"Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công"

Bài 1: Dân vận khéo để “ kéo” học sinh ra lớp

LCĐT - Bác Hồ dạy “… Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, thấm nhuần lời dạy của Bác về công tác dân vận, những năm qua, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đã quan tâm thực hiện tốt công tác dân vận.

Ở huyện vùng cao Mường Khương, thì La Pan Tẩn là một trong những xã khó khăn nhất về công tác giáo dục, đặc biệt là việc duy trì tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần. Do ảnh hưởng của tập tục tảo hôn, nên không ít học sinh người Mông học lớp 8, lớp 9 đã lấy chồng, lấy vợ dẫn tới lỡ dở việc học tập. Đối diện với khó khăn đó, các trường học đều phát huy tốt vai trò của chi bộ, của các đảng viên, coi dân vận là giải pháp quan trọng để  “kéo” học sinh ra lớp.

Biết ơn thầy cô giáo nhiều lắm!

Ngày 21/9/2021, tại Trường THPT số 3 huyện Mường Khương diễn ra một sự kiện thu hút đông đảo sự tham gia của các em học sinh THCS, THPT. Đó là phiên tòa giả định về tuyên truyền giáo dục pháp luật với chuyên đề về phòng, chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cho học sinh lần đầu tiên được tổ chức tại đây. Tuy là phiên tòa giả định, nhưng câu chuyện đôi nam nữ tảo hôn được đề cập tới trong phiên tòa rất gần gũi với các em học sinh người Mông ở khu vực xã La Pan Tẩn, thậm chí cũng là câu chuyện của không ít học sinh nơi đây, nên các em học sinh rất chăm chú theo dõi.

Bài 1: Dân vận khéo để “ kéo” học sinh ra lớp ảnh 1
Thầy trò Trường THPT số 3 Mường Khương vận động học sinh ra lớp.

Em Hảng Sở, học sinh lớp 11A3, Trường THPT số 3 Mường Khương không giấu được sự xúc động vì chính bản thân em đã trải qua một lần bị “kéo vợ” và đứng trước nguy cơ phải làm vợ khi mới 16 tuổi và không được tiếp tục tới trường. Hảng Sở kể: Dịp tết Nguyên đán năm 2021, khi em về nhà ở thôn Sả Lùng Chéng, xã La Pan Tẩn ăn tết thì bị một thanh niên cùng xã ở thôn Mường Lum tên là Giàng Páo kéo về bắt ép phải lấy Páo làm chồng. Thật may mắn cho em sau đó thầy giáo Lù Văn Thành, Hiệu trưởng nhà trường và cô giáo chủ nhiệm Lù Thị Dung cùng cán bộ xã…và các bạn học không quản ngại khó khăn đã tới nhà Páo để tuyên truyền, vận động gia đình Páo trả lễ cho bố mẹ em nên Hảng Sở mới được thả về đi học tới bây giờ. “Em biết ơn các thầy, cô giáo nhiều lắm” – Sở nói.

Cùng chung cảnh ngộ với Hảng Sở, em Ma Thị Dính, lớp 11 cũng rưng rưng nhớ lại câu chuyện của mình. Theo lời kể của Dính thì nhà em ở thôn Sà San. Cách đây 2 năm khi em còn học lớp 9 Trường Phổ thông DTBT THCS La Pan Tẩn, trong một lần đi chơi tết, em đã bị một thanh niên người Mông kéo về thôn Cu Ti Chải làm vợ. Khi các thầy, cô giáo đến đón em về trường, gia đình nhà trai không đồng ý và vẫn bắt em phải ở nhà. Em đã khóc rất nhiều và nghĩ rằng mình không còn lối thoát. Phải rất vất vả hôm sau các thầy cô giáo mới đưa được em về trường học và luôn bảo vệ em trước nguy cơ bị nhà bạn trai bắt về.

Thầy giáo Lù Văn Thành, Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng Trường THPT số 3 Mường Khương, cho biết: Mấy năm học vừa qua, nhà trường luôn “đau đầu” về việc cứ đầu năm học mới và sau đợt nghỉ tết Nguyên đán là không ít học sinh có nguy cơ bỏ học do hậu quả của nạn tảo hôn gây ra. Giải pháp căn cơ nhất được chi bộ nhà trường kiên trì thực hiện đó là giao nhiệm vụ cụ thể cho các đảng viên, giáo viên làm tốt công tác dân vận đối với phụ huynh, học sinh và tham mưu, phối hợp với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương mới có thể “kéo” học sinh đến trường. Nếu như không làm tốt việc này, thì trường hợp như em Hảng Sở, em Ma Thị Dính và nhiều học sinh khác không thể tiếp tục đến lớp học và tương lai sẽ về đâu khi phải làm vợ, làm mẹ khi mới 16, 17 tuổi?

Thầy Thành chia sẻ tin vui là vượt qua nhiều khó khăn, năm học vừa qua, Trường THPT số 3 Mường Khương luôn duy trì tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần trên 95%. Đặc biệt, trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2020 - 2021, 100% học sinh lớp 12 thi đỗ tốt nghiệp. Trong đó, nổi bật có em Vàng Xuân Anh đạt tổng điểm khối C là 26,25 điểm, là 1 trong 2 học sinh của tỉnh được điểm 10 môn Địa lý; em Thào Chư đạt tổng điểm khối C là 25,75 điểm, trong đó môn Lịch sử được 9 điểm. Những kết quả đó là niềm tự hào của thầy và trò nhà trường.

“Bí quyết” dân vận khéo trong trường học

Sau chuyến đi vất vả vượt gần 20 km đường đá gập ghềnh vào thôn Mường Lum “giải cứu” học sinh Hảng Sở để em được tiếp tục đến trường, cô giáo Lù Thị Dung, sinh năm 1994, một trong những giáo viên trẻ của Trường THPT số 3 Mường Khương tâm sự: Em là người dân tộc Nùng sinh ra ở xã Cao Sơn, nên hiểu rõ phong tục, tập quán và cuộc sống của bà con nơi đây. Từ khi lên trường công tác em đã học thêm cả tiếng Mông để thuận tiện trong việc trao đổi với phụ huynh học sinh. Khi nói bằng tiếng đồng bào và phân tích cho bà con về tác hại của tảo hôn, sự cần thiết phải cho con đi học thì đa số phụ huynh đều hiểu. Cũng có những trường hợp, phụ huynh nghĩ cô giáo không biết tiếng dân tộc nên “phát sóng ngang” với những ý nghĩ trái chiều hoặc còn nhiều điều lăn tăn chưa rõ, nhưng vì e ngại nên không dám hỏi. Những lúc ấy, vì biết tiếng đồng bào, nên em hiểu được câu chuyện và việc tuyên truyền cũng thuận lợi hơn.

Bài 1: Dân vận khéo để “ kéo” học sinh ra lớp ảnh 2
Cô giáo Lù Thị Dung tích cực tuyên truyền để học sinh hiểu tác hại của tảo hôn.

Được biết, thêm một “bí quyết” nữa của cô giáo Dung trong công tác dân vận đó là thường xuyên trò chuyện, tâm sự với các em học sinh để hiểu hoàn cảnh, tâm tư, nguyện vọng của các em. Đặc biệt là đối với các học sinh nữ là nạn nhân của tảo hôn thường hay tự ti, mặc cảm với bạn bè. Và quả thật “Mưa dầm thấm lâu”, được “mở lòng”, các em tự tin hơn, hiểu biết hơn về các vấn đề xã hội, nhiều em còn trở thành những tuyên truyền viên đối với bạn bè, gia đình trong nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề phòng, chống tảo hôn. Nhờ làm tốt công tác dân vận, nên trong 4 năm công tác tại Trường THPT số 3 Mường Khương, mỗi năm cô giáo Dung đều vận động được 3 - 4 học sinh có nguy cơ bỏ học đi học trở lại.

Thực tế cho thấy, trong công tác dân vận ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói thì dễ nhưng đi vào thực hiện để đem lại hiệu quả mới thấy là cả một quá trình gian nan. Thầy giáo Nguyễn Minh Thuận, Phó Hiệu trưởng, Phó Bí thư Chi bộ Trường THPT số 3 Mường Khương là người nhiều lần trực tiếp đi vào thôn, bản vận động học sinh ra lớp cho biết: Mỗi lần đi vận động học sinh ra lớp, nhà trường đều thông báo với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương để địa phương cử trưởng thôn, công an xã, cán bộ giỏi tuyên truyền, biết nói tiếng đồng bào đi cùng mới có thể đưa học sinh ra lớp. Về phía nhà trường, để duy trì tốt tỷ lệ chuyên cần thì chi bộ phát huy vai trò của 11 đảng viên, lấy tiêu chí về số lượng và tỷ lệ chuyên cần là tiêu chí ưu tiên để đánh giá viên chức cuối năm học. Cùng với đó, nhà trường làm tốt công tác thi đua, khen thưởng. Lớp nào đạt tỷ lệ chuyên cần 100% trong tháng sẽ được khen thưởng 200.000 đồng. Vì thế, trong 2 năm học gần đây, thầy và trò cùng cố gắng thi đua, tình trạng học sinh bỏ học, tảo hôn đã giảm hơn nhiều so với trước.

Bài 1: Dân vận khéo để “ kéo” học sinh ra lớp ảnh 3
Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần khu vực xã La Pan Tẩn có chuyển biến tích cực.

Cùng với Trường THPT số 3 Mường Khương, Trường Phổ thông DTBT THCS La Pan Tẩn cũng có nhiều chuyển biến trong công tác duy trì tỷ lệ chuyên cần và số lượng học sinh. Thầy giáo Hoàng Quốc Việt, Hiệu trưởng nhà trường cười vui: Năm học 2021 - 2022, toàn trường có 316 học sinh, trong đó số lượng học sinh bán trú rất đông với 240 em. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nên ngay sau khai giảng năm học mới, tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần đã đạt trên 95%, tăng khoảng 10% so với năm học trước. Để đạt được kết quả này, chi bộ đưa vào nghị quyết thực hiện các chỉ tiêu năm học, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đảng viên, giáo viên phụ trách các thôn, bản, nhóm hộ gia đình trong việc huy động học sinh ra lớp, đảm bảo tỷ lệ chuyên cần, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; trong đó, các đảng viên tiên phong, gương mẫu nhận những thôn, bản khó hay có học sinh nghỉ học để tuyên truyền, vận động.

Phấn khởi vì kết quả đạt được, nhưng thầy Việt cũng lo lắng vì công tác giáo dục của nhà trường hiện nay vẫn còn không ít khó khăn. Sau đợt nghỉ hè bước vào năm học mới, Trường Phổ thông DTBT THCS La Pan Tẩn có 3 học sinh nữ lớp 8 người Mông ở thôn Cu Ti Chải không ra lớp do tảo hôn. Nguyên nhân chính không phải do các em bị ép buộc mà là tự nguyện bỏ học để lấy chồng. “Trong thời gian tới, thầy cô giáo sẽ vừa tập trung làm tốt nhiệm vụ giảng dạy, tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa, hoạt động bán trú để thu hút học sinh tới trường, vừa tăng cường công tác giáo dục hướng nghiệp, tuyên truyền, giải thích để phụ huynh, học sinh hiểu tác hại của tảo hôn và phấn  đấu kết thúc năm học không còn em nào phải nghỉ học, bỏ học giữa chừng như trước nữa”, thầy Việt chia sẻ.

-----------------------------------------------------------------------------

Bài 2: Góp phần giữ vững một dải biên thùy

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Đảng ủy Quân sự tỉnh Lào Cai trao quyết định thành lập các tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc

Đảng ủy Quân sự tỉnh Lào Cai trao quyết định thành lập các tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc

Chiều 2-7, Đảng ủy Quân sự tỉnh Lào Cai tổ chức công bố quyết định về giải thể, sáp nhập và thành lập các tổ chức Đảng trực thuộc Đảng bộ Quân sự tỉnh. Đại tá Hoàng Văn Toàn - Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng ủy Quân sự tỉnh, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh chủ trì Hội nghị.

Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) trao thiết bị, dụng cụ phòng chống thiên tai và bàn giao công trình công ích tại xã Phúc Khánh

Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) trao thiết bị, dụng cụ phòng chống thiên tai và bàn giao công trình công ích tại xã Phúc Khánh

Chiều ngày 1/7 và sáng ngày 2/7, tại xã Phúc Khánh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lào Cai phối hợp cùng Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) và UBND xã Phúc Khánh tổ chức lễ bàn giao các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác phòng chống thiên tai cho địa phương và bàn giao công trình công ích.

Tổng Bí thư Tô Lâm và các đồng chí trong Ban Chỉ đạo ấn nút khai trương ra mắt hệ thống 3 nền tảng số phục vụ giám sát triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW.

Tập trung cao độ, hành động quyết liệt 8 vấn đề về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Sáng 2-7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (Ban Chỉ đạo) tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến với các địa phương. Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương chủ trì hội nghị.

Hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy tại cơ sở kinh doanh.

Lào Cai: Giữ vững an ninh trật tự trong chuyển đổi mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Từ ngày 1/7/2025, Lào Cai cùng nhiều địa phương trên cả nước chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp: cấp tỉnh và cấp xã. Hệ thống hành chính mới không còn cấp huyện, đồng thời nhiều xã, phường được sáp nhập, mở rộng quy mô về địa giới và dân số. Trong bối cảnh nhiều thay đổi mang tính bước ngoặt, việc đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) tiếp tục là nhiệm vụ then chốt, giữ vai trò nền tảng cho sự ổn định và phát triển.

Hình ảnh trang nhất báo Đảng địa phương xuất bản ngày 1/7 sau khi sáp nhập tỉnh, thành phố

Hình ảnh trang nhất báo Đảng địa phương xuất bản ngày 1/7 sau khi sáp nhập tỉnh, thành phố

Từ ngày 1/7/2025, "giang sơn" được sắp xếp lại với 34 tỉnh, thành phố nhằm kiến tạo không gian phát triển, phù hợp với giai đoạn đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu trang nhất của các báo Đảng địa phương xuất bản trong "ngày lịch sử" này.

fb yt zl tw