Ra mắt bộ tác phẩm 'Việt kiệu thư'

Bộ sách được đánh giá là một sử liệu quan trọng hàng đầu viết về lịch sử Việt Nam, phản ánh rõ nét tư tưởng, cách nhìn của giới trí thức Trung Quốc về Việt Nam.

Ngày 3/6, MaiHaBooks phối hợp với ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội và NXB Khoa học xã hội tổ chức talkshow: Lịch sử và tư liệu: Việt Nam trong hiểu biết của giới trí thức Trung Hoa thế kỷ XVI nhân dịp ra mắt bộ sách Việt kiệu thư.

BTC cho biết, thông qua nhìn nhận, đánh giá giá trị tư liệu của các bộ thư tịch cổ đương thời, nội dung trọng tâm của buổi talkshow thảo luận những hiểu biết về Việt Nam của giới trí thức Trung Hoa thế kỷ XVI. Đây là một giai đoạn lịch sử đặc biệt vì thế kỷ XV, XVI đã diễn ra nhiều diễn biến phức tạp trong quan hệ giữa triều Minh với các triều Hồ, Lê sơ và Mạc.

Trong bối cảnh đó, xuất hiện các ghi chép có hoàn cảnh biên soạn khác nhau, do nhiều đối tượng, từ sử quan, trí thức quan lại xuất thân Nho học, có cả những viên tướng từng trực tiếp cầm quân xâm lược Đại Việt sao soạn. Các ghi chép này nhằm nhiều mục đích, trước hết nhằm đáp ứng nhu cầu hiểu biết, từ hình thế núi sông, diên cách hành chính, nhân vật lịch sử, phong tục tập quán, về các sự kiện liên quan đến quan hệ Việt - Trung của quan lại, triều đình người Hán. Việt kiệu thư của Lý Văn Phượng nằm trong số đó.

Việt kiệu thư là trước tác duy nhất hiện còn lưu giữ được của Lý Văn Phượng - một viên quan nhà Minh xuất thân khoa cử, nhận nhiệm vụ quản lý, giám sát các hoạt động quân đội, bao gồm luyện tập tuần phòng, bố trí đồn sở, các việc liên quan đến binh dịch tại Quảng Đông, Vân Nam. Bộ sách được hoàn thành vào tháng 6 năm Canh Tý niên hiệu Minh Gia Tĩnh thứ 19 (1540) là biên khảo có giá trị cao, vừa là một biên khảo địa phương chí, địa lý chí, vừa là một sử thư - tức ghi chép lịch sử… cung cấp thông tin cho việc nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Việt, lịch sử Việt Nam.

GS. Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch hội Khoa học lịch sử Việt Nam đánh giá đây là cuốn sách có giá trị cao, vừa là một biên khảo địa phương chí, địa lý chí, vừa là một sử thư (ghi chép lịch sử)… cung cấp thông tin cho việc nghiên cứu lịch sử quan hệ Việt Nam-Trung Quốc và lịch sử Việt Nam trong giai đoạn thế kỷ XV-XVI.

“Đây là một trong những ghi chép nhằm đáp ứng nhu cầu hiểu biết hình thế núi sông, hành chính, nhân vật lịch sử, phong tục tập quán nước ta của quan lại, triều đình người Hán,” ông nói.

GS. Nguyễn Quagn Ngọc cho rằng đây là tài liệu quý, phục vụ hiệu quả công tác nghiên cứu lịch sử. Khi còn là một sinh viên khoa Sử của Đại học Tổng hợp (nay là Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn), ông đã thấy cuốn Việt kiệu thư trong thư viện ở dạng chép tay. Mỗi khi cần thông tin trong sách, các sinh viên vẫn phải tự chép lại vào sổ tay của mình.

Đánh giá về giá trị sử liệu của Việt kiệu thư, PGS.TS. Trần Trọng Dương (Viện Nghiên cứu Hán Nôm) cho rằng: “Do tính chất là một tập sử liệu nhằm phục vụ việc quân sự, Việt kiệu thư chứa trong mình nhiều thông tin đa chiều về Đại Việt. Trước hết, đó là nguồn sử liệu về mối quan hệ giữa triều Hồ, Lê sơ, và Mạc với nhà Minh. Ở những phần sử chí về lịch triều, các sử liệu không có nhiều điểm khác biệt so với các bộ sử lớn hơn. Nhưng, những phần sưu tầm về giai đoạn thế kỷ XV-XVI của cuốn sách này có thể đem đến nhiều sử kiện và văn kiện mới. Đây rõ ràng là nguồn tư liệu rất quan trọng để nghiên cứu về lịch sử quan hệ bang giao bổ sung cho các pho chính sử của cả hai phía”.

vietnamnet.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chảo Mẩy và đam mê viết

Chảo Mẩy và đam mê viết

"Tôi sinh ra ở vùng cao - nơi còn thiếu thốn và gặp nhiều khó khăn. Nhưng tôi đã có một tuổi thơ đầy ắp tình yêu thương. Ở nơi không có trò chơi điện tử, không sóng điện thoại, tôi chơi các trò chơi truyền thống, trải nghiệm các nét văn hóa độc đáo… tới giờ vẫn đầy ắp kỷ niệm trong tâm trí tôi…”, đó là những điều mà Chảo Mẩy chia sẻ qua từng trang viết.

Điện ảnh Việt: Bứt phá ngoạn mục từ mùa phim Tết

Điện ảnh Việt: Bứt phá ngoạn mục từ mùa phim Tết

Trong mùa phim Tết năm nay, có thể dự đoán về sức hút của bộ phim “Mai” (đạo diễn Trấn Thành) khi đạt doanh thu hàng trăm tỷ đồng, liên tục làm nên các kỷ lục trong lịch sử điện ảnh Việt. Nhưng cơn “sốt vé” phim “Đào, phở và piano” (đạo diễn Phi Tiến Sơn), một bộ phim do Nhà nước đặt hàng, là hiện tượng bất ngờ, chưa từng thấy. Cùng với nhiều bộ phim khác đang dần được chú ý, giới làm nghề đầy hứng khởi, tin tưởng một giai đoạn bứt phá của điện ảnh Việt.

Múa bút vẽ thư pháp xuân và rồng nước Việt

Múa bút vẽ thư pháp xuân và rồng nước Việt

Nghệ nhân thư pháp Võ Dương, người Việt đầu tiên xác lập kỷ lục thế giới về thư pháp, gửi tặng bạn đọc Thanh Niên những tác phẩm thư pháp lấy cảm hứng mùa xuân trong năm Giáp Thìn, năm "cầm tinh" con rồng.

Nhớ mùa tết xưa!

Nhớ mùa tết xưa!

... đã sống gần hết cuộc đời, đôi chân đã đi khắp đất nước, mà cứ mỗi độ giữa đông trở đi, lòng lại náo nức, rưng rưng nhớ về những mùa tết đẫm đặc tuổi thơ tôi...

fb yt zl tw