“Ủ than nóng, nung lửa hồng”

Bài 1: Người đứng đầu cấp tỉnh nhận việc khó

LCĐT - Khơi dòng và hợp sức trí tuệ của cán bộ lãnh đạo, đảng viên và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng người dân để chủ trương, nghị quyết trên văn bản giấy tờ được cụ thể hóa bằng thực tiễn cuộc sống. Bằng các chuyến thực tế đến tận thôn bản, vào từng nhà dân của cán bộ, đảng viên từ tỉnh đến huyện, xã, đặc biệt là những địa bàn còn nhiều hộ nghèo, đã tạo niềm tin, nung ủ những tâm huyết, nhen nhóm và thổi bùng ngọn lửa khát vọng vươn lên nơi mảnh đất biên cương của Tổ quốc… Việc hướng về cơ sở với tỉnh Lào Cai không mới, nhưng lựa chọn điểm đến tại các xã nghèo lại là một “phép thử” cho công tác cán bộ của tỉnh Lào Cai trong một nhiệm kỳ mới theo tinh thần cán bộ “6 dám” của Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.  

Ngày 24/3/2019, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai đã ban hành Nghị quyết 20 -NQ/TU về giảm nghèo bền vững đối với các xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 40% trở lên đến hết năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, có xét đến năm 2030. Theo đó, Tỉnh uỷ Lào Cai đã ban hành Quyết định 148-QĐ/TU ngày 02/03/2021 về việc phân công Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh giúp đỡ các xã có tỷ hộ nghèo cao của tỉnh. Điểm nhấn của quyết định này chính là gắn trách nhiệm, tâm huyết của từng cá nhân cụ thể, trong đó có cả những đồng chí lãnh đạo chủ chốt của tỉnh với các xã, với tinh thần “người dân hết nghèo, xã thoát nghèo thì lãnh đạo mới hoàn thành nhiệm vụ”.

Trong Quyết định 148 -QĐ/TU ngày 2/3/2021 của Tỉnh uỷ về việc phân công Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh theo dõi, nắm bắt tình hình tổ chức cơ sở đảng và giúp xã có tỷ lệ hộ nghèo cao của tỉnh, có 8 đồng chí trong Thường trực Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh trực tiếp được phân công giúp đỡ 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh. Dù thời gian chưa dài, nhưng với trách nhiệm của người lãnh đạo, có cả tâm huyết, tình cảm với người nghèo, dù công việc của tỉnh bộn bề, nhưng các đồng chí vẫn dành thời gian, kể cả ngày nghỉ đến các xã, “không để dân chờ, dân đợi”, cùng với cấp uỷ, chính quyền địa phương “ủ than nóng, nung lửa hồng”.

Trong mấy tháng trở lại đây, 10 xã nghèo nhất của các huyện Mường Khương, Bát Xát, Văn Bàn, Bắc Hà liên tục đón các đoàn công tác của tỉnh đến làm việc. Điều đặc biệt của các chuyến công tác này không “trống giong cờ mở”, mà các đồng chí lãnh đạo tỉnh được phân công giúp đỡ xã nghèo đi thị sát, kiểm tra tận nơi, đến từng địa điểm, cho dù thời tiết ngoài trời lên tới 35 -36 độ C. Thời gian làm việc tại phòng họp rất ít, chủ yếu dành cho đi thực tế, để được nhìn thấy cuộc sống của người dân, được nghe người dân đề xuất, từ đó hiểu thêm người dân đang thiếu gì, cần gì. Mỗi chuyến công tác là một lần kiểm chứng năng lực thực sự của đội ngũ lãnh đạo địa phương, bởi các đồng chí Thường trực Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh liên tục đặt ra những câu hỏi và yêu cầu rất hóc búa, đòi hỏi lãnh đạo địa phương phải thực sự tâm huyết, hiểu biết, nắm rõ thực tế cơ sở mới trả lời được. Ở đây, không có chỗ cho những câu trả lời chung chung, cho có, cho qua… mà phải tìm hiểu “gốc rễ, ngọn nguồn của sự việc”. Do vậy, chính cán bộ huyện, xã phải là người nắm rõ và hiểu rõ những vấn đề mà thực tế đang đặt ra và phải đặt mình vào vị trí của người dân ở xã nghèo nhất tỉnh.

Bài 1: Người đứng đầu cấp tỉnh nhận việc khó ảnh 1
Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường kiểm tra thực tế tại xã Tả Thàng (Mường Khương).

Điều này thể hiện rõ trong những chuyến công tác của Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường tại hai xã Tả Thàng và La Pan Tẩn (huyện Mường Khương). Trước khi có buổi làm việc chính thức với cấp uỷ, chính quyền hai xã, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh đã dành ngày nghỉ cùng với lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh và lãnh đạo huyện đến từng thôn, bản, đi thực tế nơi cấy lúa, chỗ trồng chè. Nhiều nơi chỉ có đường mòn, dốc đá nhưng không ngăn được bước chân các đồng chí lãnh đạo đến với bà con. Điều gây ấn tượng hơn cả đó là hầu như lãnh đạo, người dân xã không hề biết Chủ tịch UBND tỉnh đi thị sát thực tế, bởi đồng chí muốn nhìn rõ, nhìn rộng thực tế cơ sở và không làm phiền cơ sở. Khi mọi thông tin, dữ liệu về hai xã đã đầy đủ, Chủ tịch UBND mới có buổi làm việc chính thức với huyện và xã, nhưng yêu cầu buổi làm việc tổ chức tại xã.

Bất ngờ nữa, dù đã có những chuyến thị sát trước đó, nhưng trước khi làm việc chính thức tại xã, đồng chí Trịnh Xuân Trường vẫn tiếp tục đi thực tế, bởi “nắm được nhiều nhưng có thể chưa đủ” và thực tế sẽ mang lại ý tưởng hay. Khi làm việc chính thức với các xã, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị huyện, đặc biệt là lãnh đạo xã “thoát ly” văn bản, những gì đã biết thì không nói đến, mà dành thời gian báo cáo chi tiết, cụ thể những gì mà người dân, thôn, bản đang thiếu, đang cần. Chính vì vậy, những cái khó, cái khổ ở tận thôn, bản đã được đưa đến Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh chỉ trong một cuộc họp. Dù ý kiến từ các ngành của tỉnh đến huyện và xã đưa ra rất nhiều, dường như cả “núi” công việc, nhưng Chủ tịch UBND tỉnh “tóm” vào 4 việc cần làm, đó là đầu tư hạ tầng, thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp, giải quyết việc làm cho người lao động và giáo dục. Cần biết rằng, để tìm được 4 việc cần làm đối với hai xã nghèo Tả Thàng, La Pan Tẩn đó là kết quả của những chuyến khảo sát không có ngày nghỉ, sự tỉ mỉ, lắng nghe từng ý kiến của người dân và luôn đi đến tận nơi để đánh giá tính khả thi từng ý tưởng của đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh.

Bài 1: Người đứng đầu cấp tỉnh nhận việc khó ảnh 2
Đồng chí Trịnh Xuân Trường tặng quà các hộ nghèo xã Tả Thàng.

Đồng chí Trịnh Xuân Trường cho rằng: Lãnh đạo phải xuất phát từ thực tiễn, phải lắng nghe cơ sở, rồi nhìn nhận vấn đề mang tính tổng thể. Ví dụ như cả 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao đều có nguyên nhân cơ bản giống nhau. Tại sao lại như vậy? Cho nên, trách nhiệm của chúng ta là phải tìm ra điểm tương đồng và khác biệt. “Qua đi thực tế tại các xã nghèo, đặc biệt tại hai xã nghèo nhất của huyện Mường Khương là Tả Thàng và La Pan Tẩn, với vai trò của người đứng đầu chính quyền của tỉnh, tôi sẵn sàng đảm nhận giúp đỡ hai xã này và luôn xác định đó chính là trách nhiệm, đồng thời cũng là tự tạo sức ép cho chính mình. Mặc dù công việc luôn bộn bề, nhưng khi nhận việc khó, tôi luôn dành thời gian suy nghĩ, trao đổi với lãnh đạo huyện và xã để tìm ra giải pháp tốt nhất, hiệu quả nhất, dẫu biết rằng, công cuộc giảm nghèo không phải ngày một ngày hai có thể xong, mà đó là quá trình lâu dài. Xã chưa hết nghèo, thì tôi vẫn chưa làm tròn trách nhiệm”, Chủ tịch UBND tỉnh trải lòng.

Mang theo trách nhiệm của người lãnh đạo được phân công giúp đỡ xã nghèo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Quốc Khánh luôn xác định, muốn tìm được lời giải cho bài toán giảm nghèo thì phải xắn tay vào công việc, thường xuyên suy nghĩ, tìm tòi để đưa ra những giải pháp hiệu quả, phải tích cực tìm hiểu thực tế. Chính vì vậy, mỗi chuyến làm việc với hai xã nghèo là Nậm Chày (Văn Bàn) và Lùng Khấu Nhin (Mường Khương), đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh luôn đòi hỏi lãnh đạo xã đưa đến những nơi khó khăn nhất, bởi chỉ khi nắm rõ thực tế thì mới có giải pháp chỉ đạo, thực hiện đúng. Mỗi tuyến đường thôn “không thể xấu hơn” của xã Nậm Chày, điểm sắp xếp dân cư giáp sông Chảy ở Lùng Khấu Nhin… đều in dấu chân của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Quốc Khánh. “Chính tôi và cán bộ, đảng viên của huyện, xã phải đi đầu, phải trăn trở, suy nghĩ trước cái nghèo của xã. Tuy nhiên, trăn trở, suy nghĩ là chưa đủ, mà phải hiến kế, đưa ra được giải pháp để thoát nghèo. Hơn nữa, mỗi người chúng ta phải luôn ý thức rằng, giúp đỡ hộ nghèo bằng những việc làm thực chất, trách nhiệm”, đồng chí Hoàng Quốc Khánh khẳng định.

Bài 1: Người đứng đầu cấp tỉnh nhận việc khó ảnh 3
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Quốc Khánh kiểm tra thực tế tại xã Lùng Khấu Nhin (Mường Khương).

Được phân công giúp đỡ Dìn Chin (Mường Khương), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Giàng Thị Dung hướng về xã với tất cả tâm huyết và trách nhiệm, bởi đặc thù ở Dìn Chin chủ yếu là đồng bào Mông, mà đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh là người con của dân tộc Mông. Được phân công giúp đỡ 1 trong 10 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh đó là áp lực, nhưng đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh Giàng Thị Dung có thuận lợi là nói được tiếng của đồng bào, am hiểu phong tục, tập quán và đã từng có thời gian dài công tác ở địa phương cũng có không ít xã nghèo, nên dễ nhận được sự chia sẻ của người dân và biết được căn nguyên của cái nghèo. Dù có thuận lợi như vậy, nhưng Phó Chủ tịch UBND tỉnh Giàng Thị Dung vẫn xác định đó là việc khó, nhưng được Tỉnh uỷ tin tưởng giao nhiệm vụ giúp đỡ xã Dìn Chin, đã 4 lần đi tìm hiểu thực tế ở Dìn Chin bởi đồng chí muốn tìm đến tận “điểm khó”, “điểm nghèo” để có được cái nhìn tổng thể, nhưng lại rất chi tiết, cụ thể về từng thôn, bản.

Đồng chí Giàng Thị Dung chia sẻ: Qua tâm sự với người dân Dìn Chin, tôi nhận thấy đồng bào rất chăm chỉ và họ có niềm tin thoát nghèo nếu được quan tâm hỗ trợ về kỹ thuật, thị trường. Khi tôi đề xuất đưa cây chè vào trồng, phát triển chăn nuôi gia súc, người dân rất hào hứng, nhưng họ chỉ đề nghị Nhà nước hỗ trợ giống tốt, vay vốn, tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định. Điều đó cho thấy, nếu tìm được khát vọng và khơi dậy được niềm tin của người dân, thì chỉ đạo của tỉnh, huyện, xã sẽ đạt hiệu quả cao. Nếu 3 năm nữa, hộ nghèo ở xã không giảm, cuộc sống của người dân không được nâng lên, vẫn như ngày đầu, thì rõ ràng là mình không hoàn thành trách nhiệm trước Đảng, trước Nhân dân...

Bài 1: Người đứng đầu cấp tỉnh nhận việc khó ảnh 4
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Giàng Thị Dung khảo sát cơ sở vật chất tại Trường PTDTBT Tiểu học Tả Ngài Chồ (Mường Khương).

Mỗi đồng chí lãnh đạo được giao giúp đỡ xã nghèo có những cách làm khác nhau, nhưng điểm chung nhất là sự tâm huyết, trách nhiệm, luôn đau đáu với sự nghiệp giảm nghèo, hướng về người nghèo bằng những việc làm thực chất, dẫu rằng đó là việc khó nhưng không thể không làm. Đây cũng chính là việc cụ thể hóa lời dạy của Bác Hồ đối với cán bộ phải luôn “gần dân, trọng dân, tin dân và hiểu dân”, người cán bộ, đảng viên phải tìm hiểu xem người dân mong muốn gì, cuộc sống của người dân ra sao. Muốn vậy thì phải hòa mình với người dân ở cơ sở, lắng nghe ý kiến của nhân dân.

Bài 2: Lãnh đạo địa phương không thể “khoanh tay” đứng nhìn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thực hiện đoàn kết và luôn có tư duy phát triển

Thực hiện đoàn kết và luôn có tư duy phát triển

Đó là phát biểu nhấn mạnh của đồng chí Trịnh Xuân Trường - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030 khi dự và chủ trì phiên họp thứ Nhất của Tiểu Ban văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030 diễn ra sáng 3/7.

Đảng ủy Quân sự tỉnh Lào Cai trao quyết định thành lập các tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc

Đảng ủy Quân sự tỉnh Lào Cai trao quyết định thành lập các tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc

Chiều 2-7, Đảng ủy Quân sự tỉnh Lào Cai tổ chức công bố quyết định về giải thể, sáp nhập và thành lập các tổ chức Đảng trực thuộc Đảng bộ Quân sự tỉnh. Đại tá Hoàng Văn Toàn - Uỷ viên Ban Thường vụ Đảng ủy Quân sự tỉnh, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh chủ trì Hội nghị.

Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) trao thiết bị, dụng cụ phòng chống thiên tai và bàn giao công trình công ích tại xã Phúc Khánh

Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) trao thiết bị, dụng cụ phòng chống thiên tai và bàn giao công trình công ích tại xã Phúc Khánh

Chiều ngày 1/7 và sáng ngày 2/7, tại xã Phúc Khánh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Lào Cai phối hợp cùng Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) và UBND xã Phúc Khánh tổ chức lễ bàn giao các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác phòng chống thiên tai cho địa phương và bàn giao công trình công ích.

Tổng Bí thư Tô Lâm và các đồng chí trong Ban Chỉ đạo ấn nút khai trương ra mắt hệ thống 3 nền tảng số phục vụ giám sát triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW.

Tập trung cao độ, hành động quyết liệt 8 vấn đề về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Sáng 2-7, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (Ban Chỉ đạo) tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025 theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến với các địa phương. Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương chủ trì hội nghị.

Hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy tại cơ sở kinh doanh.

Lào Cai: Giữ vững an ninh trật tự trong chuyển đổi mô hình chính quyền địa phương hai cấp

Từ ngày 1/7/2025, Lào Cai cùng nhiều địa phương trên cả nước chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp: cấp tỉnh và cấp xã. Hệ thống hành chính mới không còn cấp huyện, đồng thời nhiều xã, phường được sáp nhập, mở rộng quy mô về địa giới và dân số. Trong bối cảnh nhiều thay đổi mang tính bước ngoặt, việc đảm bảo an ninh trật tự (ANTT) tiếp tục là nhiệm vụ then chốt, giữ vai trò nền tảng cho sự ổn định và phát triển.

Hình ảnh trang nhất báo Đảng địa phương xuất bản ngày 1/7 sau khi sáp nhập tỉnh, thành phố

Hình ảnh trang nhất báo Đảng địa phương xuất bản ngày 1/7 sau khi sáp nhập tỉnh, thành phố

Từ ngày 1/7/2025, "giang sơn" được sắp xếp lại với 34 tỉnh, thành phố nhằm kiến tạo không gian phát triển, phù hợp với giai đoạn đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu trang nhất của các báo Đảng địa phương xuất bản trong "ngày lịch sử" này.

fb yt zl tw