏi bố xem chúng được tạo ra bằng cách nào. Có lần, vì tò mò cách để làm ra chiếc bát ăn cơm, Hải đã bỏ học ra bờ suối đào đất sét về nặn và kết quả là bị trận đòn nhớ đời từ bố.
Lớn dần, các chương trình truyền hình, kênh mạng xã hội mà Hải yêu thích cũng là những chương trình khám phá các ngành nghề, chế tạo các vật dụng. “Tôi có thể ngồi xem cả ngày quên cả đói và nếu đam mê ngành nghề nào, tôi cũng lên mạng tìm hiểu” - Hải kể.

YouTuber và hành trình lan tỏa nét đẹp lao động ảnh 3
Hải cùng người lao động trải nghiệm nhiều công việc khác nhau để thấu hiểu hơn nghề nghiệp của nhân vật.

Dần dần, sự tò mò, niềm đam mê khám phá đã thôi thúc Hải thu xếp hành lý lên đường khám phá trực tiếp thế giới xung quanh. Anh không nhớ mình đã đi đến bao nhiêu nơi, tìm hiểu bao nhiêu ngành nghề, nhưng tất cả đều được anh chụp, quay hình lại. Có nhiều khi, anh cũng xin được thử tự mình trải nghiệm, hóa thân thành người lao động. Những hình ảnh trong mỗi chuyến đi, Hải up lên mạng như cuốn nhật ký khám phá và vô tình nhận được sự quan tâm của đông đảo cộng đồng mạng. Ngày 20/11/2019, Hải quyết định lập kênh YouTube mang tên “Nghề của tôi”, tổng hợp các video trải nghiệm nghề nghiệp trong xã hội, quy trình tạo ra các vật dụng hằng ngày. “Nghề của tôi” không đơn giản là những thước phim tái hiện các ngành nghề, mà mỗi video chính là những câu chuyện dung dị, chân thực do chính người lao động nói về công việc của họ bằng tất cả tình yêu và sự cố gắng. Hiện kênh của Hải đã đạt 67.000 lượt theo dõi với gần 100 video.

YouTuber và hành trình lan tỏa nét đẹp lao động ảnh 4
Hiện, kênh YouTube "Nghề của tôi" đã đạt 67.000 lượt theo dõi với gần 100 video.

“Những video của tôi đã lan tỏa những hình ảnh đẹp về người lao động, có những ngành nghề rất đỗi bình thường như làm dây thừng, cối đá, đậu phụ, ép dầu thực vật, thợ hàn… nhưng thu hút rất đông lượng theo dõi, trong đó, video ý nghĩa nhất với tôi và nhận được nhiều like nhất là video về nghề lái tàu hỏa. Đây là nghề của bố tôi, nghề đã giúp ông nuôi sống cả gia đình trong suốt 30 năm. Tôi muốn đóng vai của bố, trải nghiệm công việc đầy khó khăn, nguy hiểm và trách nhiệm. Để được lên đầu máy ghi hình từ cabin buồng lái, tôi đã phải xin phép và cam kết an toàn vì quy trình, quy phạm chạy tàu rất nghiêm ngặt” - Hải tâm sự.

YouTuber và hành trình lan tỏa nét đẹp lao động ảnh 5
Khác với video giải trí, những video của Hải giống như những thước phim khoa học khám phá.

Khác với video giải trí, những video của Hải giống như những thước phim khoa học khám phá. Chính vì thế, trước khi quay ngành nghề nào đó, Hải đều tìm hiểu các tài liệu trên mạng, tham khảo trước rồi đến lúc quay đỡ bị bỡ ngỡ và được đầy đủ nhất, chi tiết nhất cho người xem dễ hiểu. Nhiều video mất rất nhiều thời gian để ghi hình đủ các công đoạn làm việc. Ví dụ, khi quay nghề làm bánh mì truyền thống, từ trộn bột, ủ bột nặn thành bánh, rồi chờ 12 tiếng sau, bột bánh mới nở đủ để nướng, trong suốt thời gian đó, Hải kiên nhẫn chờ để quay đầy đủ các khâu.

YouTuber và hành trình lan tỏa nét đẹp lao động ảnh 6
Một mình lên kịch bản, quay rồi dựng hình, nhưng Hải không thấy mệt mỏi, bởi anh làm việc bằng tất cả đam mê.

 “Tiếp xúc với nhiều người lao động, nhiều ngành nghề, tôi nhận ra rằng, nghề nào trong xã hội cũng đáng quý. Những vật dụng hằng ngày dù lớn, dù bé đều là kết tinh của bàn tay lao động và trí óc của rất nhiều người. Thời gian tới, tôi muốn được đi nhiều nơi hơn để khám phá các nghề truyền thống tại địa phương và các nghề đặc thù, nguy hiểm khác. Tôi hy vọng, hình ảnh đáng quý của người lao động sẽ được lan tỏa mạnh mẽ, giúp mọi người cảm nhận sâu sắc và trân quý hơn công sức của họ” - Hải trải lòng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thăm hỏi, động viên gia đình 2 nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông đường sắt

Thăm hỏi, động viên gia đình 2 nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông đường sắt

Ngày 14/4, đồng chí Nguyễn Trọng Hài, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng Ban Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh cùng đoàn công tác đã tới thăm, động viên gia đình 2 nạn nhân tử vong do tai nạn đường sắt xảy ra vào chiều 13/4 tại xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên.

Xu hướng chụp ảnh kỷ yếu cá nhân thu hút giới trẻ

Xu hướng chụp ảnh kỷ yếu cá nhân thu hút giới trẻ

Không chỉ là tấm ảnh chụp chung của nhóm bạn thân hoặc tập thể lớp, kỷ yếu giờ đây được xem như là nơi lưu giữ khoảnh khắc tươi đẹp của tuổi học sinh, sinh viên và còn là minh chứng của sự trưởng thành. Để có những tấm ảnh đẹp của tuổi thanh xuân, nhiều bạn trẻ đã đầu tư từ công sức, thời gian, chất xám đến cả vật chất nhằm tạo ra những bộ ảnh kỷ yếu cá nhân ấn tượng, độc đáo.

Mạnh tay xử lý SIM rác

Mạnh tay xử lý SIM rác

Cục Viễn thông ghi nhận từ ngày 1/3 đến hết 31/3/2024, trung bình 1 người sở hữu từ 4 - 9 SIM điện thoại, tương ứng 7,9 triệu SIM thuê bao có đứng tên giấy tờ. Đáng lo ngại, nhiều người sở hữu nhiều SIM nhưng không đứng tên chính chủ. Điều này cũng đồng nghĩa, hiện vẫn còn nhiều SIM rác tràn lan nhưng chưa được các nhà mạng quản lý triệt để.

Chấn chỉnh việc "yêu cầu người bệnh phải mang thẻ BHYT giấy để làm thủ tục khám chữa bệnh"

Chấn chỉnh việc "yêu cầu người bệnh phải mang thẻ BHYT giấy để làm thủ tục khám chữa bệnh"

Bộ Y tế cho biết nhận được công văn của Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội phản ánh người bệnh khi đi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại một số bệnh viện, có xuất trình căn cước công dân gắn chip hoặc xuất trình hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID hoặc trên ứng dụng VNeID nhưng bệnh viện không giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm y tế, yêu cầu người bệnh phải về mang thẻ bảo hiểm y tế giấy để làm thủ tục khám, chữa bệnh.

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Liên thông Sổ sức khỏe điện tử với VNEID: Cần thống nhất quy chế phối hợp 3 bên

Triển khai Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ (Đề án 06), Bộ Y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và C06-Bộ Công an đã phối hợp để tích hợp hồ sơ y tế vào Sổ sức khỏe điện tử cá nhân và liên thông dữ liệu với ứng dụng VNEID.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: "Ai có gì góp nấy" để xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo

Thủ tướng Phạm Minh Chính: "Ai có gì góp nấy" để xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo

Thủ tướng kêu gọi cả nước cùng chung tay, mọi người dân, doanh nghiệp "ai có gì góp nấy, ai có công góp công, ai có của góp của, ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít" để xây dựng, sửa chữa 170.000 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, vì mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước trong năm 2025.

Hội thảo giới thiệu về Kỳ thi đánh giá tư duy và Kỳ thi đánh giá năng lực

Hội thảo giới thiệu về Kỳ thi đánh giá tư duy và Kỳ thi đánh giá năng lực

Ngày 13/4, tại Trường THPT số 1 thành phố Lào Cai, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Đại học Bách khoa Hà Nội và Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo giới thiệu về Kỳ thi đánh giá tư duy và Kỳ thi đánh giá năng lực, các định hướng dạy và học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

fb yt zl tw