Mỗi ngày Việt Nam chịu khoảng 45 sự cố tấn công an toàn thông tin

LCĐT - Theo Cục An toàn thông tin (ATTT), mỗi ngày Việt Nam chịu khoảng 45 sự cố tấn công ATTT, tăng 1,6 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Trong bối cảnh chuyển đổi số, toàn bộ các hoạt động được đưa lên mạng Internet, gây áp lực lớn cho cơ quan chức năng.

Theo ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục An toàn thông tin (ATTT), trung bình mỗi ngày một người Việt Nam trực tuyến trên mạng Internet khoảng 7 giờ. Thời lượng này còn tiếp tục tăng lên, đồng nghĩa với nguy cơ mất an toàn thông tin mạng tăng cao.

Thống kê cho thấy, cứ mỗi giây trên thế giới có 900 cuộc tấn công mạng, 5 mã độc mới được sinh ra; 40 lỗ hổng bảo mật mới được phát hiện mỗi ngày. Thiết bị di động hiện là mục tiêu của các cuộc tấn công tinh vi trên diện rộng, tấn công có chủ đích, mã độc tống tiền và là cửa ngõ để tin tặc (hacker) xâm nhập hệ thống của tổ chức, đơn vị…

Dự báo, số vụ tấn công DDOS (tấn công từ chối dịch vụ) sẽ tăng gấp 2 lần từ 79 triệu vụ được phát hiện năm 2018 lên hơn 15 triệu vụ năm 2023. Trung bình, mỗi giờ bị dừng truy cập Internet của một đơn vị, tổ chức sẽ thiệt hại khoảng 300.000 – 1 triệu USD. Vì thế, chỉ cần một cuộc tấn công DDOS ngắn cũng có thể gây thiệt hại nghiêm trọng.

Mỗi ngày Việt Nam chịu khoảng 45 sự cố tấn công an toàn thông tin ảnh 1

Ảnh minh hoạ.

Theo Cục ATTT, mỗi ngày Việt Nam chịu khoảng 45 sự cố tấn công ATTT, tăng 1,6 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Trong bối cảnh chuyển đổi số, toàn bộ các hoạt động được đưa lên mạng Internet, gây áp lực lớn cho cơ quan chức năng.

“Một sự cố an toàn an ninh mạng nghiêm trọng có thể làm ngưng trệ toàn bộ chương trình chuyển đổi số của một bộ, ngành, địa phương, đơn vị, tổ chức… Nguy cơ mất ATTT là rất rõ ràng, song phần lớn các đơn vị, tổ chức lại chưa triển khai đầy đủ phương án bảo đảm ATTT để giảm thiểu rủi ro”, ông Phúc cho hay.

Các vụ tấn công bằng mã độc tại Việt Nam cũng có chiều hướng tăng vọt. Các hacker thường khai thác vào các lỗ hổng trong hệ thống công nghệ thông tin của doanh nghiệp, từ đó thâm nhập, mã hóa dữ liệu, sau đó tống tiền. Nhiều dữ liệu được hacker rao bán trên mạng trong đó có cả các loại dữ liệu đặc thù, bí mật kinh doanh. Thói quen sử dụng phần mềm không bản quyền, truy cập những tệp dữ liệu hoặc đường link không an toàn của người dùng cũng làm mã độc lây lan nhanh chóng.

"Chúng ta phải ý thức được rằng ATTT bây giờ là vấn đề then chốt, là yếu tố không thể tách rời trong quá trình chuyển đổi số. Chúng ta phải đảm bảo tổng thể từ công nghệ, con người, quy trình. Làm sao hoạt động đảm bảo ATTT luôn là ý thức trong mỗi doanh nghiệp", ông Lê Công Phú, Phó Giám đốc Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (Bộ Thông tin & Truyền thông) nhấn mạnh.

Trong quá trình chuyển đổi số, phát triển công nghệ thông tin luôn song hành cùng an toàn, an ninh mạng. Thay vì chỉ tập trung vào các giải pháp công nghệ thì nguồn nhân lực ATTT cũng cần phải được chú trọng. Cùng với đó, việc nâng cao nhận thức người dùng về sử dụng Internet an toàn sẽ là cách tốt nhất để hạn chế những rủi ro đến từ không gian mạng.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Yên Bái chuyển đổi số để vững bước vào kỷ nguyên mới

Xác định chuyển đổi số (CĐS) là xu thế, thời cơ, động lực tạo đột phá trong phát triển, tỉnh Yên Bái đã nỗ lực thúc đẩy CĐS trên nhiều lĩnh vực. Từ đó, làm thay đổi căn bản, toàn diện hoạt động chỉ đạo, điều hành, quản lý của cấp ủy, chính quyền các cấp, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân theo hướng tích cực, đem lại cuộc sống hiện đại, thông minh, tiện ích.

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Nhà báo "tỉnh táo" trước AI

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra những thay đổi mãnh liệt trong lĩnh vực báo chí. Tỉnh táo trước làn sóng thông tin ảo, fake-news do AI tạo ra khi tác nghiệp trở thành đòi hỏi cấp thiết với đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Các nhà báo, chuyên gia công nghệ đã chia sẻ vấn đề này với phóng viên báo Tin tức và Dân tộc.

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Công nghệ - cầu nối để tiếp cận, giám sát chính sách

Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Nghị quyết số 66-NQ/TW về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới đang được ngành tư pháp cụ thể hóa bằng những hành động cụ thể.

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Yên Bái: Nông thôn chuyển mình nhờ số hóa

Trong những năm gần đây, chuyển đổi số (CĐS) không còn là một khái niệm xa vời mà đã len lỏi vào từng ngóc ngách của cuộc sống, ngay cả ở địa bàn vùng cao, nông thôn hay vùng sâu, xa của tỉnh. Với quyết tâm nâng cao đời sống người dân và phát triển kinh tế địa phương, nhiều mô hình CĐS đã được triển khai hiệu quả, mang lại những đổi thay tích cực, mở ra một tương lai mới cho nông nghiệp, du lịch và giáo dục...

Nhà báo số

Nhà báo số

Trong dòng chảy không ngừng của truyền thông hiện đại, nghề báo đang chứng kiến những thay đổi mạnh mẽ. Người làm báo hôm nay chủ động sáng tạo nội dung đa phương tiện, linh hoạt ứng dụng công nghệ số để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của độc giả.

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tiểu thương không có hóa đơn đầu vào, phải làm thế nào?

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền: Tiểu thương không có hóa đơn đầu vào, phải làm thế nào?

Chính sách áp dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) đối với hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm trở lên đã được triển khai từ ngày 1/6/2025, nhưng đến nay, nhiều tiểu thương vẫn còn bỡ ngỡ, lo lắng vì chưa hiểu hết về lợi ích của chính sách thuế, cũng như quy trình sử dụng HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền.

fb yt zl tw