Pháp đẩy nhanh sản xuất năng lượng tái tạo

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vừa kêu gọi tăng tốc phát triển năng lượng tái tạo ở Pháp, bao gồm các trang trại điện gió ngoài khơi và điện mặt trời. Kế hoạch mới nhằm đưa Pháp, vốn đang tụt hậu so với các nước láng giềng, tiến gần hơn với mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050. 

Động thái này diễn ra trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu trở nên trầm trọng hơn do cuộc xung đột ở Ukraine. Ông Macron muốn Pháp độc lập hơn về sản xuất điện.

Pháp đẩy nhanh sản xuất năng lượng tái tạo ảnh 1

Turbine điện gió ngoài khơi Saint-Nazaire, Pháp.

Trong bài phát biểu tại Saint-Nazaire, cảng miền Tây nước Pháp, ông Macron nói: “Cuộc xung đột đã thay đổi mọi thứ, phá vỡ mô hình châu Âu, bởi vì nhiều quốc gia phụ thuộc vào khí đốt của Nga để sản xuất điện và lần đầu tiên năng lượng trở thành vũ khí”. Ông Macron cũng đã giới thiệu chi tiết các biện pháp để đẩy nhanh những dự án năng lượng tái tạo. Một dự luật về phát triển năng lượng tái tạo sẽ được trình lên nội các vào tuần tới. Theo ông Macron, Pháp cần tăng tốc gấp đôi đối với các dự án năng lượng tái tạo. 

Pháp trước đây đặt mục tiêu tỷ trọng điện tái tạo đạt 23% vào năm 2020, nhưng chỉ đạt được 19%, dưới mức trung bình 22% của Liên minh châu Âu (EU). Theo thống kê mới nhất, quốc gia này ở vị trí thứ 17/27 trong EU về sản lượng năng lượng tái tạo. Bất chấp nước Pháp có bờ biển dài hàng ngàn kilômét, cho đến nay, chỉ có trang trại điện gió ngoài khơi Saint-Nazaire với 80 turbine vận hành. Tổng thống Macron đặt mục tiêu xây dựng khoảng 50 cơ sở quy mô tương tự vào năm 2050 tại Pháp. Ông cũng hy vọng sản lượng điện mặt trời sẽ tăng gấp 10 lần và điện từ các trang trại gió trên đất liền tăng gấp đôi vào năm 2050.

Chiến lược mới của Tổng thống Pháp là phản ứng lâu dài đối với cuộc khủng hoảng năng lượng. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, chiến lược sẽ không giúp ích gì trong việc đối phó với những thách thức ngắn hạn. Pháp và các nước châu Âu khác lo ngại tình trạng thiếu điện trong mùa đông này, do Nga đã cắt nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên giá rẻ mà lục địa này phụ thuộc trong nhiều năm để vận hành các nhà máy điện và sưởi ấm. Chính phủ Pháp đã cảnh báo rằng, tình huống xấu nhất có thể dẫn đến việc cắt điện luân phiên và các quan chức đã trình bày một kế hoạch “năng lượng an toàn” nhằm mục tiêu giảm 10% việc sử dụng năng lượng vào năm 2024.

Chiến lược năng lượng của Pháp từ lâu đã dựa vào phát triển năng lượng hạt nhân từ nguồn uranium nhập khẩu. Điện hạt nhân chiếm khoảng 67% tổng sản lượng điện tiêu thụ của Pháp, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Vào đầu năm 2022, ông Macron đã công bố kế hoạch xây dựng 6 lò phản ứng hạt nhân mới và kéo dài tuổi thọ của các nhà máy hạt nhân hiện có như một phần trong chiến lược nhằm giảm phát thải khí nhà kính gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu. 

Chiến lược sắp tới khuyến khích hình thành các công viên năng lượng mặt trời trên các vùng đất nông nghiệp trong những điều kiện nhất định, đảm bảo không ảnh hưởng đến diện tích canh tác nông nghiệp. Ông Macron khẳng định, dự luật sắp đệ trình cần phải đảm bảo các cộng đồng địa phương thấy được lợi ích của mình trong việc chuyển đổi năng lượng. Ông hy vọng sẽ thực hiện “cách tiếp cận tương tự” đối với năng lượng hạt nhân trong chiến lược năng lượng tái tạo, tức là đẩy nhanh và đơn giản hóa các thủ tục xây dựng.

Báo SGGP

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Songkran năm đầu tiên được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể

Songkran năm đầu tiên được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể

Thái Lan vừa tổ chức Tết cổ truyền Songkran hết sức thành công sau khi nước này được UNESCO công bố quyết định công nhận Songkran là di sản văn hóa phi vật thể vào ngày 6/12/2023. Trước Songkran, nghệ thuật biểu diễn Khon, massage Thái và múa Nora đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Cuộc bầu cử định hướng phát triển Ấn Độ

Cuộc bầu cử định hướng phát triển Ấn Độ

Đạt thành tựu tích cực về phát triển kinh tế-xã hội, tăng cường vị thế trên trường quốc tế, song Ấn Độ vẫn đối mặt nhiều thách thức. Cuộc tổng tuyển cử sắp tới tại Ấn Độ được đánh giá có vai trò định hướng sự phát triển của quốc gia đông dân nhất thế giới, ít nhất trong 5 năm tới.

Nhà sử học Anh đánh giá chiến thắng Điện Biên Phủ là sản phẩm của thực tiễn chính trị và quân sự độc đáo

Nhà sử học Anh đánh giá chiến thắng Điện Biên Phủ là sản phẩm của thực tiễn chính trị và quân sự độc đáo

Những hy sinh to lớn làm nên chiến thắng quyết định ở Điện Biên Phủ năm 1954 là sản phẩm của thực tiễn chính trị và quân sự độc đáo, xuất phát trực tiếp từ những phẩm chất cá nhân và trí tuệ xuất chúng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, được vận dụng và phát triển trong tập thể Đảng Cộng sản Việt Nam, tạo nên con đường bền vững đi đến tự do, duy trì và nâng cao cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

fb yt zl tw