Bát Xát: Cần sớm di chuyển người dân ra khỏi vùng nguy hiểm

LCĐT - Mặc dù huyện Bát Xát đã tìm nhiều giải pháp đảm bảo an toàn cho các hộ trong vùng có nguy cơ xảy ra thiên tai, nhưng việc di chuyển các hộ ra khỏi vùng nguy hiểm vẫn gặp không ít khó khăn.

Căn nhà của anh Vàng Chẩn Sinh nằm phía dưới vùng có nguy cơ sạt lở.
Căn nhà của anh Vàng Chẩn Sinh nằm phía dưới vùng có nguy cơ sạt lở.

Sau 1 tuần có mưa liên tiếp vào tháng 7/2020, trên nền nhà và sân của gia đình anh Vàng Chẩn Páo, ở thôn Láo Vàng, xã Phìn Ngan xuất hiện nhiều vệt nứt và một phần nền của căn nhà có hiện tượng sụt lún. Sau khi phát hiện, cả gia đình anh Páo gồm 4 người đã di chuyển ra khỏi nhà, đồng thời gọi gia đình anh Vàng Chẩn Sinh phía dưới sườn đồi cách đó không xa khẩn trương di dời.

Trò chuyện với chúng tôi vào những ngày cuối tháng 4/2022, sau hơn 2 năm xảy ra vụ việc nhưng anh Páo vẫn chưa hết lo lắng, bởi hiện nay gia đình anh vẫn chưa thể di chuyển đến vùng an toàn do không có đất và kinh phí. Hiện tại, anh Páo vẫn phải về nhà để chăn nuôi, trồng trọt mặc dù đã mang những đồ đạc quan trọng của gia đình đến gửi nhà người em họ cách đó 300 m. Biết rằng rất bất tiện nhưng khi trời có mưa thì nhà người em họ là nơi duy nhất anh và gia đình anh có thể nhờ cậy.

Cách nhà anh Páo chừng 700 m là gia đình anh Vàng Láo Sử. Khoảng tháng 11/2021, căn nhà xây của gia đình anh Sử cũng xuất hiện nhiều vết nứt tường, nền nhà có điểm sụt lún do phía sau nhà có mạch nước ngấm vào. Gia đình anh Sử được chính quyền xã vận động di dời đến nơi an toàn với mức hỗ trợ 80 triệu đồng theo Nghị quyết 05 ngày 9/4/2021 của HĐND tỉnh. Tuy nhiên, sau 5 tháng chuyển đến nơi ở mới, anh Sử vẫn chưa được nhận tiền hỗ trợ.

Khu lán lánh nạn của 25 hộ dân thôn Suối Chải.
Khu lán lánh nạn của 25 hộ dân thôn Suối Chải.

Nằm cách trung tâm xã Phìn Ngan gần 7 km, đường đến thôn Suối Chải trơn trượt, ngày nắng có thể đi xe máy, còn ngày mưa người dân phải đi bộ. Đưa chúng tôi vượt qua con đường nhỏ cheo leo trên vách núi, chỉ tay về phía khu đồi có 25 hộ nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở cao, được cơ quan chức năng xác định từ năm 2018, Trưởng thôn Suối Chải Phàn Láo Tả nói: Năm 2020, vệt nứt trong khu vực được kiểm tra đã lớn hơn nhưng các hộ vẫn phải ở lại. Sau khi tiếp tục kiến nghị lên cấp trên, năm 2021, các hộ ở đây được Nhà nước dựng cho 25 gian lán tạm bằng tôn cách khu dân cư 1 km để lánh nạn. Trước mắt, các hộ vẫn ở nhà và chỉ di chuyển đến lán lánh nạn khi trời mưa hoặc thời tiết xấu.

Gần ngày 30/4, khi nghe dự báo thời tiết là sẽ có mưa, gia đình anh Lý Phủ Kiêm cùng các hộ sẵn sàng di chuyển đến lán ở tạm. Trước đó, anh Kiêm đã mang bếp gas và một số vật dụng có giá trị đi gửi. Anh Lý Phủ Kiêm cho biết: Mấy năm nay, các hộ sống trong cảnh lo sợ, mất ăn, mất ngủ. Chúng tôi mong ngành chức năng giúp đỡ để được di chuyển đến nơi ở an toàn, nếu sống trong lo sợ, bà con không thể ổn định để phát triển kinh tế, cuộc sống ngày càng khó khăn.

Theo thống kê của xã Phìn Ngan, từ năm 2021, trên địa bàn xã có 81 hộ nằm trong khu vực có nguy cơ sạt lở cao, trong đó có 13 hộ thuộc diện di chuyển khẩn cấp nhưng đến nay, xã mới di chuyển được 11 hộ (trong đó 9 hộ có quyết định di chuyển, 2 hộ đang chờ quyết định).

Theo ông Vàng Láo Lở, Chủ tịch UBND xã Phìn Ngan, xã đã triển khai cho 11 hộ thuộc diện di chuyển khẩn cấp, nhưng đến nay vẫn chưa được cấp kinh phí hỗ trợ theo Nghị quyết 05 ngày 9/4/2021 của HĐND tỉnh. Xã đang phải đứng ra bảo lãnh cho các hộ mua chịu vật liệu tại một số cửa hàng. Xã rất mong sớm được cấp kinh phí để các hộ hoàn thiện nhà ở và trả nợ tiền vật liệu. Còn về các hộ trong diện di chuyển thì tỉnh và huyện đã có khảo sát khu tái định cư tại thôn Láo Vàng từ năm 2021, nhưng đến nay vẫn chưa được triển khai.

Theo kết quả rà soát năm 2022, huyện Bát Xát có 144 hộ trong diện nguy hiểm cần di dời, sắp xếp dân cư, trong đó có 39 hộ sắp xếp cư dân biên giới; 105 hộ trong vùng thiên tai nguy hiểm, tập trung tại các xã Phìn Ngan, Tòng Sành và Pa Cheo. Ông Lục Như Trung, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bát Xát (cơ quan thường trực phòng, chống thiên tai huyện) cho biết: Đối với các hộ thuộc diện đặc biệt nguy hiểm, huyện đã ưu tiên sắp xếp xen ghép giữa các khu dân cư. Còn các vùng cần di chuyển, trước mắt đã di chuyển theo từng thời điểm tới những nhà ở tạm để lánh nạn. Các hộ này vẫn phải đợi dự án sắp xếp dân cư thì mới có thể di chuyển đến nơi ở ổn định. Việc các hộ đang phải di chuyển đến lán lánh nạn sẽ được huyện đặc biệt quan tâm và theo dõi.

Mặc dù các cơ quan của huyện Bát Xát đã có nhiều giải pháp đảm bảo an toàn cho các hộ trong vùng thiên tai nguy hiểm nhưng về lâu dài, vẫn cần sớm triển khai những dự án sắp xếp dân cư để có thể đưa các hộ đến nơi ở ổn định, an toàn, như vậy người dân mới có thể yên tâm lao động, sản xuất.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm mùa hè

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm mùa hè

Thông tin mới nhất từ Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), có khoảng gần 700 người bị ngộ độc thực phẩm trong quý I/2024. Ngoài các nguyên nhân khách quan, nguy cơ ngộ độc đến từ việc ý thức chấp hành quy định của pháp luật về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của một số cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm chưa nghiêm.

Huyện Bảo Thắng: Gần 20 nghìn học sinh được hướng dẫn tham gia giao thông an toàn, phòng chống đuối nước

Huyện Bảo Thắng: Gần 20 nghìn học sinh được hướng dẫn tham gia giao thông an toàn, phòng chống đuối nước

Chiều 16/4, UBND huyện Bảo Thắng tổ chức Hội nghị chuyên đề về đảm bảo an toàn giao thông, an ninh, an toàn trường học; phòng chống đuối nước và tệ nạn xã hội trong trường học với sự tham gia của gần 20 nghìn học sinh (từ lớp 4 đến lớp 12) tại 300 điểm cầu thuộc 73 trường phổ thông trên địa bàn huyện.

Đào tạo chuyên gia an ninh mạng theo hướng thực chiến

Đào tạo chuyên gia an ninh mạng theo hướng thực chiến

Nhằm giải cơn khát thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực an toàn thông tin, Hệ thống Đào tạo công nghệ thông tin Quốc tế Bachkhoa-Aptech vừa công bố các chương trình đào tạo nhân lực theo hướng thực chiến với thời gian đào tạo từ 4 tháng đến 2 năm.

Vì sao phải đổi tên thành thẻ căn cước?

Vì sao phải đổi tên thành thẻ căn cước?

Khi Luật Căn cước chính thức có hiệu lực, thẻ căn cước công dân sẽ được đổi tên thành thẻ căn cước để phù hợp, thống nhất với tên gọi của các loại thẻ nhân dạng thông tin công dân của các nước trên thế giới...

Rà soát, bố trí điểm dừng nghỉ tạm trên các tuyến cao tốc

Rà soát, bố trí điểm dừng nghỉ tạm trên các tuyến cao tốc

Ngày 15/4, Bộ Giao thông vận tải đã có công điện yêu cầu các đơn vị, cơ quan trực thuộc có các giải pháp hiệu quả thực hiện công điện của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, tạo thuận lợi cho nhân dân đi lại dịp lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè.

Rực rỡ sắc màu dân tộc trong các trường học

Rực rỡ sắc màu dân tộc trong các trường học

Hưởng ứng “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024, các đơn vị trường học trong tỉnh đã tuyên truyền rộng rãi đến toàn thể giáo viên, nhân viên, học sinh thực hiện mặc trang phục truyền thống dân tộc mình đồng bộ từ ngày 15/4 đến ngày 19/4.

fb yt zl tw