“Vì sao lại chia xa… vì sao chẳng mãi mãi”

LCĐT - Những năm 90, khi đó tôi nhỏ xíu, gia đình tôi chuyển từ miền xuôi lên Lào Cai lập nghiệp. Trong ký ức bộn bề ngày xưa ấy, tôi nhớ ngày học cấp 2, cấp 3, nhà trường bắt đầu phân luồng, hướng nghiệp, chúng bạn đứa thích làm hướng dẫn viên du lịch, đứa thì thích làm tiếp viên hàng không để đi khắp bốn bể, năm châu, riêng tôi lại thích cuộc sống bình yên của thành phố nhỏ, nên chọn ngành giáo dục, mong ước sau này về dạy học gần gia đình.

Vậy nhưng duyên trời định, tốt nghiệp đại học, tôi học lên cao học rồi gắn bó với Hà Nội. Cô giáo trẻ khởi nghiệp, rồi cả cuộc sống gia đình nhỏ nơi Thủ đô khiến tôi lúc nào cũng như con thoi giữa một guồng quay lớn. Em trai tôi tốt nghiệp đại học ra trường cũng đi làm ở một sư đoàn thuộc Quân khu 2, thành thử nhà cửa chỉ có bố mẹ tôi ở. Nhiều lúc rảnh rỗi ngắm những tấm ảnh ngày xưa cũ mà nhớ, nhớ bố, nhớ mẹ, nhớ khoảng trời đầy ắp kỷ niệm. Nhưng rồi sau những lúc lặng lòng, nhịp sống lại cứ thế chảy trôi, nhiều lắm cũng mỗi năm đôi lần tôi về thăm nhà.

“Vì sao lại chia xa… vì sao chẳng mãi mãi” ảnh 1
Bao yêu thương xin gửi lại ngày xa.

Cách đây 3 tháng, mẹ gọi điện cho tôi nói bố mẹ tính bán nhà về quê ở cho gần họ hàng và gần hai chị em tôi. Quê tôi ở Hà Tây cũ, nghĩ đến chuyện mỗi lần nhớ mẹ chỉ cần chạy ù đôi tiếng đồng hồ mà tôi mừng rơn, nhưng rồi nghĩ sẽ bán căn nhà ở Lào Cai, tôi thấy lòng hụt hẫng. Bán nhà đi có nghĩa tôi đâu còn chốn đi về nơi ấy. Bán nhà đi cũng có nghĩa mỗi khi ai đó hỏi, tôi đâu có thể nói: “Em là người Lào Cai!”. Mảnh đất xinh đẹp ấy đã nuôi dưỡng cả tuổi thơ và thanh xuân tôi tươi đẹp biết nhường nào!

Nghe mẹ gọi điện, tôi muốn ào ngay về khung trời kỷ niệm để được vỗ về, ấp iu, như sợ để lâu nó sẽ tuột khỏi tay mình. Nhưng khi đó mới bước vào đầu năm học, công việc bộn bề lại thêm dịch bệnh căng thẳng nên tôi chưa thể về thăm. Sau đó vài lần trong các cuộc điện về, mẹ vẫn kể chưa bán được nhà vì năm nay dịch bệnh nên giá cả thấp, chưa được giá, nên mẹ chưa bán. Chẳng hiểu sao tôi cũng có ý lừng chừng, có lúc còn bảo mẹ cứ thư thư ra tết bán, xem có được giá hơn không. Thực tình nói ra câu ấy tôi đâu có nghĩ đến giá cả gì, mà chỉ định sẽ đón một cái tết nữa cùng gia đình tại mảnh đất dấu yêu như một lời tri ân, tạm biệt cho vẹn tròn.

Ấy vậy mà đùng một cái, cách đây 1 tuần, mẹ gọi điện báo tin mẹ đã bán được nhà. Tôi như chết lặng, không còn thời gian nữa rồi, phải về ngay thôi. Ngồi trên chuyến xe nhanh “chạy suốt” mà lòng tôi như lửa đốt.

Tôi về đúng hôm mẹ tổ chức bữa cơm chia tay bà con hàng xóm trước ngày về quê. 28 năm gắn bó, nên các bác, các cô, các chú vốn là “người dưng” nhưng như anh em ruột. Ai cũng nói chúc mừng bố mẹ tôi cả một đời “tha hương” nay cũng được về quê cha, đất tổ an cư, nhưng trong giọng tràn đầy xúc cảm bùi ngùi, luyến tiếc. Mấy bà, mấy cô mau nước mắt còn sụt sùi khiến mẹ tôi khóc theo. Tôi cũng trốn vào phòng dấm dứt. Lòng cứ ngổn ngang: Sao cứ phải chia xa, sao không là mãi mãi!

Tôi sẽ nhớ lắm, nhớ từng tháng, từng ngày xưa ấy với bao câu chuyện buồn, vui của tôi, của những người tôi yêu thương. Kỷ niệm như những thước phim quay chậm chảy tràn trong trí nhớ. Tôi nhớ những ngày cùng đứa bạn thân đạp chiếc xe cà tàng đi học dọc đường Hoàng Liên ngày giá rét mà trên cánh mũi vẫn lấm tấm mồ hôi. Nhớ những buổi trưa hè phụ mẹ đi bán hàng ở cửa khẩu dưới cái nắng “cháy da, cháy thịt”. Nhớ những ngày cùng lũ bạn đùa nghịch bên bờ sông Hồng lộng gió. Nhớ những người bạn đã cùng tôi đi qua bao mùa mưa nắng, nhớ thầy cô, nhớ sân trường, cửa lớp, nhớ cả những người tôi không thân, không quen nhưng đều là người Lào Cai.

Chuẩn bị cho chuyến “hồi hương” nên bao đồ đạc, mẹ đã dọn đi cả, căn phòng trống hoác mà sao tôi thấy bí bức và ngột ngạt quá chừng. Tôi mở toang cửa sổ, gió từ ngoài bờ sông Hồng thổi vào lồng lộng. Ngắm dòng sông với những nhịp nước chảy xuôi chợt thấy dòng đời cũng như dòng sông vậy, đã trôi đi có trở lại bao giờ, dẫu ta có nhớ thương, có gào khóc cũng chỉ là vô vọng!

Tôi lấy xe phóng ào qua những góc thân quen, đây đường Nhạc Sơn, nhánh 5, Cốc Lếu, kia Hồng Hà, cầu Cốc Lếu, Phố Mới… Tạm biệt Lào Cai! Tạm biệt tuổi thơ tôi, thanh xuân tôi, hãy mãi bình yên nhé! Tôi sẽ mãi lưu bên những vùng ký ức đẹp!

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Để dân ca Nùng Dín vang mãi

Để dân ca Nùng Dín vang mãi

Từ “đốm lửa nhỏ”, thầy cô Trường Mầm non Nấm Lư (xã Nấm Lư, huyện Mường Khương) đã mời các nghệ nhân đến truyền dạy, thổi bùng “ngọn lửa” yêu thích dân ca Nùng Dín, để những mầm non tiếp nối, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc mình.

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

“Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024 diễn ra từ ngày 15/4 – 19/4 đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các cá nhân, tập thể. Tại các cơ quan, đơn vị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, lao động và người dân thể hiện rõ niền tự hào khi khoác lên mình bộ trang phục truyền thống.

Độc đáo phòng trưng bày cổ vật Việt Nam tại bảo tàng Bỉ

Độc đáo phòng trưng bày cổ vật Việt Nam tại bảo tàng Bỉ

Bảo tàng Nghệ thuật và Lịch sử Hoàng gia Bỉ (MRAH) là một điểm đến văn hóa hấp dẫn tại thủ đô Brussels. Nơi đây không chỉ lưu giữ kho tàng nghệ thuật và lịch sử phong phú của Bỉ mà còn trưng bày các hiện vật từ nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Sức hút “Photo tour”

Sức hút “Photo tour”

Nhân dịp đón tuổi 25, Nguyễn Hoàng Linh (phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai) lựa chọn lên vùng cao Y Tý (Bát Xát) tham gia “Photo tour”, ghi lại kỷ niệm đẹp cho bản thân khi bước sang tuổi mới.

Bản anh hùng ca “Võ Nguyên Giáp – Vị tướng của nhân dân”

Bản anh hùng ca “Võ Nguyên Giáp – Vị tướng của nhân dân”

Bộ sách “Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân” của Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản bằng tiếng Việt và 5 ngoại ngữ, là một bản anh hùng ca về vị Đại tướng có công lao, cống hiến xuất sắc với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, đặc biệt trong Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Những độc giả trung thành của sách giấy

Những độc giả trung thành của sách giấy

Trước sự phát triển mạnh mẽ của thời đại công nghệ 4.0, việc sách điện tử ra đời đã đáp ứng nhu cầu đọc, tìm và nghiên cứu tài liệu nhanh, đơn giản cho độc giả. Tuy vậy, sách giấy vẫn có những ưu điểm riêng, giữ một lượng độc giả nhất định.

Ngày hội Sách và Văn hóa đọc trong hệ thống thư viện, bảo tàng và nhà văn hóa năm 2024

Ngày hội Sách và Văn hóa đọc trong hệ thống thư viện, bảo tàng và nhà văn hóa năm 2024

Sáng 19/4, tại Trường THCS Kim Đồng (thị xã Sa Pa), Thư viện tỉnh phối hợp với Phòng Văn hóa – Thông tin, Phòng Giáo dục và đào tạo, Thị đoàn Sa Pa tổ chức Ngày hội Sách và Văn hóa đọc trong hệ thống thư viện, bảo tàng và nhà văn hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2024, với chủ đề “Sách và Khát vọng phát triển”.

Non cao Lào Cai hướng về nguồn cội

Non cao Lào Cai hướng về nguồn cội

Những ngày tháng 3 âm lịch, mặc dù là người may mắn được hòa vào dòng người hành hương về đất Tổ Vua Hùng (Phú Thọ) để dâng nén nhang tri ân hoặc người không thể trở về thì đều chung niềm tự hào được là “con Lạc, cháu Hồng”.

Kết nối sợi dây văn hóa

Kết nối sợi dây văn hóa

Những câu chuyện ở khắp các thôn, bản từ vùng thấp đến vùng cao là minh chứng cho thấy phụ nữ Lào Cai đang tiếp tục kết nối sợi dây văn hóa ngàn đời, viết tiếp trang mới của câu chuyện văn hóa trong thời kỳ hội nhập.

fb yt zl tw