Bão Noru đang ở thời điểm mạnh nhất và không có khả năng thành siêu bão

Tối 27/9, nhận định về diễn biến bão số 4 (Noru), Trưởng phòng dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết, đến thời điểm này, bão đang trong tình trạng mạnh nhất và không thể xảy ra khả năng bão mạnh lên cấp 16 (cấp siêu bão). Khoảng cách hiện tại từ tâm bão đến đất liền là khoảng 200 km về phía Đông.

Dự báo hướng đi của bão.
Dự báo hướng đi của bão.

Ông Nguyễn Văn Hưởng nhấn mạnh, sau 22 giờ ngày 27/9 là khoảng thời gian tác động của bão đến đất liền rõ ràng nhất. Cụ thể, khu vực đất liền và khu vực biển Trung Bộ có gió mạnh từ vùng tâm bão vào sẽ kéo dài đến sáng 28/9. Khoảng thời gian tâm bão di chuyển vào đất liền (vùng mắt bão) là thời gian lặng gió, nên người dân phải hết sức lưu ý, không chủ quan và không đi ra ngoài vì chỉ khoảng 5 - 10 phút sau đó, gió sau bão di chuyển vào sẽ mạnh hơn, gây nguy hiểm rất lớn. Người dân chỉ có thể an toàn ra ngoài khi theo dõi các bản tin về bão đã ra khỏi khu vực hoặc suy yếu.

Ông Nguyễn Văn Hưởng cũng cảnh báo: Ngoài gió mạnh, chính quyền và người dân hết sức chú ý đến các hiện tượng mưa dông gây lũ quét, sạt lở đất, trọng tâm là tại các khu vực Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Kom Tum và Gia Lai.

Bão số 4 không chỉ tác động đến khu vực Trung Bộ mà còn tác động đến khu vực các tỉnh Gia Lai, Kom Tum (nơi ít khi có tác động của bão mạnh) gây gió mạnh cấp 8 - 9, giật cấp 9 - 10. Đây là cấp gió hiếm gặp ở 2 tỉnh này nên người dân hết sức đề phòng.

Gió giật mạnh liên hồi kèm theo mưa lớn khu vực ven biển Mỹ Khê (Đà Nẵng), chiều 27/9/2022.
Gió giật mạnh liên hồi kèm theo mưa lớn khu vực ven biển Mỹ Khê (Đà Nẵng), chiều 27/9/2022.

Lý giải về sự tác động của bão đến các tỉnh Gia Lai, Kom Tum, ông Nguyễn Văn Hưởng phân tích, đường đi của bão số 4 di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, trọng tâm là tác động vào các tỉnh, thành phố như Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi; Gia Lai, Kom Tum là nơi tiếp giáp với các tỉnh trên nên cũng sẽ bị tác động.

Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cải thiện quyền lợi của lao động nữ

Cải thiện quyền lợi của lao động nữ

Theo chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ được Quốc hội thông qua vào cuối năm 2024; trong đó, có nhiều nội dung liên quan trực tiếp, tác động sâu rộng tới quyền và lợi ích của người lao động. Một trong những vấn đề người lao động, nhất là lao động nữ quan tâm là quy định về trợ cấp thai sản. Chính sách nêu trên có vị trí quan trọng trong hệ thống BHXH, ảnh hưởng đến nhiều người lao động trong xã hội và cả thế hệ tương lai đất nước.

Người trẻ thiếu kỹ năng mềm

Người trẻ thiếu kỹ năng mềm

Tôi có đứa em họ học ngành Dược, ra trường đi làm 2 năm nhưng thay đổi công việc 3 lần, với lý do “chưa tìm được công ty phù hợp”. Người ta phàn nàn cậu “ít nói, ngại giao tiếp” cho dù chuyên môn không hề kém.

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 ở Lào Cai

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 ở Lào Cai

Sau bốn năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lào Cai đã tập trung các nguồn lực, triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án thành phần của Chương trình. Từ đó, tạo sinh kế, giúp người dân từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên xóa đói, giảm nghèo.

Nỗi niềm của người cao tuổi không có lương hưu

Nỗi niềm của người cao tuổi không có lương hưu

Tỉnh Lào Cai hiện có hơn 24.000 người đang được chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, chỉ chiếm khoảng 31,3% tổng số người cao tuổi trên địa bàn tỉnh, số còn lại nhiều người phải chật vật mưu sinh với nỗi lo cơm áo và bệnh tật khi không có thu nhập ổn định.

fb yt zl tw