Triển vọng mô hình trồng nấm linh chi ở Sa Pa

LCĐT - Dự án phát triển nấm linh chi gắn với tiêu thụ sản phẩm được triển khai đã góp phần giảm nghèo cho người dân trên địa bàn thị xã Sa Pa.

Từ tháng 11/2020, 115 hộ trên địa bàn các xã Tả Van, Mường Hoa, Trung Chải (thị xã Sa Pa) tham gia dự án phát triển nấm linh chi gắn với tiêu thụ sản phẩm. Đây là dự án do UBND thị xã Sa Pa làm chủ đầu tư nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa; tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân; góp phần đạt và duy trì ổn định, bền vững tiêu chí mô hình liên kết sản xuất trong Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn các xã.

Người dân xã Tả Van và cán bộ Phòng Kinh tế thị xã kiểm tra sự phát triển của nấm linh chi. (Ảnh chụp trước ngày 27/4/2021)
Người dân xã Tả Van và cán bộ Phòng Kinh tế thị xã kiểm tra sự phát triển của nấm linh chi. (Ảnh chụp trước ngày 27/4/2021)

Gia đình anh Vũ Văn Sàng (thôn Tả Van Giáy 2, xã Tả Van) được hỗ trợ 600 bịch giống nấm linh chi để trồng thử nghiệm. Tận dụng căn phòng trống chưa sử dụng, gia đình anh mua bạt quây và dây nhựa làm giá thể trồng nấm. Anh Sàng cho biết: Ban đầu, chúng tôi gặp một số khó khăn về kỹ thuật chăm sóc và thời tiết quá lạnh khiến quả thể nấm có thời gian ngủ đông dài. Sau thời gian trồng và chăm sóc, tôi thấy kỹ thuật trồng nấm linh chi khá đơn giản, không đòi hỏi trình độ, không mất nhiều thời gian, chi phí đầu tư lại thấp. Đến nay, nấm sinh trưởng, phát triển tốt, tỷ lệ ra nấm cao, quả thể nấm phát triển đồng đều.

Từ khi tham gia dự án trồng nấm linh chi, mỗi ngày 2 - 3 lượt, anh Vũ Ngọc Sinh (cùng thôn) cũng dành 20 phút/lượt để tưới nước và kiểm tra sự phát triển của các bịch nấm giống. Toàn bộ quy trình trồng và chăm sóc nấm được nhân viên kỹ thuật hợp tác xã hướng dẫn nên số bịch nấm hỏng chỉ dưới 10%. Hợp tác xã Duy Phong (đơn vị cung ứng giống) cam kết thu mua nấm khô với giá 500.000 đồng/kg. Từ sau tết Nguyên đán, thời tiết chuyển ấm, quả thể nấm phát triển mạnh. Lứa đầu tiên gia đình anh Sinh thu được 30 kg nấm tươi, sau khi phơi khô được 9 kg, bán thu về 4,5 triệu đồng. “Gia đình tôi cũng đón một số khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm và đặt mua nấm. Khi hết thời gian thử nghiệm, nếu đánh giá mô hình hiệu quả, gia đình tôi không cần Nhà nước hỗ trợ mà sẽ tự đầu tư, liên kết sản xuất với Hợp tác xã Duy Phong để trồng nấm”, anh Sinh nói.

Dự án phát triển nấm linh chi gắn với tiêu thụ sản phẩm được UBND thị xã Sa Pa giao Phòng Kinh tế thị xã triển khai hỗ trợ 100% chi phí mua giống nấm cho 115 hộ trên địa bàn 3 xã (Mường Hoa, Tả Van, Trung Chải) với tổng kinh phí hơn 1,9 tỷ đồng. Trong đó, dự án sử dụng nguồn vốn từ Chương trình 135 hỗ trợ 22.600 bịch nấm cho 45 hộ ở xã Mường Hoa và nguồn vốn Chương trình 30a hỗ trợ 39.200 bịch nấm giống cho 70 hộ thuộc 2 xã Tả Van và Trung Chải. Qua theo dõi đến tháng 4/2021, nấm sinh trưởng, phát triển tốt, cho thu hoạch đợt đầu tiên vào giữa tháng 4/2021. Tuy nhiên, trong đợt triển khai đầu tiên, thời gian chăm sóc nấm kéo dài hơn so với dự kiến bởi thời tiết lạnh, thời gian nấm ngủ đông dài, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của nấm.

Bà Trần Thị Lan Hương, Phó Trưởng Phòng Kinh tế thị xã Sa Pa cho biết, qua theo dõi thì quả thể nấm phát triển tốt, đồng đều về kích thước, tỷ lệ bịch nấm cho quả thể đạt hơn 90%. Trong lần thu hoạch đầu tiên, trung bình mỗi hộ thu nhập 3 - 5 triệu đồng/600 bịch nấm, mỗi bịch nấm sẽ cho thu hoạch 3 - 4 lần quả thể. Phòng Kinh tế đã làm việc với đơn vị cung cấp giống tiếp tục hỗ trợ hơn 2.000 bịch giống đợt 2 cho người dân trồng, chăm sóc và đánh giá sự phát triển của nấm trong các khung thời tiết khác nhau. Sau đó, phòng sẽ tổng kết, đánh giá hiệu quả, nếu phù hợp sẽ nhân rộng, đồng thời sẽ kêu gọi đơn vị cung ứng, khuyến khích người dân chủ động liên kết sản xuất, tiêu thụ nấm linh chi.

“Bên cạnh thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, chúng tôi cũng mong dự án thành công sẽ trở thành sản phẩm kết hợp giữa nông nghiệp và du lịch để du khách có thêm trải nghiệm khi đến Sa Pa, qua đó đưa việc trồng nấm linh chi trở thành hướng sản xuất bền vững, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân”, bà Hương nói.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tập huấn kỹ năng tổ chức sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng

Bảo Yên: Tập huấn kỹ năng tổ chức sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng

Ngày 22/4, Hội Nông dân tỉnh Lào Cai tổ chức lớp tập huấn kỹ năng sản xuất kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch cộng đồng cho gần 140 đại biểu là cán bộ, hội viên nông dân tiên tiến; chủ trang trại, tổ kinh tế hợp tác, hợp tác xã trên địa bàn huyện Bảo Yên.

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Hiệu quả quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi thủy sản

Thành bại của nuôi thủy sản phụ thuộc nhiều vào chất lượng nguồn nước tự nhiên. Đồng hành với người nuôi thủy sản, tỉnh Lào Cai chú trọng công tác quan trắc, cảnh báo môi trường nước trên địa bàn, phục vụ công tác chỉ đạo sản xuất, phòng ngừa dịch bệnh thủy sản, góp phần phát triển nuôi hiệu quả, bền vững.

Hái chè cổ thụ vụ xuân ở Tả Củ Tỷ

Hái chè cổ thụ vụ xuân ở Tả Củ Tỷ

Tháng Tư hằng năm là thời điểm người dân xã Tả Củ Tỷ, huyện Bắc Hà bắt đầu vào vụ thu hoạch lứa búp chè cổ thụ đầu tiên trong năm. Họ phải vượt núi, băng qua những cánh rừng, trèo lên cây chè cổ thụ cao vài mét để hái từng búp chè xanh non mơn mởn.

Cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu gạo

Cạnh tranh gay gắt trong xuất khẩu gạo

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam hiện ở mức 578 USD/tấn. Trong khi đó, gạo cùng chủng loại của Thái Lan đã giảm sâu trong tuần qua, xuống mức thấp hơn so với Việt Nam, đạt 575 USD/tấn, còn gạo của Pakistan là 587 USD/tấn. Thị trường gạo thế giới vẫn đang tiếp tục ghi nhận nhiều biến động từ cả phía các quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu gạo.

Chắc chắn hoàn thành mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng

Chắc chắn hoàn thành mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng

Mặc dù mới qua nửa chặng đường thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 nhưng có thể khẳng định mục tiêu tỷ lệ che phủ rừng chắc chắn hoàn thành. Để làm rõ nội dung này, phóng viên Báo Lào Cai đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Quang Vĩnh, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Ngăn chặn sâu đo hại quế lây lan ra diện rộng

Ngăn chặn sâu đo hại quế lây lan ra diện rộng

Hiện nay, tại một số địa phương như Bắc Hà, Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn Bàn có sâu đo gây hại mạnh trên cây quế với mật độ phổ biến 30 - 100 con/cây, cục bộ có nơi đến 200 con/cây. Ngành chức năng và các địa phương đang triển khai nhiều giải pháp ngăn chặn, không để sâu lan ra diện rộng.

fb yt zl tw