Đồng hành và dấn thân

Năm 2021 là năm vô cùng khó khăn với những người hoạt động nghệ thuật khi sân khấu không thể hoạt động, rạp chiếu bóng nhiều nơi phải đóng cửa… 

Song, vượt lên trở ngại, thách thức, bằng khát khao cống hiến của nghệ sĩ, đời sống nghệ thuật biểu diễn vẫn có nhiều điểm sáng, cho thấy nỗ lực thích ứng linh hoạt, an toàn trong tình hình mới để tạo ra những liều “vaccine tinh thần” ý nghĩa, đồng hành nhân dân trong cuộc chiến chống đại dịch.

Hai năm qua, trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, văn học nghệ thuật cũng không đứng ngoài cuộc. Các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ - nghệ sĩ, bằng tài năng và nhiệt huyết công dân của mình, đã tiếp lửa, kịp thời mang đến lời ca, tiếng hát, những áng văn thơ xúc động lòng người, để động viên, cổ vũ tinh thần, biểu dương những phẩm chất cao đẹp, tấm gương dũng cảm hy sinh vì những giá trị nhân văn của con người.

Khi làn sóng dịch thứ 4 bắt đầu lan rộng, ảnh hưởng nhiều mặt xã hội, nhất là ở TPHCM, Bình Dương và các tỉnh thành phía Nam, Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã mở cuộc vận động sáng tác ca khúc nhằm góp thêm tiếng nói động viên, chia sẻ tình cảm với đồng bào, chiến sĩ, đặc biệt là các lực lượng trên tuyến đầu chống dịch; và chỉ trong 4 tháng, đã có 400 ca khúc gửi về. Với phim truyền hình Việt, năm 2021 tiếp tục mang đến nhiều thử thách cho các đoàn làm phim, buộc đội ngũ sản xuất phải tìm cách ứng biến và vượt qua để đảm bảo khối lượng, tiến độ và chất lượng cho các tác phẩm. Hàng chục bộ phim ra đời trong bối cảnh khó khăn đó đã đem đến cho người xem những món ăn tinh thần quý giá, khi phần lớn thời gian trong cả năm qua người dân cả nước phải ở nhà vì Covid-19. 

Nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc đã được phát trên các nền tảng số, mạng xã hội, mang đến liều “vaccine tinh thần” để cổ vũ, tiếp thêm sức mạnh cho nhân dân cùng chính quyền chống dịch. Các chương trình, sự kiện văn hóa nghệ thuật quy mô quốc gia như: Liên hoan Kịch nói toàn quốc, Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc… được tổ chức thành công, phù hợp với chủ trương thích ứng an toàn, phục hồi phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ, cũng đã góp phần đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân.  

“Luôn là vậy, khi đất nước đứng trước một sự kiện quan trọng, đặc biệt là thách thức đối với sinh mệnh con người, giới cầm bút thường lên tiếng theo nhiều cách khác nhau” - chia sẻ của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam. Có thể thấy, số lượng đầu sách viết về đại dịch Covid-19 hoặc lấy bối cảnh đại dịch mỗi ngày một tăng lên. Mỗi trang viết, mỗi câu chuyện được viết ra đã lan tỏa tinh thần lạc quan, giúp ta tìm lại niềm vui sống.

Dù ở thời điểm này, vẫn chưa có những tác phẩm có tầm vóc, thật sự xuất sắc nổi bật như kỳ vọng nhưng điều đó cũng không quá lo lắng bởi lẽ nghệ thuật luôn cần có độ trễ về thời gian, văn nghệ sĩ cũng cần có độ lắng để chiêm nghiệm. Có được những tác phẩm đỉnh cao, đi cùng năm tháng là điều rất tuyệt vời, song vượt lên tất thảy, văn học nghệ thuật đã lan tỏa được nhiều năng lượng tích cực, đã luôn đồng hành, dấn thân cùng nhân dân, cùng Tổ quốc trong những ngày khó khăn vừa qua.

Báo SGGP

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cải thiện quyền lợi của lao động nữ

Cải thiện quyền lợi của lao động nữ

Theo chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, dự án Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ được Quốc hội thông qua vào cuối năm 2024; trong đó, có nhiều nội dung liên quan trực tiếp, tác động sâu rộng tới quyền và lợi ích của người lao động. Một trong những vấn đề người lao động, nhất là lao động nữ quan tâm là quy định về trợ cấp thai sản. Chính sách nêu trên có vị trí quan trọng trong hệ thống BHXH, ảnh hưởng đến nhiều người lao động trong xã hội và cả thế hệ tương lai đất nước.

Người trẻ thiếu kỹ năng mềm

Người trẻ thiếu kỹ năng mềm

Tôi có đứa em họ học ngành Dược, ra trường đi làm 2 năm nhưng thay đổi công việc 3 lần, với lý do “chưa tìm được công ty phù hợp”. Người ta phàn nàn cậu “ít nói, ngại giao tiếp” cho dù chuyên môn không hề kém.

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 ở Lào Cai

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 ở Lào Cai

Sau bốn năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lào Cai đã tập trung các nguồn lực, triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án thành phần của Chương trình. Từ đó, tạo sinh kế, giúp người dân từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên xóa đói, giảm nghèo.

Nỗi niềm của người cao tuổi không có lương hưu

Nỗi niềm của người cao tuổi không có lương hưu

Tỉnh Lào Cai hiện có hơn 24.000 người đang được chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, chỉ chiếm khoảng 31,3% tổng số người cao tuổi trên địa bàn tỉnh, số còn lại nhiều người phải chật vật mưu sinh với nỗi lo cơm áo và bệnh tật khi không có thu nhập ổn định.

fb yt zl tw