Hội viên CCB Văn Bàn giúp nhau phát triển kinh tế

LCĐT - Không chỉ đoàn kết, sát cánh bên nhau trong các đơn vị quân đội, khi trở về cuộc sống đời thường, các hội viên cựu chiến binh (CCB) huyện Văn Bàn tiếp tục giữ vững tinh thần tương thân, tương ái, gắn bó nghĩa tình đồng đội trong trao đổi kinh nghiệm phát triển kinh tế.

Sau ba năm nhập ngũ, đóng quân tại huyện Bát Xát, năm 1985, anh Vi Văn Thái, thôn Vinh, xã Võ Lao trở về quê hương với khát vọng cháy bỏng là tìm hướng phát triển kinh tế hiệu quả để thoát cảnh nghèo, vươn lên làm giàu.

Hội viên CCB Văn Bàn giúp nhau phát triển kinh tế ảnh 1
CCB Vi Văn Thái (bên trái ảnh) nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh về thành tích giúp các hội viên CCB phát triển kinh tế

Ban đầu anh Thái phát triển kinh tế tổng hợp gồm làm vườn, ao cá, chăn nuôi, sau nhận thấy lâm nghiệp mới là thế mạnh, nên năm 2010 anh Thái nhận trông coi, bảo vệ 10 ha rừng thuộc Dự án 661 và đăng ký trồng 7 ha rừng với chủ lực cây bồ đề và một số cây phân tán. Sau mấy năm đầu kiến thiết, hội viên CCB Vi Văn Thái liên tục có nguồn thu từ khai thác rừng trồng, trung bình mỗi năm thu nhập từ rừng của gia đình anh ổn định ở mức 80 đến 100 triệu đồng.

Câu chuyện làm kinh tế của gia đình anh Vi Văn Thái thực sự khởi sắc khi năm 2017 anh đi tham quan mô hình trồng gấc của một hội viên CCB tại xã Dương Quỳ, huyện Văn Bàn trước khi triển khai mô hình này tại xã Võ Lao.

Sẵn có quỹ đất, lại kết nối thành công với Công ty Xuất khẩu nông sản Moocos có trụ sở tại thành phố Hải Phòng, doanh nghiệp nhận bao tiêu toàn bộ sản phẩm với giá mua 7 nghìn đồng/kg, nên ngay từ ban đầu anh Thái đã mạnh dạn phát triển cây gấc trên quy mô 2 ha.

Từ năm 2018 đến nay, nguồn thu nhập từ trồng gấc của gia đình CCB Vi Văn Thái khoảng 250 đến 280 triệu đồng/năm, tạo việc làm ổn định với thu nhập 4,5 triệu đồng/tháng cho hơn 20 lao động tại địa phương. Có kinh nghiệm làm ăn và điều kiện kinh tế khá giả, anh Vi Văn Thái giúp đỡ 16 hộ gia đình, trong đó phần lớn là các hội viên CCB có điều kiện sản xuất tốt hơn và hỗ trợ 10 hộ nghèo về cây, con giống, kinh nghiệm sản xuất. Tâm sự về việc làm này, anh Vi Văn Thái nói: “Bộ đội hay CCB luôn có một tình cảm gắn bó, yêu thương nhau hết sức đặc biệt, khi biết ai đó là hội viên còn khó khăn thì anh em luôn sẵn sàng hỗ trợ bằng cả tấm lòng”.

Trò chuyện với phóng viên, Chủ tịch Hội CCB huyện Văn Bàn Cao Xuân Thủy cho biết, ngoài anh Vi Văn Thái, danh sách hội viên CCB thành công trong phát triển kinh tế, làm giàu từ sản xuất, kinh doanh và giúp đỡ, hỗ trợ các hội viên khác về nguồn lực, kinh nghiệm ngày càng nhiều.

Đó là các tấm gương như hội viên CCB Hà Xuân Va, xã Hòa Mạc; CCB Nguyễn Văn Bùi, xã Khánh Yên Hạ với mô hình sản xuất gạch không nung, tạo việc làm cho nhiều lao động là hội viên hoặc con em CCB; hội viên CCB La Văn Thế, xã Chiềng Ken với mô hình trồng rừng, bảo vệ rừng, tinh chế dược liệu, giúp đỡ nhiều hội viên CCB khác về vật chất; CCB Lý Phù Sinh, xã Liêm Phú với mô hình trồng rừng, bảo vệ rừng và làm dịch vụ tắm lá thuốc, tạo nhiều việc làm cho hội viên CCB.

Hội CCB xã Võ Lao, Khánh Yên Trung, Hòa Mạc, Chiềng Ken có hoạt động nổi bật là xây dựng Quỹ CCB góp vốn xoay vòng cho nhau vay phát triển kinh tế, hiện tổng nguồn quỹ của các chi hội là trên 700 triệu đồng. Đây thực sự là hành động thiết thực, hiệu quả trong hưởng ứng phong trào “CCB giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi” của các cấp hội CCB huyện Văn Bàn phát động trong thời gian qua.

Nhờ phong trào giúp nhau phát triển kinh tế mà huyện Văn Bàn có ngày càng nhiều CCB thành công trong sản xuất, kinh doanh, từ hộ nghèo vươn lên làm giàu. Hiện có 2 doanh nghiệp, 6 hợp tác xã, 21 mô hình kinh tế trang trại tổng hợp, 97 gia trại, 86 hộ kinh doanh dịch vụ do hội viên CCB làm chủ, có 1.662 hộ hội viên thuộc diện khá, giàu, chiếm 46% tổng số hộ hội viên CCB toàn huyện Văn Bàn.

Chủ tịch Hội CCB huyện Văn Bàn Cao Xuân Thủy cho biết thêm, để có những thành công trong phong trào vận động hội viên giúp nhau phát triển kinh tế, kinh nghiệm tổ chức của Hội là: Chỉ đạo các hội cơ sở xây dựng kế hoạch sát với tình hình thực tế của từng địa phương, xây dựng các mô hình phong phú nhằm khai thác tối đa nguồn lực, lợi thế của địa phương vào phát triển kinh tế.

Hội CCB huyện Văn Bàn cũng thường xuyên phối hợp với các cơ quan, các cấp chính quyền quan tâm tháo gỡ khó khăn về vốn, mặt bằng sản xuất cho hội viên CCB. Bên cạnh đó, tiếp tục tạo điều kiện tốt nhất để các hội viên CCB được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, có cơ hội tiếp cận và áp dụng khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu, giống, cây trồng và tìm kiếm, liên kết trong tiêu thụ sản phẩm.

“Điều quan trọng hơn cả là sự khích lệ, động viên, cổ vũ để các hội viên CCB trên địa bàn tiếp tục tinh thần tiên phong, đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế đúng với truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, Chủ tịch CCB huyện Cao Xuân Thủy nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đổi mới nội dung, phương thức vận động quần chúng, làm tốt công tác dự báo, nắm tình hình trong Nhân dân

Đổi mới nội dung, phương thức vận động quần chúng, làm tốt công tác dự báo, nắm tình hình trong Nhân dân

Đây là chỉ đạo của Phó Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Giang tại Hội nghị giao ban quý I/2024 của Thường trực Tỉnh ủy với Đảng đoàn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn và Hội Chữ thập đỏ tỉnh diễn ra chiều 28/3.

Niềm tin về công tác chuẩn bị nhân sự cho Đại hội XIV

Niềm tin về công tác chuẩn bị nhân sự cho Đại hội XIV

Tại Phiên họp của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng mới đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban đã có bài phát biểu quan trọng: “Một số vấn đề cần được đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng”. Tiếp thu nội dung phát biểu của Tổng Bí thư, cán bộ, đảng viên ở Quảng Bình bày tỏ niềm tin sâu sắc về công tác chuẩn bị nhân sự cho Đại hội XIV của Đảng sắp diễn ra…

Ngày 28/3/1954: Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi Mệnh lệnh cho các Đại đoàn: 312, 316, 308, 304, 351

56 ngày đêm Chiến dịch Điện Biên Phủ: Ngày 28/3/1954: Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi Mệnh lệnh cho các Đại đoàn: 312, 316, 308, 304, 351

Ngày 28/3/1954, sau khi kết thúc Hội nghị bàn về kế hoạch tác chiến Đợt 2 (diễn ra từ ngày 25 đến 27/3/1954), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gửi Mệnh lệnh số 83 ML/B1 cho các Đại đoàn: 312, 316, 308, 304, 351, để giao nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị trong đợt tiến công lần thứ hai.

Khẳng định "sức mạnh mềm" trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh

Khẳng định "sức mạnh mềm" trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh

Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh là chủ trương lớn, xuyên suốt được Lào Cai đặc biệt quan tâm triển khai thời gian qua. Nhờ linh hoạt phát huy vai trò “sức mạnh mềm” tuyên truyền, vận động từ cơ sở, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh trên địa bàn tỉnh trở thành phong trào thi đua được sự đồng thuận của mọi tầng lớp Nhân dân.

fb yt zl tw