Ngày 13/5: Tin vui chống dịch, ca COVID-19 mới giảm còn 2.227; không có F0 tử vong

Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 13/5 của Bộ Y tế cho biết số ca mắc mới COVID-19 giảm mạnh, chỉ còn 2.227 ca, thấp hơn gần 1.800 ca so với hôm qua; Trong ngày không có F0 tử vong; Bắc Giang bổ sung 443 ca COVID-19.

Thông tin các ca mắc COVID-19 mới:

- Tính từ 16h ngày 12/5 đến 16h ngày 13/5, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 2.227 ca nhiễm mới, trong đó 1 ca nhập cảnh và 2.226 ca ghi nhận trong nước (giảm 1.723 ca so với ngày trước đó) tại 53 tỉnh, thành phố (có 1.517 ca trong cộng đồng).

- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (495), Nghệ An (123), Phú Thọ (120), Đắk Lắk (114), Quảng Ninh (96), Yên Bái (88), Tuyên Quang (82), Vĩnh Phúc (81), Thái Bình (70), Bắc Ninh (70), Quảng Bình (60), Bắc Kạn (52), Lào Cai (51), Thái Nguyên (51), Nam Định (51), Lâm Đồng (39), Sơn La (37), TP. Hồ Chí Minh (36), Hưng Yên (35), Đà Nẵng (34), Hải Dương (33), Lạng Sơn (29), Hà Nam (29), Bình Dương (28), Hải Phòng (25), Hòa Bình (24), Ninh Bình (23), Gia Lai (22), Hà Tĩnh (21), Hà Giang (21), Thanh Hóa (21), Bình Phước (21), Quảng Trị (15), Cao Bằng (14), Bắc Giang (13), Điện Biên (13), Bà Rịa - Vũng Tàu (11), Quảng Ngãi (11), Lai Châu (11), Đắk Nông (10), Thừa Thiên Huế (9), Bến Tre (6), Tây Ninh (6), Bình Định (5), Khánh Hòa (5), Phú Yên (3), Vĩnh Long (3), Long An (2), Đồng Tháp (2), Cà Mau (2), Bình Thuận (1), Kiên Giang (1), Bạc Liêu (1).

- Sở Y tế Bắc Giang đăng ký bổ sung 443 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin.

- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Đắk Lắk (-1.137), Bắc Ninh (-276), Nghệ An (-45).

- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Sơn La (+20), Nam Định (+19), Lạng Sơn (+8).

- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 2.796 ca/ngày.

Ngày 13/5: Tin vui chống dịch, ca COVID-19 mới giảm còn 2.227; không có F0 tử vong - Ảnh 1.

Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam đến chiều ngày 13/5

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.693.141 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.050 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.685.388 ca, trong đó có 9.341.212 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.594.151), TP. Hồ Chí Minh (608.884), Nghệ An (483.314), Bắc Giang (386.430), Bình Dương (383.623).

Tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 9.065 ca

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 9.344.029 ca

2. Số bệnh nhân đang thở ô xy là 333 ca, trong đó:

- Thở ô xy qua mặt nạ: 263 ca

- Thở ô xy dòng cao HFNC: 40 ca

- Thở máy không xâm lấn: 9 ca

- Thở máy xâm lấn: 19 ca

- ECMO: 2 ca

3. Số bệnh nhân tử vong:

- Từ 17h30 ngày 12/5 đến 17h30 ngày 13/5 ghi nhận 0 ca tử vong.

- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 1 ca.

- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.063 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.- Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Tình hình xét nghiệm

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 39.504.532 mẫu tương đương 85.809.483 lượt người, tăng 750 mẫu so với ngày trước đó.

Tình hình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19

Trong ngày 12/5 có 186.319 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 216.512.573 liều, trong đó:

+ Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 196.922.020 liều: Mũi 1 là 71.465.476 liều; Mũi 2 là 68.673.920 liều; Mũi 3 là 1.505.969 liều; Mũi bổ sung là 15.252.626 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 40.004.064 liều; Mũi nhắc lại lần 2- mũi 4 là 19.965 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.398.550 liều: Mũi 1 là 8.916.803 liều; Mũi 2 là 8.481.747 liều.

+ Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 2.192.003 liều (mũi 1).

Trên thế giới

- Cả thế giới có 519.876.272 ca nhiễm, trong đó 474,614,892 ca khỏi bệnh; 6.284.849 ca tử vong và 38,976,531 ca đang điều trị (39.180 ca diễn biến nặng).

- Trong ngày số ca nhiễm của thế giới tăng 631.548 ca, tử vong tăng 2.310 ca.

- Châu Âu tăng 222.589 ca; Bắc Mỹ tăng 133.525 ca; Nam Mỹ tăng 32.897 ca; châu Á tăng 172.885 ca; châu Phi tăng 9.787 ca; châu Đại Dương tăng 59.865 ca.

- Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 15.392 ca, trong đó: Indonesia tăng 335 ca, Malaysia tăng 3.410 ca, Thái Lan tăng 7.779 ca, Philippines tăng 139 ca, Singapore tăng 3.645 ca, Myanmar tăng 6 ca, Lào tăng 78 ca, Campuchia tăng 0 ca, Đông Timor tăng 0 ca.

Sức khỏe và Đời sống

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cải thiện quyền lợi của lao động nữ

Cải thiện quyền lợi của lao động nữ

Theo chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ được Quốc hội thông qua vào cuối năm 2024; trong đó, có nhiều nội dung liên quan trực tiếp, tác động sâu rộng tới quyền và lợi ích của người lao động. Một trong những vấn đề người lao động, nhất là lao động nữ quan tâm là quy định về trợ cấp thai sản. Chính sách nêu trên có vị trí quan trọng trong hệ thống BHXH, ảnh hưởng đến nhiều người lao động trong xã hội và cả thế hệ tương lai đất nước.

Người trẻ thiếu kỹ năng mềm

Người trẻ thiếu kỹ năng mềm

Tôi có đứa em họ học ngành Dược, ra trường đi làm 2 năm nhưng thay đổi công việc 3 lần, với lý do “chưa tìm được công ty phù hợp”. Người ta phàn nàn cậu “ít nói, ngại giao tiếp” cho dù chuyên môn không hề kém.

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 ở Lào Cai

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 ở Lào Cai

Sau bốn năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lào Cai đã tập trung các nguồn lực, triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án thành phần của Chương trình. Từ đó, tạo sinh kế, giúp người dân từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên xóa đói, giảm nghèo.

Nỗi niềm của người cao tuổi không có lương hưu

Nỗi niềm của người cao tuổi không có lương hưu

Tỉnh Lào Cai hiện có hơn 24.000 người đang được chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, chỉ chiếm khoảng 31,3% tổng số người cao tuổi trên địa bàn tỉnh, số còn lại nhiều người phải chật vật mưu sinh với nỗi lo cơm áo và bệnh tật khi không có thu nhập ổn định.

fb yt zl tw