Khởi nghiệp từ mô hình nuôi con “ăn đêm, ngủ ngày”

LCĐT - Mặc dù người thân không nhiệt tình ủng hộ nhưng chàng trai dân tộc Tày Hoàng Văn Khanh, ở bản Mường Kem, xã Nghĩa Đô (huyện Bảo Yên) vẫn lựa chọn cho mình con đường riêng để khởi nghiệp. Sau 3 năm với bao khó khăn, vất vả và nỗ lực, giờ đây Khanh đã có được thành quả và tự tin khẳng định với gia đình về hướng đi mình lựa chọn là đúng.

Vui vẻ, nhiệt tình, Khanh dẫn chúng tôi vào khu vực chuồng nuôi với hơn 300 con dúi, từ con giống, dúi thương phẩm đến dúi bố mẹ. Trái ngược với suy nghĩ, chuồng dúi sẽ bốc mùi khó chịu, hoặc những con dúi hung dữ sẽ cào, cắn bất cứ ai động vào chúng, nhưng thực tế, chuồng dúi rất sạch sẽ, mát mẻ, những con dúi trưởng thành lành tính và khá dễ thương. Vừa dạo vòng trong chuồng giới thiệu về thành quả của mình, Khanh vừa kể về hành trình khởi nghiệp.

Khởi nghiệp từ mô hình nuôi con “ăn đêm, ngủ ngày” ảnh 1
Anh Hoàng Văn Khanh vui mừng vì nuôi thành công loài dúi.

Sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Lào Cai, anh về công tác tại Trường Tiểu học xã Tân Tiến (huyện Bảo Yên), thế nhưng trong lòng không nguôi ý định phát triển mô hình kinh tế vườn - ao - chuồng tại nhà. Sau một năm dạy học, anh quyết định chia tay nghề giáo và chuyển sang thử nghiệm trồng lan, tuy nhiên gặp nhiều khó khăn và không đạt được kết quả như mong muốn. Đang loay hoay tìm hướng phát triển kinh tế, một lần trong bản có người bắt được con dúi rừng và được thưởng thức, anh thấy thịt dúi rất thơm, ngon. Sau khi tìm hiểu, anh biết đây là món ăn nhiều chất dinh dưỡng. Cùng với nhiều loài động vật hoang dã khác, dúi trong tự nhiên đang ngày càng khan hiếm do bị con người săn bắt. Thế nhưng, không nhiều người nghĩ đến việc mang dúi tự nhiên về nuôi để nhân giống mà chỉ săn bắt và đem bán thẳng cho các nhà hàng vì lợi nhuận tức thời. Nhu cầu càng tăng càng đe dọa đến sự sống của nhiều loài động vật hoang dã, anh băn khoăn: “Vậy, thay vì bắt làm thịt, mình thử nuôi và nhân giống để có thể thưởng thức món ăn bổ dưỡng này nhiều hơn và phát triển thành thương phẩm”. Nghĩ là làm, sau khi người dân trong bản bắt được dúi rừng đem bán, anh mua luôn. Thế nhưng, dúi thuộc bộ gặm nhấm nên chỉ sau một đêm, cặp dúi rừng đã gặm cả chuồng và anh mất trắng cặp dúi rừng đầu tiên.

Không nản lòng, anh bắt đầu tìm hiểu qua tivi, sách, báo kỹ thuật nuôi dúi, cách làm chuồng, cho dúi ăn. Anh hỏi khắp nơi và mua được 20 cặp dúi giống từ Hòa Bình. Vì chưa có điều kiện làm chuồng riêng nên anh quây sắt làm chuồng dưới nhà sàn. Nhưng sau một đêm, anh lại gặp thất bại lần nữa, do nhốt chung dúi khiến chúng cắn xé lẫn nhau, nhiều con vẫn vượt hàng rào sắt và bò ra khỏi chuồng, đây là thiệt hại lớn nhất của anh. Thậm chí, để bắt lại những con dúi “trốn” khỏi chuồng, anh còn bị dúi cắn, phải vào viện khâu 7 mũi ở tay. Vừa mất dúi, con lại bị thương, gia đình anh, đặc biệt là mẹ anh kịch liệt phản đối việc anh nuôi loại thú này.

Hai lần thất bại, lại bị gia đình phản đối nhưng chính những điều này lại thôi thúc anh cố gắng. Tự cho mình thêm một cơ hội để bắt đầu lại, lần này anh không còn hấp tấp, vội vàng mà dành nhiều thời gian nghiên cứu, học hỏi và đi tham quan các mô hình nuôi dúi ở các tỉnh. Vì đã hiểu được đặc tính của dúi nên anh chú trọng làm chuồng nuôi. Dúi ưa mát nên chuồng phải rộng, anh làm hệ thống phun nước lên mái vào mùa hè, sử dụng quạt công suất lớn để dúi không bị nóng, dùng gạch lát hoa mặt nhẵn, trơn để làm chuồng. Mất 5 ngày anh tự đảo vữa, xếp và gắn từng viên gạch làm các ô ngăn nơi ở cho dúi.
Nhúp nhẹ đuôi một con dúi thương phẩm nặng khoảng 2 kg trên tay, anh Khanh tâm sự: Nếu hiểu đặc tính của dúi thì việc nuôi chúng rất dễ dàng. Đơn giản như cách bắt dúi, nếu luồn tay vào người hoặc nhúp đầu sẽ rất dễ kích động tính hung hăng của dúi và bị cắn. Thế nhưng chỉ cần túm nhẹ phần đuôi và giơ lên, dúi sẽ trở nên lành tính và để yên cho bạn xách đi khắp nơi không khác gì một con cún bông. Nuôi dúi không tốn chi phí mua thức ăn, chúng ăn vầu, tre. Với dúi thương phẩm, để ngọt thịt có thể cho uống nước mía hằng ngày.

Anh nhận thấy việc nuôi dúi không quá khó khăn, không phải thuê thêm nhân công. Mỗi ngày vợ chồng anh dành khoảng 2 giờ đồng hồ dọn chuồng, chặt tre, vầu thành các khúc nhỏ, cho ăn vào chiều tối để dúi có thức ăn cả đêm. Việc dọn dẹp cũng dễ dàng vì phân dúi không gây khó chịu, chúng giống như mùn cưa giữ cho chuồng khô ráo, ấm vào mùa đông, làm mát vào mùa hè, hoặc có thể tận dụng làm phân trồng rau.

Trải qua nhiều thất bại, 3 năm trở lại đây, việc nuôi dúi dần ổn định, hiện anh đang nuôi hơn 300 con. Chỉ hơn 1 tháng sau, những con dúi nhỏ được khoảng 300 gam sẽ được anh tách mẹ. Sau khoảng 3 tháng sẽ chuẩn bị xuất bán, với giá từ 800 nghìn đồng đến 2,5 triệu đồng/cặp dúi giống. Mỗi tháng anh tách được từ 15 đến 20 cặp. Dúi thương phẩm khoảng 1,8 đến 2,5 kg được bán với giá khoảng 400 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng/kg. Trừ chi phí, mỗi tháng anh thu nhập từ 15 đến 20 triệu đồng.

Kiên định với con đường mình chọn và đã có thành quả, Khanh dần nhận được niềm tin từ gia đình. Bà Lương Thị Thuôn, mẹ anh Khanh tâm sự: Cha mẹ chỉ mong con làm công việc nào ổn định, không phải hao tốn nhiều công sức. Thấy con vất vả, nguy hiểm nên tôi phản đối, thế nhưng giờ tôi yên tâm rồi. Mỗi khi các con đi vắng, tôi ở nhà cũng có thể giúp chặt vầu, tre, cho dúi ăn mà không còn lo lắng như trước.

Khanh là người tiên phong thử nghiệm nuôi dúi ở Nghĩa Đô. Hiện có một số hộ học theo nhưng chỉ nuôi quy mô nhỏ, từ 3 đến 4 đôi để phục vụ nhu cầu của gia đình. Sản phẩm của anh hiện không đủ cung cấp cho thị trường. Anh dự kiến mở rộng mô hình, đồng thời chế biến cho khách thưởng thức các món ăn từ dúi. Khanh chia sẻ: Để khách thưởng thức thịt dúi ngon ngay tại nhà sàn của gia đình do chính mình chế biến sẽ là hướng đi của mình trong thời gian tới!

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Văn Bàn xuất hiện mưa đá

Văn Bàn xuất hiện mưa đá

Sau nhiều ngày nắng nóng, chiều tối 24/4, trên địa bàn huyện Văn Bàn có mưa dông trên diện rộng. Vào khoảng 18 giờ 40 phút, tại thị trấn Khánh Yên, mưa lớn xuất hiện kèm theo mưa đá.

Tuyên truyền - tập huấn nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, đảm bảo trật tự, an toàn giao thông và vệ sinh an toàn thực phẩm

Bát Xát: Tuyên truyền - tập huấn nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, đảm bảo trật tự, an toàn giao thông và vệ sinh an toàn thực phẩm

Sáng 24/4, tại Trường Mầm non Bản Vược, huyện Bát Xát, Công an xã Bản Vược phối hợp với Công an huyện Bát Xát và Trạm Y tế xã tổ chức buổi tuyên truyền - tập huấn nghiệp vụ công tác phòng cháy, chữa cháy, đảm bảo trật tự, an toàn giao thông và vệ sinh an toàn thực phẩm cho cán bộ, giáo viên, phụ huynh, học sinh của trường.

Triển khai mô hình Kiosk đăng ký khám bệnh tự động tại Bệnh viện Nội tiết tỉnh

Triển khai mô hình Kiosk đăng ký khám bệnh tự động tại Bệnh viện Nội tiết tỉnh

Một trong những mô hình ứng dụng hiệu quả Đề án 06 của Chính phủ được triển khai trên địa bàn tỉnh Lào Cai là mô hình Kiosk đăng ký khám bệnh tự động sử dụng căn cước công dân gắn chip. Bệnh viện Nội tiết tỉnh Lào Cai là đơn vị y tế đầu tiên của tỉnh lắp đặt và sử dụng thiết bị này.

Thị xã Sa Pa triển khai “5 không” với xe điện và các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn

Thị xã Sa Pa triển khai “5 không” với xe điện và các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn

Trước thực trạng một số phương tiện xe điện dừng, đỗ, đón trả khách sai quy định, chạy sai tuyến thí điểm, chèo kéo, tranh giành khách, một số nhà hàng chi phần trăm cho lái xe, bán hàng sai giá niêm yết… gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh du lịch Sa Pa, UBND thị xã Sa Pa thực hiện niêm yết nội dung “5 không” trên xe điện đang hoạt động và các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn.

Lào Cai: 5 địa phương hoàn thành thu thập thông tin điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Lào Cai: 5 địa phương hoàn thành thu thập thông tin điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Ông Phùng Đắc Hưng, Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Lào Cai cho biết: Tính đến chiều 23/4, có 5 huyện, thành phố của tỉnh đã hoàn thành công tác thu thập thông tin điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024, gồm các huyện: Bát Xát, Bắc Hà, Bảo Yên, Mường Khương và thành phố Lào Cai.

Hưởng ứng Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024

Hưởng ứng Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024

Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2024 có chủ đề “Đảm bảo cấp nước sạch an toàn thích ứng với biến đổi khí hậu”. Hưởng ứng tuần lễ, tỉnh Lào Cai triển khai nhiều hoạt động từ ngày 29/4 - 6/5/2024, có thể kéo dài đến ngày Môi trường thế giới (5/6/2024) và lồng ghép với các sự kiện, ngày lễ lớn khác.

Phát động Giải báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024

Phát động Giải báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024

Giải thưởng nhằm tôn vinh đội ngũ phóng viên, nhà báo, thông tin viên trên cả nước thúc đẩy nâng cao hiệu quả và sự lan tỏa kết quả triển khai Chương trình Quốc gia sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030, góp phần từng bước hiện thực hóa mục tiêu phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam vào năm 2050 theo cam kết tại Hội nghị COP26.

Hơn 400 suất cháo dành tặng người bệnh

Hơn 400 suất cháo dành tặng người bệnh

Ngày 22/4, Tổ công tác xã hội, Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã kết nối với Chi hội Happy Women Leader Network Lào Cai, Nhà hàng Hồng Long phối hợp tổ chức chương trình từ thiện dành cho người bệnh.

fb yt zl tw