Nếu không góp sức thì cũng đừng làm “nhiễu” công cuộc chống dịch!

Trong khi cả nước đang gồng mình chống dịch, việc một số người lợi dụng thơ ca, hò vè, mượn mác văn nghệ sỹ để châm biếm cả những việc làm đáng trân trọng là việc làm cần phải lên án.

Trong bài viết trước, VOV đã phản ánh về hiện tượng lấy văn học nghệ thuật làm "vỏ bọc" để đả phá công cuộc chống dịch rồi đăng lên mạng xã hội, dẫn dắt một bộ phận công chúng nhẹ dạ, cả tin. Những kẻ “đội lốt” sáng tạo nghệ thuật đã đăng tải những sản phẩm lệch lạc, phê phán chính quyền trong bối cảnh khó khăn, nhất là thiên tai, dịch bệnh. Những hành vi vi phạm công tác chống dịch dù đã được xử lý, họ vẫn tiếp tục xuyên tạc.

Nếu không góp sức thì cũng đừng làm “nhiễu” công cuộc chống dịch! ảnh 1
Trong khi cả nước đang gồng mình chống dịch, việc một số người lợi dụng thơ ca, hò vè, mượn mác văn nghệ sỹ để châm biếm cả những việc làm đáng trân trọng là việc làm cần phải lên án. 

Tháng 7/2021, người “nhờ ông ngoại” can thiệp để tiêm vaccine Pfizer đã bị xử lý hành chính hơn 12 triệu đồng; nhân viên y tế liên quan bị xử kỷ luật và điều chuyển nơi làm việc. Đầu tháng 8/2021, cán bộ có hành vi tát nhân viên y tế khi đang lấy mẫu xét nghiệm cũng đã bị xử phạt về hành vi “xâm hại sức khỏe của người đang thi hành công vụ”; kỷ luật cảnh cáo về mặt đảng; kỷ luật bằng hình thức giáng chức, nghiêm khắc và đủ tính răn đe...

Những người dân từ các tỉnh có dịch về quê, tất cả đều được chính quyền, người dân hỗ trợ từ đồ ăn, nước uống, tiếp nhiên liệu... trên mỗi tỉnh, thành đi qua. Thế nhưng, bất chấp các hiện tượng đã được xử lý rốt ráo, bất chấp những việc làm nghĩa tình, bất chấp những biện pháp cẩn trọng mà các thành phố như Hà Nội áp dụng giữ để dịch không bùng phát, vẫn xuất hiện những bài hát chế, những câu thơ hằn học đầy kích động. Những “nỗi đau đời” giả tạo đầy chủ ý khơi bức xúc trong dư luận đã khiến một số người thiếu thông tin vội vàng đồng tình, bình luận, chia sẻ lên trang của cá nhân của mình, gây ra tâm lý tiêu cực trong xã hội.

Không chỉ sáng tác ra cái gọi là “tác phẩm” về những hiện tượng cá biệt, hy hữu đã được giải quyết, mà một bộ phận người dân, trong đó có cả những người mang danh văn nghệ sỹ đã viết những dòng trạng thái dè bỉu, đăng những tấm ảnh như trào phúng về những việc làm mà lẽ ra đáng được trân trọng, hay so sánh phương pháp chống dịch của địa phương này địa phương kia, viết những bài hò vè chế diễu lực lượng tăng cường cho tuyến đầu chống dịch. 

Đáng mừng là không phải ai cũng “té nước theo mưa”, nhiều bình luận đã thể hiện rõ quan điểm như: “Bản thân không chống được dịch, cũng nên để người khác toàn tâm toàn ý”, “Lo chống dịch đã đủ mệt rồi, đừng làm nhiễu loạn thêm nữa”, “Bắc hay Nam cũng là Tổ quốc mình”, “Vì dân, việc gì bộ đội cũng làm được” hay “Không có chuyện người dân vùng dịch bom hàng”…

Bức xúc trước tình trạng “bới lông tìm vết”, xảo ngôn, lắt léo, lấy cái xấu, cái cá biệt để quy kết thành cái chung, thành bản chất của xã hội... nhiều người đã mong muốn vạch trần những thủ đoạn xấu và sớm có biện pháp xử lý hiện tượng này dù người đó là ai.

“Dịch Covid-19 chưa có tiền lệ, nên chúng ta xác định là sẽ còn nhiều trường hợp khác và sẽ là một cuộc đấu tranh lâu dài. Thế nên phải có những biện pháp quyết liệt, xử lý ngay lập tức, đưa thông tin đại chúng rộng rãi. Chúng ta xác định kẻ xấu còn tiếp tục tấn công vào công cuộc phòng dịch. Phải xác định tâm lý như vậy để đấu tranh lâu dài” - một thính giả của VOV nhận định.

Theo TS. Bùi Sỹ Lợi - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, trong khi cả nước đang gồng mình chống dịch, từng bước làm chuyển biến tình hình, việc một số người lợi dụng thơ ca, hò vè, mượn mác văn nghệ sỹ để châm biếm cả những việc làm đáng trân trọng, đáng được tôn vinh để chuyển tải những thông điệp nghi ngờ công tác chống dịch, gây mất đoàn kết, gây chia rẽ vùng miền, mang tới cảm giác bế tắc trong phòng chống dịch là việc làm đáng lên án.

Nếu không góp sức thì cũng đừng làm “nhiễu” công cuộc chống dịch! ảnh 2
Ông Bùi Sỹ Lợi

“Bây giờ đang lúc rất khó khăn, gian khổ, cả nước đang tập trung chống dịch cùng với cả nước, mà anh là ca sỹ, là nhạc sỹ, cũng là những người có năng khiếu văn hóa lại chế những bài hát lồng ghép ý kiến cá nhân để nói xấu, nói không đúng làm người dân hoang mang... Về mặt đạo đức xã hội là phải lên án. Chức năng quản lý Nhà nước từ chính quyền địa phương cho tới các cơ quan được giao chức năng nhiệm vụ phải quán triệt, xem xét xử lý, không thể để tình trạng này, xã hội sống và làm việc theo pháp luật, phải có kỷ cương" - ông Lợi bày tỏ.

Trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 hiện nay đang có rất nhiều văn nghệ sĩ tích cực sáng tạo các tác phẩm nghệ thuật có giá trị, kịp thời tuyên truyền, cổ vũ quân, dân ta đoàn kết, quyết tâm chiến thắng đại dịch. Nhiều nghệ sĩ đã dấn thân giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, làm việc trong khu cách ly, biểu diễn động viên tinh thần chống dịch gây xúc động cho công chúng... Đây là dòng chảy chủ lưu, tích cực sẽ cuốn đi những tiếng nói đơn độc, lạc nhịp, góp phần để toàn dân đồng lòng cùng đất nước vượt qua giai đoạn khó khăn.

VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chưa thể chỉnh sửa ngay sách giáo khoa

Chưa thể chỉnh sửa ngay sách giáo khoa

Trong năm học 2025 - 2026, giáo viên và nhà trường tiếp tục sử dụng chương trình, sách giáo khoa (SGK) hiện hành; đồng thời chủ động điều chỉnh ngữ liệu, bài học, chủ đề giảng dạy sao cho phù hợp với thực tiễn địa phương và mô hình tổ chức chính quyền hai cấp.

Nắng nóng gia tăng ở miền Bắc

Nắng nóng gia tăng ở miền Bắc

Từ ngày 15/7, miền Bắc sẽ chịu ảnh hưởng của hoàn lưu vùng áp thấp phía tây gây nắng nóng diện rộng. Hà Nội đầu tuần 26-34 độ C, đến giữa tuần tăng lên 28-37 độ.

Giờ vàng cấp cứu đột quỵ

Giờ vàng cấp cứu đột quỵ

Mỗi năm, Việt Nam ghi nhận khoảng 200.000 ca đột quỵ, trong đó phần lớn bệnh nhân đến viện quá muộn, vượt qua “giờ vàng” - thời gian tối ưu để can thiệp cứu sống và hạn chế di chứng.

Robot AI tự động giải phẫu 100%

Robot AI tự động giải phẫu 100%

Các nhà nghiên cứu ở Đại học Johns Hopkins huấn luyện robot thực hiện thành công ca phẫu thuật cắt bỏ túi mật trên bệnh nhân thật với độ thành thạo sánh ngang chuyên gia.

Bánh "nhà làm" chỉ nên để nhà ăn?

Bánh "nhà làm" chỉ nên để nhà ăn?

Đã đến lúc cần phải có một bộ công cụ để kiểm chứng và giám sát chặt chẽ từ phía cơ quan chức năng đối với các sản phẩm "nhà làm" khi lưu hành trên thị trường, bởi một chữ tín là chưa đủ.

Thu hồi giấy công bố 17 thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Thu hồi giấy công bố 17 thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa ban hành quyết định thu hồi giấy công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe với 17 sản phẩm. Đây là đợt hủy giấy công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe quy mô lớn, cho thấy quyết tâm siết chặt quản lý chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng.

fb yt zl tw