Bánh xốp của người Giáy

LCĐT - Người Giáy có kho tàng ẩm thực phong phú, trong đó nhiều loại bánh được mọi người biết đến như tò te, bánh rợm, bánh chưng đen, bánh bỏng, bánh khảo… Ít được biết đến hơn, người Giáy còn có món bánh xốp rất độc đáo, dễ ăn.

Bánh xốp của người Giáy ảnh 1
Chị Vương Thị Vui chế biến món bánh xốp truyền thống của người Giáy.

Bánh chưng đen, bánh tò te, bánh khảo… thường được chế biến vào những thời điểm quan trọng hoặc dịp lễ để dâng cúng tổ tiên, thần linh, còn bánh xốp là món ăn dân dã, được chế biến vào những ngày rảnh rang, làm món ăn vặt ngày thường. Bánh xốp được làm từ gạo tẻ, loại gạo không dẻo, không dính. Gạo được ngâm qua đêm rồi đem xay với nước thành bột. Trước lúc xay gạo, người làm phải dùng một ít cơm nấu chín để nguội xay cùng tạo các bọt khí, tạo độ nở cho bánh. Bột sau khi xay xong để nghỉ, lớp bột lắng xuống dưới, người làm gạn lớp nước phía trên bỏ đi, đem bột trộn với đường theo tỷ lệ đường - gạo là 1 - 2, khuấy đều cho đường tan hết rồi đem hấp. Trước khi hấp, dưới chõ hấp bánh phải lót một lớp vải sạch, đun trên lửa to, hơi nước thật nóng mới đổ bột vào hấp cho đến chín. Chõ bánh to sau khi chín được cắt thành từng miếng bánh nhỏ hơn, vừa ăn.

Theo chị Vương Thị Vui ở thôn Na Hạ, xã Lùng Vai (Mường Khương) thì bánh xốp không quá khó làm, nhưng đòi hỏi phải có kinh nghiệm. Trong cộng đồng dân tộc Giáy giờ đây không còn nhiều người biết làm món bánh truyền thống này. Để bánh phồng, xốp, khô thì phải chọn loại gạo thật cứng, không dính, khi hấp bánh phải duy trì lửa cháy thật to, cháy đều, bánh mới nở được.

Do có nhiều kinh nghiệm làm bánh nên cứ đến buổi chợ phiên, chị Vui lại làm bánh xốp cùng một vài loại bánh truyền thống khác đem bán cho người dân trong vùng. Những loại bánh này giúp chị có thêm thu nhập ngoài công việc làm nông hằng ngày.

Trong các buổi chợ phiên của người Giáy khu vực Mường Khương, Bát Xát, bánh xốp được đựng trong từng chiếc túi nhỏ bán với giá chỉ khoảng 10 nghìn đồng/túi. Bánh xốp có màu trắng, bột nở như bánh bao, vị ngọt, thơm gần giống vị bánh bò của các tỉnh miền trong. Không quá cầu kỳ, bánh xốp là món quà bình dị, ngon miệng. Loại bánh này cũng gắn liền với tuổi thơ thiếu thốn, vất vả của nhiều người bởi được chế biến từ những nguyên liệu rẻ như loại gạo cứng nhất, khó ăn nhất, xay cùng cơm nguội. Thế nhưng, dưới đôi tay khéo léo, một món bánh ngon miệng được ra đời, làm phong phú thêm ẩm thực độc đáo của đồng bào dân tộc Giáy ở Lào Cai.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tìm ra 'Vua tiếng Việt' mới

Tìm ra 'Vua tiếng Việt' mới

Chương trình "Vua tiếng Việt" tìm ra chủ nhân mới nhất của ngai vàng và giải thưởng lớn nhất trị giá hơn 300 triệu đồng. Chủ nhân ngai vàng giành chiến thắng trong phần thi về chủ đề Xe.

Người Xá Phó giữ gìn bản sắc văn hóa

Người Xá Phó giữ gìn bản sắc văn hóa

Trong những ngày cuối tuần yên ả, Nhà văn hóa đa năng xã Sơn Thủy cũ (nay là xã Văn Bàn) rộn rã tiếng cười, lời ca, điệu múa. Ở đó, anh Lý Văn Tư cùng các thành viên Câu lạc bộ dân gian dân tộc Xá Phó say sưa tập luyện.

Hành trình rạng rỡ Hoa hậu Việt Nam 2024

Hành trình rạng rỡ Hoa hậu Việt Nam 2024

Từ sân khấu nổi lần đầu tiên trên sông Hương, chuỗi truyền hình thực tế đầu tiên, đến loạt danh hiệu đại sứ mới, Hoa hậu Việt Nam 2024 đã tạo nên một hành trình đậm tính thời đại. Bên cạnh mục tiêu tôn vinh nhan sắc, cuộc thi còn góp phần định nghĩa lại vai trò của hoa hậu trong xã hội hôm nay.

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở Tam Đường: Dấu mốc trưởng thành và bản sắc văn hóa

Lễ Tủ Cải của người Dao đầu bằng ở Tam Đường: Dấu mốc trưởng thành và bản sắc văn hóa

Trong đời sống cộng đồng người Dao đầu bằng tại Tam Đường, tỉnh Lai Châu, lễ Tủ Cải là nghi lễ đánh dấu bước trưởng thành của người con trai. Người Dao nơi đây quan niệm rằng, để được cộng đồng công nhận và sau này khi mất đi có thể trở về với tổ tiên, mỗi người con trai nhất định phải trải qua nghi lễ này.

Việt Nam ngày càng hút các đoàn làm phim ngoại

Việt Nam ngày càng hút các đoàn làm phim ngoại

Đà Nẵng - thành phố biển sôi động của miền Trung; Ninh Bình - vùng đất sở hữu nhiều di sản văn hóa và thiên nhiên tươi đẹp hay Phú Yên nơi “Hoa vàng trên cỏ xanh”… đang ngày càng khẳng định sức hút đặc biệt đối với các đoàn làm phim trong và ngoài nước.

Thanh niên bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Thanh niên bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam Nguyễn Tường Lâm nhấn mạnh, thanh niên chính là cầu nối đưa văn hóa truyền thống vào đời sống hiện đại, đồng thời là lực lượng góp phần lan tỏa bản sắc Việt Nam ra thế giới.

Hạnh phúc của gia đình nhiều thế hệ

Ngày Gia đình Việt Nam (28/6): Hạnh phúc của gia đình nhiều thế hệ

Giữa nhịp sống hiện đại, việc nhiều thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà không còn phổ biến như trước. Tuy nhiên, vẫn có những gia đình lựa chọn giữ gìn nếp sống truyền thống ấy, không chỉ vì thuận tiện trong sinh hoạt mà còn bởi giá trị tinh thần to lớn và vì sự yêu thương, sẻ chia, gắn bó giữa các thế hệ.

fb yt zl tw