Đoạn tuyệt với dạy thêm?

Đầu tháng 11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn trả lời chất vấn Quốc hội và khẳng định rằng sẽ thanh, kiểm tra để ngăn chặn tình trạng dạy thêm. Chính một đại biểu Quốc hội khác đã đặt ngược lại vấn đề sau khi nghe câu trả lời: cấm việc dạy thêm chưa phải là căn nguyên của vấn đề. Thậm chí, ông tiết lộ rằng “con em chúng tôi trưởng thành, đỗ đạt, đi làm nhờ học thêm, nên học thêm là có tác dụng chứ không phải không”.

Đoạn tuyệt với dạy thêm? -0

Đầu tháng 11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội đã khẳng định rằng sẽ thanh, kiểm tra để ngăn chặn tình trạng dạy thêm.

Nếu một đại biểu Quốc hội cũng xác nhận như thế thì không còn nghi ngờ gì cả: việc các giáo viên dạy thêm để kiếm sống và phụ huynh cho con đi học thêm hoàn toàn là một nhu cầu có thật, sinh ra từ động lực bên trong của nền giáo dục theo mô hình cạnh tranh và đánh giá bằng điểm số. Cần phải thành thật với nhau, chúng ta đa số đi học với cái đích quan trọng nhất là kiếm được một việc làm tốt sau này.

Chính tôi và nhiều bạn học đã từng trải qua những năm tháng sơ khai của mô hình này vào cuối những năm 90 thế kỷ trước: học thêm là chuyện đương nhiên, với các môn chính. Vào thời đó, dạy thêm là một mô hình kinh doanh giáo dục nho nhỏ. Thầy/cô giáo sẽ thuê lại một căn phòng đủ rộng để kê bàn ghế, sau đó vận động học sinh đi học. Tiền đóng học thêm và hỗ trợ của phụ huynh sẽ dùng để trang trải các chi phí đã bỏ ra cho thuê mặt bằng. Một số giáo viên dùng luôn nhà mình để làm lớp bán trú và học thêm.

Cũng có vài câu chuyện đau lòng nho nhỏ xảy ra. Một số bạn học của tôi, vì kinh tế, mà không thể đi học thêm. Sau đó, bạn nhận những điểm số lẹt đẹt hơn trước, trong một thời gian rất dài, đặc biệt ở các môn xã hội, dù có cố gắng đến đâu đi nữa. Đấy dường như là một bi kịch vô hình: bạn không thể cắt nghĩa, cũng không thể đổ lỗi cho giáo viên. Có những kiến thức thật sự chỉ được chia sẻ ở lớp học thêm. Và, cơ hội không chia đều cho tất cả.

Các phụ huynh không có cách nào khác phải trang bị bảo hiểm cho con cái trong một mô hình giáo dục mà điểm số quyết định thăng tiến và tương lai. Ai có con cái chắc cũng đã từng bực bội khi con mình phải học quá nhiều, hay thấy thương thương khi nhìn chúng mang cái cặp to tướng đầy sách vở bước vào cổng trường mỗi sáng. Nhưng, rất thành thật thì, tôi cũng không dám mạo hiểm để chúng học sách giáo khoa đơn thuần, bởi vì xung quanh là một cuộc chạy đua khốc liệt, vào trường chuyên lớp chọn, các trung tâm gia sư và các loại sách bồi dưỡng lẫn nâng cao đủ thể loại trên trời dưới bể.

Các kỳ thi hẳn nhiên vẫn có giá trị nhưng chúng đang là những gánh nặng khổng lồ, với nhà trường dần trở thành nơi luyện gà nòi, cố gắng dạy học sinh vượt qua thi cử, chứ không thực sự dạy học sinh tư duy độc lập. Trong niềm háo hức muốn biến trường học thành động cơ tạo ra năng suất kinh tế, chúng ta đã quên mất rằng giáo dục là một quá trình triết học. Nó bắt đầu bằng việc đặt câu hỏi, tiến hành tìm hiểu và chuyển dần sang hướng cố hiểu sâu vấn đề hơn. Hành trình tìm hiểu được hỗ trợ bởi phản ánh và thảo luận. Nó không dẫn đến những câu trả lời cuối cùng, mà là sự đánh giá cao hơn giới hạn kiến thức của chúng ta, cả về thế giới xung quanh và bản thân bí ẩn của chính chúng ta.

Chính việc biết rõ hơn giới hạn đấy là điều mà triết gia Socrates gọi là “sự khôn ngoan”. Ông đã cố gắng khuyên giải các thần dân Athen bắt đầu suy nghĩ về bản thân bằng cách chất vấn họ, qua đó làm họ hiểu được sự thiếu vắng tư duy của mình về những ý tưởng quan trọng trong cuộc sống, chẳng hạn như công lý và lòng dũng cảm. Tư biện kiểu Socrates trở thành điểm khởi đầu cho chúng ta trên con đường mở rộng sự hiểu biết của mình. Nó cũng có thể tạo ra sự khiêm tốn và cởi mở với ý tưởng của người khác.

Nếu các trường học thực hiện tốt chức năng của mình, họ không thể bỏ qua chiều hướng triết học này của việc học. Họ cần nhìn nhận bản thân không chỉ đơn giản là người cung cấp kiến thức cần thiết để thành công trong thế giới công việc, mà còn kiến tạo một cộng đồng tư duy, trong đó học trò có thể khám phá ra ý nghĩa của những gì các em học được và tự suy nghĩ về ý nghĩa của việc sống tốt.

Nhưng, một hệ thống giáo dục chỉ tập trung vào cạnh tranh điểm số và thành tích sẽ không còn thời gian cho việc đặt câu hỏi. Nó chỉ nhét vào tay học sinh những câu trả lời và mẹo mực chóng vánh, thông qua việc khai thác cạn kiệt thời gian và sự vui thích với việc học. Dạy thêm không phải là động cơ của hệ thống kiểu này, mà chỉ là hệ quả tất yếu khi nhu cầu chạy đua là quá lớn.

Khi chính các phụ huynh, những người vẫn chỉ trích sự nặng nề của chương trình học hiện tại, cũng không đủ can đảm dù chỉ để buông ra vài mi-li-mét lợi thế cạnh tranh của con em mình, thì mọi cải cách vẫn phải dừng lại, trước khi nó nhận được những tín hiệu thực sự rằng mọi người đã sẵn sàng.

CAND

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Ngày hội việc làm - hướng nghiệp, phân luồng học sinh năm 2024

Ngày hội việc làm - hướng nghiệp, phân luồng học sinh năm 2024

Sáng 26/4, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) thành phố Lào Cai tổ chức Ngày hội tư vấn việc làm, hướng nghiệp, phân luồng học sinh năm 2024 và ký kết hợp tác giữa Trung tâm GDNN-GDTX thành phố Lào Cai (tỉnh Lào Cai) và Trung tâm GDNN-GDTX huyện Than Uyên (tỉnh Lai Châu).

3 thiếu nhi xuất sắc của Lào Cai tham dự Liên hoan “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần thứ V

3 thiếu nhi xuất sắc của Lào Cai tham dự Liên hoan “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần thứ V

Hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Trung ương Đoàn, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức Liên hoan “Chiến sĩ nhỏ Điện Biên” toàn quốc lần thứ V - năm 2024, với sự tham gia của 200 thiếu nhi, 64 tổng phụ trách Đội trên toàn quốc. Trong đó tỉnh Lào Cai vinh dự có 3 thiếu nhi tham dự liên hoan.

Tự hào là thanh niên xung phong

Tự hào là thanh niên xung phong

70 năm đã qua, nhưng dư âm về Chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn còn vang vọng mãi tới hôm nay. Hòa trong không khí cả nước hân hoan khúc tráng ca hào hùng của dân tộc hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng tôi có dịp gặp gỡ, trò chuyện với một số thanh niên xung phong ngày ấy để nghe những câu chuyện của một thời đã qua.

Khắc phục hậu quả vụ tai nạn nghiêm trọng tại Nhà máy Xi-măng Yên Bái

Khắc phục hậu quả vụ tai nạn nghiêm trọng tại Nhà máy Xi-măng Yên Bái

Vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra chiều 22/4, tại Nhà máy Xi-măng Yên Bái, thuộc Công ty cổ phần Xi-măng và Khoáng sản Yên Bái, làm 7 người chết, 3 người bị thương, khiến dư luận bàng hoàng trước sự mất mát này. Sau 3 ngày xảy ra vụ việc, phóng viên Báo Nhân Dân trở lại đơn vị để làm rõ thông tin việc khẩn trương khắc phục hậu quả đáng tiếc trên.

Xử phạt một cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm tại thị xã Sa Pa

Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm số 1: Xử phạt một cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm tại thị xã Sa Pa

Thực hiện Kế hoạch số 202/KH-UBND ngày 5/4/2024 của UBND tỉnh Lào Cai về việc triển khai “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm”, Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm số 1 của tỉnh triển khai kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn các huyện Mường Khương, Bảo Yên và thị xã Sa Pa.

Khi học sinh đến trường bằng phương tiện công cộng

Khi học sinh đến trường bằng phương tiện công cộng

Hiện nay, một số trường tại Lào Cai đã phát triển hoạt động ô tô đưa đón học sinh. Cùng với đó, nhiều gia đình cũng lựa chọn xe buýt cho con đi học. Sử dụng phương tiện công cộng khi đến trường đang góp phần giảm lượng phương tiện tham gia giao thông vào giờ cao điểm, hạn chế ùn tắc giao thông và giúp phụ huynh tiết kiệm thời gian đưa đón con đi học.

Thiệt hại hơn 700 triệu đồng do mưa dông tại Văn Bàn

Thiệt hại hơn 700 triệu đồng do mưa dông tại Văn Bàn

Vào khoảng 18 giờ 40 phút, chiều tối 24/4, trên địa bàn huyện Văn Bàn xuất hiện mưa dông cục bộ (có kèm theo mưa đá tại thị trấn Khánh Yên) gây thiệt hại về tài sản, hoa màu của Nhân dân. Theo thống kê sơ bộ, trận mưa dông đêm qua gây thiệt hại khoảng 720 triệu đồng.

Chương trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” năm 2024 cùng hành trình về với Điện Biên Phủ

Chương trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” năm 2024 cùng hành trình về với Điện Biên Phủ

Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương Đoàn, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, sáng 25/4, tại Khu di tích Soi Lần, phường Bình Minh, thành phố Lào Cai, Tỉnh đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh tổ chức Chương trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” năm 2024 với hành trình về với Điện Biên Phủ. Tại chương trình diễn ra nhiều hoạt động ý nghĩa.

Thực hiện đúng quy trình ở mọi khâu của kỳ thi tốt nghiệp THPT

Thực hiện đúng quy trình ở mọi khâu của kỳ thi tốt nghiệp THPT

Từ ngày 24/4, học sinh cả nước bắt đầu thử đăng ký dự thi trực tuyến trên hệ thống Quản lý thi, đây là một bước quan trọng chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Để kỳ thi an toàn, hiệu quả, chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo có nhiều lưu ý trong quá trình triển khai kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay.

fb yt zl tw