Quốc ca, tài sản quốc gia và bản quyền

Khán giả xem trận đấu giữa đội tuyển bóng đá Việt Nam - Lào trong khuôn khổ giải AFF Cup tối 6-12, đã vô cùng ngỡ ngàng bởi tại thời điểm Quốc ca Việt Nam vang lên, kênh YouTube Next Sports tắt tiếng, đồng thời chạy dòng chữ giải thích lý do bản quyền.

Ngày 7-12, Bộ VH-TT-DL có ý kiến chính thức khẳng định, pháp luật Việt Nam quy định nghiêm cấm bất kỳ tổ chức, cá nhân nào, dưới bất kỳ hình thức nào có hành vi ngăn chặn, cản trở việc phổ biến tác phẩm Tiến quân ca (Quốc ca Việt Nam) trực tiếp hay gián tiếp (bao gồm trên mạng). 

Bộ VH-TT-DL yêu cầu tất cả các cá nhân, tổ chức thực hiện nghiêm, không được có bất kỳ hành vi nào ngăn chặn việc phổ biến Quốc ca Việt Nam. Quan điểm rõ ràng của Bộ VH-TT-DL cho thấy, việc lấy lý do bản quyền để tắt tiếng Quốc ca là hành vi không những không thể chấp nhận được mà còn bị điều chỉnh bởi pháp luật.

Song những mắc mớ liên quan tới bản quyền của bản ghi Tiến quân ca không phải lần đầu tiên. Gần đây, xảy ra việc một doanh nghiệp lên tiếng khẳng định bản quyền trên YouTube đối với một bản ghi Tiến quân ca do họ sản xuất và là chủ sở hữu của bản ghi đó; bất kỳ ai muốn sử dụng bản ghi này phải xin phép… Khi ấy, dư luận cũng hoang mang bởi lẽ bản nhạc Tiến quân ca đã được gia đình nhạc sĩ Văn Cao hiến tặng cho nhân dân và Tổ quốc Việt Nam thì tại sao dùng bản ghi ấy lại phải xin phép, lại phải thực hiện đúng bản quyền? Ồn ào như vậy nhưng chưa có cơ quan chức năng nào, nhất là Bộ VH-TT-DL, cơ quan có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước cũng như thực hiện các biện pháp cần thiết gìn giữ, phát huy giá trị của Quốc ca, lên tiếng kịp thời.

Thực tế, hiện có rất nhiều bản ghi âm ca khúc Tiến quân ca do các đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước sản xuất. Việc xác định đâu là bản ghi âm đã được đăng ký sở hữu bản quyền và được bảo hộ bản quyền theo Luật Sở hữu trí tuệ quốc tế là việc không đơn giản. Chính vì vậy, để không xảy ra những trường hợp mắc lỗi bản quyền đối với Quốc ca, cần có hướng dẫn rõ ràng về pháp lý để các tổ chức, cá nhân có thể làm theo. Ngoài ra, cũng cần xây dựng một thư viện điện tử các bản phối Tiến quân ca, trong đó quy định rõ bản nào được dùng miễn phí, bản nào phải xin phép hoặc phải trả phí khi sử dụng. Thực tế việc này không quá khó, bởi Bộ VH-TT-DL có rất nhiều đơn vị nghệ thuật trực thuộc với các nghệ sĩ tài năng, có thể thực hiện được những bản phối, bản ghi âm Quốc ca nghiêm trang nhất, hào hùng, xúc động để mỗi người dân, tổ chức có thể sử dụng trong những sự kiện quan trọng.

Khi vươn ra thế giới, tham gia vào sân chơi quốc tế, việc tôn trọng các thỏa thuận và điều ước quốc tế về bản quyền là một trong những yếu tố có vai trò rất quan trọng. Bởi vậy, cùng với việc nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân về bản quyền, vai trò dẫn dắt của cơ quan chức năng là hết sức cần thiết. 

Ở một khía cạnh khác, Quốc ca là sở hữu của Nhà nước và toàn dân, điều này có nghĩa là người dân Việt Nam có thể sử dụng mà không cần xin phép, không phải nộp phí bản quyền cho bản nhạc. Như vậy, những cá nhân và tổ chức quốc tế khi sử dụng bản Tiến quân ca có phải trả phí bản quyền không và sẽ trả cho ai? Quốc ca là tài sản của quốc gia, bởi vậy bên cạnh việc gìn giữ thì làm thế nào để phát huy được giá trị của tài sản đó, là trách nhiệm của đơn vị quản lý nhà nước. 

Trước đây, Bộ VH-TT-DL đã có Hướng dẫn 3420 về việc sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, song vẫn chưa có quy định cụ thể về bản quyền khi sử dụng. Từ vụ việc hy hữu Quốc ca bị “tắt tiếng” trên, rất cần cơ quan quản lý nhanh chóng có những hướng dẫn cụ thể, nhất là về mặt pháp lý, để không còn những vụ việc tương tự xảy ra.

Báo SGGP

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ngày hội việc làm - hướng nghiệp, phân luồng học sinh năm 2024

Ngày hội việc làm - hướng nghiệp, phân luồng học sinh năm 2024

Sáng 26/4, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) thành phố Lào Cai tổ chức Ngày hội tư vấn việc làm, hướng nghiệp, phân luồng học sinh năm 2024 và ký kết hợp tác giữa Trung tâm GDNN-GDTX thành phố Lào Cai (tỉnh Lào Cai) và Trung tâm GDNN-GDTX huyện Than Uyên (tỉnh Lai Châu).

3 thiếu nhi xuất sắc của Lào Cai tham dự Liên hoan “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần thứ V

3 thiếu nhi xuất sắc của Lào Cai tham dự Liên hoan “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần thứ V

Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Trung ương Đoàn, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức Liên hoan “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần thứ V - năm 2024, với sự tham gia của 200 thiếu nhi, 64 tổng phụ trách Đội trên toàn quốc. Trong đó tỉnh Lào Cai vinh dự có 3 thiếu nhi tham dự liên hoan.

Tự hào là thanh niên xung phong

Tự hào là thanh niên xung phong

70 năm đã qua, nhưng dư âm về Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn vang vọng mãi tới hôm nay. Hòa trong không khí cả nước hân hoan khúc tráng ca hào hùng của dân tộc hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng tôi có dịp gặp gỡ, trò chuyện với một số thanh niên xung phong ngày ấy để nghe những câu chuyện của một thời đã qua.

Khắc phục hậu quả vụ tai nạn nghiêm trọng tại Nhà máy Xi-măng Yên Bái

Khắc phục hậu quả vụ tai nạn nghiêm trọng tại Nhà máy Xi-măng Yên Bái

Vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra chiều 22/4, tại Nhà máy Xi-măng Yên Bái, thuộc Công ty cổ phần Xi-măng và Khoáng sản Yên Bái, làm 7 người chết, 3 người bị thương, khiến dư luận bàng hoàng trước sự mất mát này. Sau 3 ngày xảy ra vụ việc, phóng viên Báo Nhân Dân trở lại đơn vị để làm rõ thông tin việc khẩn trương khắc phục hậu quả đáng tiếc trên.

Xử phạt một cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm tại thị xã Sa Pa

Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm số 1: Xử phạt một cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm tại thị xã Sa Pa

Thực hiện Kế hoạch số 202/KH-UBND ngày 5/4/2024 của UBND tỉnh Lào Cai về việc triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm”, Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm số 1 của tỉnh triển khai kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn các huyện Mường Khương, Bảo Yên và thị xã Sa Pa.

Khi học sinh đến trường bằng phương tiện công cộng

Khi học sinh đến trường bằng phương tiện công cộng

Hiện nay, một số trường tại Lào Cai đã phát triển hoạt động ô tô đưa đón học sinh. Cùng với đó, nhiều gia đình cũng lựa chọn xe buýt cho con đi học. Sử dụng phương tiện công cộng khi đến trường đang góp phần giảm lượng phương tiện tham gia giao thông vào giờ cao điểm, hạn chế ùn tắc giao thông và giúp phụ huynh tiết kiệm thời gian đưa đón con đi học.

fb yt zl tw