Tân Tiến gỡ khó trong thực hiện tiêu chí thu nhập

LCĐT - Tân Tiến (Bảo Yên) là xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, địa bàn rộng, dân cư phân bố không đều, giao thông nối giữa các thôn hạn chế, thời tiết, khí hậu không thuận lợi. Đến nay, Tân Tiến mới đạt 10/19 tiêu chí nông thôn mới, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo chiếm 33,4%, thu nhập bình quân đầu người mới đạt 26 triệu đồng/năm.

Tân Tiến gỡ khó trong thực hiện tiêu chí thu nhập ảnh 1
Người dân Tân Tiến trồng dưa chuột để tăng thu nhập.

Thời gian đầu triển khai xây dựng nông thôn mới, một số đoàn thể của xã chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa, nội dung của chương trình nên thiếu chủ động, không sáng tạo trong tổ chức thực hiện. Một số cán bộ, công chức và người dân trong xã còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Sự phối hợp giữa các cấp, các đoàn thể thiếu kịp thời, chặt chẽ.

Theo ông Nguyễn Tiến Luật, Bí thư Đảng ủy xã Tân Tiến, thu nhập của người dân trên địa bàn phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp, rất bấp bênh. Ban Chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững xã căn cứ tình hình thực tế của địa phương để triển khai nhiều giải pháp. Trong các lĩnh vực công tác trọng tâm, vấn đề phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông - lâm nghiệp được xã ưu tiên thực hiện. Ban Chỉ đạo xã đã yêu cầu ban phát triển các thôn nghiêm túc tổ chức họp thôn hằng tháng để tuyên truyền cho người dân hiểu rõ cơ chế, chính sách đầu tư của Nhà nước. Các nội dung liên quan đến 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới thường xuyên được nêu trong các buổi giao ban xã, cuộc họp giữa lãnh đạo xã và các thôn để kịp thời phát hiện, khắc phục những vướng mắc.

Với diện tích đất chủ yếu là đồi núi, bởi vậy kinh tế lâm nghiệp được Đảng ủy xã xác định là chủ lực. Để khuyến khích người dân thay đổi tư duy, gắn bó với kinh tế rừng, xã phối hợp với phòng chuyên môn của huyện mở các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng và chăm sóc cây lâm nghiệp cho người dân, nhờ đó trồng rừng đã trở thành phong trào tại địa phương. Chỉ tính riêng 8 tháng năm 2021, người dân trên địa bàn đã trồng 107 ha rừng (vượt kế hoạch 20%), nâng tổng diện tích rừng toàn xã lên 867 ha.

Hộ anh Bàn Văn Ngăm, thôn Nậm Đâu đi đầu trong trồng rừng và giàu lên nhờ rừng ở Tân Tiến. Anh Ngăm cho biết: Năm 2014, gia đình chuyển đổi gần 1 ha đất nương trồng sắn sang trồng quế, thấy cây phát triển tốt, mỗi năm gia đình lại mở rộng diện tích, đến nay toàn bộ 3 ha đất nương đồi của gia đình đã được phủ xanh bằng cây quế. Hiện mỗi năm gia đình thu nhập gần 40 triệu đồng tiền bán lá và tỉa cành. Khi quế được thu hoạch vỏ, tôi ước tính thu được hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Nhận thấy lực lượng trong độ tuổi lao động khá dồi dào, nhưng lại tập trung chủ yếu vào sản xuất nông - lâm nghiệp, thu nhập chưa cao, chính quyền xã đã phối hợp với các doanh nghiệp, đơn vị tổ chức cho lao động đi xuất khẩu, làm công nhân tại các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Trung bình mỗi năm, xã tổ chức cho hơn 30 lao động đi làm ngoài địa phương.

Tân Tiến gỡ khó trong thực hiện tiêu chí thu nhập ảnh 2
Khởi sắc nông thôn mới ở Tân Tiến.

Với sự chủ động, năng động của cấp ủy đảng, chính quyền, những cây, con giống mới có hiệu quả kinh tế cao đang được tính toán đưa về giúp người dân dần quen với phương thức sản xuất hàng hóa, đồng thời nâng cao giá trị trên 1 ha đất canh tác. Điển hình là mô hình trồng hơn 3 ha dưa chuột giống Hàn Quốc được thực hiện đầu năm 2021 tại thôn Thác Sa 1. Đánh giá vụ dưa đầu tiên cho thấy, dưa chuột giống Hàn Quốc hợp với đồng đất Tân Tiến nên sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất trung bình đạt 1,5 tạ/sào, giá bán 6.000 - 7.000 đồng/kg.

Ông Hoàng Văn Pao, thôn Thác Sa 1 cho biết: Vụ đầu tiên trồng dưa chuột, gia đình cũng lo lắng về năng suất, đầu ra cho sản phẩm, nhưng đến giờ tôi rất yên tâm. 4 sào trồng dưa chuột cho gia đình nguồn thu hơn 15 triệu đồng. Dưa thu hoạch được doanh nghiệp thu mua ngay tại thôn, giúp giảm chi phí vận chuyển. Vụ tới, gia đình tôi sẽ mở rộng diện tích trồng dưa thêm 3 sào.

Từ thành công của mô hình dưa chuột, xã khuyến khích người dân mở rộng diện tích trồng dưa trên đất ruộng 1 vụ, trồng thay thế lúa ở những chân ruộng kém hiệu quả và trồng cả trên diện tích đất vườn, đồng thời thành lập Hợp tác xã nông - lâm - nghiệp Tân Tiến để thuận lợi trong tiêu thụ nông sản cho người dân.

Với những giải pháp giúp nâng cao thu nhập cho người dân, Tân Tiến tự tin đến hết năm 2021 nâng mức thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 35 triệu đồng/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo xuống dưới 30% và đạt 13/19 tiêu chí nông thôn mới.                                      

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Từ loại quả bình dân thành sản phẩm OCOP

Từ loại quả bình dân thành sản phẩm OCOP

Ông Nguyễn Thế Yên, Cựu chiến binh ở thôn Sơn Mãn, xã Vạn Hòa, thành phố Lào Cai sớm nhận định đúng giá trị của quả chuối. Quyết định đầu tư vùng trồng chuối tiêu hồng sạch, cùng với việc làm chủ công nghệ dấm lạnh quả chuối, gia đình ông Yên đã đưa chuối tiêu hồng từ loại quả bình dân trở thành sản phẩm OCOP 3 sao chất lượng.

Phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững

Phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững

Xác định sản xuất nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu của sản xuất nông nghiệp bền vững, hiện đại và hội nhập, các địa phương trong tỉnh cùng doanh nghiệp, hợp tác xã đã tập trung nhiều nguồn lực nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Duy trì, phát triển vùng nguyên liệu chuối, dứa, cây ăn quả ôn đới giai đoạn 2024 - 2025

Duy trì, phát triển vùng nguyên liệu chuối, dứa, cây ăn quả ôn đới giai đoạn 2024 - 2025

Nhằm tổ chức sản xuất chuối, dứa, cây ăn quả ôn đới đạt hiệu quả cao, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ký Văn bản số 1562/UBND-NLN yêu cầu các sở, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh thực hiện các giải pháp duy trì, phát triển vùng nguyên liệu chuối, dứa, cây ăn quả ôn đới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 - 2025.

Hàng loạt kiến nghị giải quyết các khó khăn, bất cập trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Hàng loạt kiến nghị giải quyết các khó khăn, bất cập trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa

Sáng 3/4, tại trụ sở Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dưới sự chủ trì của đồng chí Lý Bình Minh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, HĐND tỉnh đã có phiên giám sát chuyên đề việc thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TU ngày 26/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Nghị quyết số 10).

Triển khai công bố hiện trạng rừng tỉnh Lào Cai năm 2023

Triển khai công bố hiện trạng rừng tỉnh Lào Cai năm 2023

Để đảm bảo số liệu hiện trạng rừng phục vụ tốt cho công tác quản lý nhà nước về lâm nghiệp và công tác kiểm tra, giám sát ở địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành Văn bản số 1522/UBND-NLN chỉ đạo các sở, ban, ngành tỉnh, địa phương triển khai một số nội dung về công bố hiện trạng rừng tỉnh Lào Cai năm 2023.

Chuyển trọng tâm sang chăm sóc lúa xuân

Chuyển trọng tâm sang chăm sóc lúa xuân

Đến nay, nông dân trong tỉnh đã cơ bản hoàn thành việc gieo cấy diện tích lúa xuân năm 2024 và đang bắt tay vào thực hiện các biện pháp chăm sóc, bón phân; thường xuyên thăm đồng kịp thời phát hiện sâu bệnh hại để phòng, trừ đảm bảo cho lúa sinh trưởng, phát triển tốt.

Mùa quay mật ong

Mùa quay mật ong

Từ tháng 3 đến tháng 5 hằng năm là thời điểm nguồn hoa có trong tự nhiên dồi dào, đây cũng là lúc những người nuôi ong xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng vào vụ thu mật.

Phát triển bền vững du lịch nông nghiệp

Phát triển bền vững du lịch nông nghiệp

Thời gian qua, những mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn đã phát triển mạnh mẽ tại các địa phương. Đây được đánh giá là xu hướng phát triển của du lịch Việt Nam trong thời gian tới, góp phần tạo sức hút lớn đối với du khách trong nước và quốc tế, bên cạnh đó, thúc đẩy triển kinh tế nông thôn theo hướng bền vững.

fb yt zl tw