Thầy thuốc làm thơ

LCĐT  - Ở góc chợ Nguyễn Du (phường Kim Tân, thành phố Lào Cai) có một  ki ốt khá đặc biệt: Không bày bán các mặt hàng tiêu dùng thông thường như những ki ốt khác, mà là nơi bắt mạch, kê đơn, bốc thuốc của một lương y đã qua tuổi “xưa nay hiếm”.

Không trưng bày câu chữ cầu kỳ mang tính quảng cáo, phòng mạch của ông chỉ treo duy nhất chữ “Đức”. Căn nhà gia đình ông ở cũng chỉ treo chữ “Tâm” viết chữ Hán tự. Ông bảo, chữ “Đức”, chữ “Tâm” nói lên tất cả tấm lòng của người thầy thuốc. Cũng như nhiều thầy thuốc đông y khác, ông có cuộc sống nội tâm phong phú nhưng không biểu hiện ra bên ngoài, vì thế cách bài trí phòng mạch của mình không bày biện phô trương hình thức tủ nọ, bàn kia sơn quét hào nhoáng, bóng bẩy mà chỉ có chiếc bàn gỗ và chiếc giường nhỏ đơn sơ dùng bắt mạch, khám bệnh, kê đơn; trên các kệ bằng nhôm kính đặt hộp nhựa trong suốt có nắp đậy đựng từng vị thuốc, đối với những vị thuốc cần tránh tác động của ánh sáng ông dùng loại hộp sẫm màu dày hơn. Dùng loại hộp này, các loại côn trùng như gián, thạch sùng không chui vào làm hỏng thuốc. Bên ngoài các loại hộp đều được ông dán tên dược liệu bằng chữ quốc ngữ, mặc dù là người khá am hiểu Hán Nôm nhưng ông không ghi tên các vị thuốc bằng loại chữ mà các hiệu thuốc đông y vẫn chọn làm thương hiệu. Ông giải thích, dùng tủ thuốc bằng gỗ với nhiều ngăn ô kéo sơn màu nâu gụ ghi tên thuốc bằng Hán tự nhìn quầy thuốc bề thế phù hợp với đặc trưng của thuốc đông nam dược và mang chất bí truyền hơn, nhưng đa số người bệnh không đọc được khi muốn biết thầy thuốc đang bốc thang thuốc cho mình gồm những vị gì, như thế là đánh đố bệnh nhân.

Sau những giờ bắt mạch kê đơn, ông lại tìm đến với những vần thơ.
Sau những giờ bắt mạch kê đơn, ông lại tìm đến với những vần thơ.

Quan sát nơi khám bệnh, kê đơn, bốc thuốc của ông, từ cách sắp đặt đến mọi đồ vật đều giản đơn, mộc mạc như chính con người lương y vậy. Dáng người nhỏ nhắn, trang phục giản dị, sạch sẽ, tính tình điềm đạm, nụ cười hiền hậu, lời nói nhẹ nhàng mang chất giọng đồ nho... toát lên sự chân thành hòa quyện với mùi thơm nồng ấm lan tỏa của các loại thảo dược càng làm cho không khí gian phòng thêm tĩnh tại, khiến nơi đây có một khoảng lặng riêng khác hẳn với sự ồn ào mua bán ở các gian hàng khác của chợ. Gần ba mươi năm gắn bó với nghề bằng vốn hiểu biết từ những bí quyết gia truyền cùng với kiến thức tiếp thu trong sách, trong các lớp bồi dưỡng, tập huấn, người lương y nơi góc chợ chẳng chút giấu giếm về “Đường đời thử thách người xanh tóc/Bến đỗ đợi chờ khách bạc mi” của bản thân mình. Trong bài thơ “Cõi nhân sinh” với sự nhìn nhận nhân sinh quan, ông viết:

Dấn thân vào cõi nhân sinh

Muốn đi cùng tận chữ tình, chữ tâm

Lợi danh, sương khói, bụi trần

Tiếng cười, tiếng khóc trầm luân kiếp người.

Cuộc đời con người là vậy, dẫu ai đó trên thế gian này được đời ưu ái đến mấy cũng không tránh khỏi ít nhiều trầm luân vui buồn trong cuộc sống. Với lương y Đặng Đà cũng không ngoài vòng cương tỏa của đường đời. Sinh ra trong một gia đình nhà nông có chút nghề thuốc đông y gia truyền nhưng Đặng Đà không có ý định theo nghề thân phụ và anh trai đang làm. Học xong cấp III, chàng thanh niên sức vóc chưa đầy bốn mươi cân không đủ điều kiện được tuyển vào đại học những năm sáu mươi thế kỷ trước đành phận gắn bó với ruộng nương. Tưởng rằng số phận đã an bài, nhưng sự sắp định của cuộc đời lại dẫn dắt chàng thanh niên nhỏ thó rẽ sang ngả khác. Với vốn liếng đông y tích cóp được khi chứng kiến những lần cha hoặc anh bắt mạch kê đơn cho người bệnh, trong nhiều lần cha và anh không có nhà, Đặng Đà “liều lĩnh” thử sức mình kê đơn bốc thuốc cho những người bệnh cần gấp. Và họ đã dùng và khỏi bệnh. Kết quả đó cho Đặng Đà nhận ra rằng cuộc đời đã đưa mình bước vào nghề thuốc như một cơ duyên. Xác định nghề thuốc gắn với sinh mạng con người nên Đặng Đà đặt cho mình một chương trình học hỏi nghiêm cẩn. Ông tìm sách học, tìm gặp những thầy thuốc giỏi học thêm. Muốn hành nghề phải được cơ quan tổ chức có thẩm quyền cấp chứng chỉ nên Đặng Đà theo học một lớp tập huấn đông y dài ngày do Hội Y học cổ truyền tỉnh mở và sau này khi ông đã ở tuổi ngũ tuần còn tham dự khóa học hai năm tại Hà Nội do Hội Y học cổ truyền Việt Nam tổ chức.

Những năm đầu bước vào nghề, để tích lũy thêm kiến thức thực hành bổ trợ những điều đã học, Đặng Đà xin vào làm ở cơ sở khám - chữa bệnh y học cổ truyền tại địa phương nơi mình sinh sống. Thực tế đã cho ông tích lũy được nhiều bài học bổ ích, nhiều kinh nghiệm quý. Khi thấy mình đã đủ điều kiện hành nghề, Đặng Đà dấn thân lập nghiệp mở phòng mạch của riêng mình. Thời gian trôi, lương y Đặng Đà thêm tuổi thêm dày uy tín về nghề thuốc của mình. Nhiều người bệnh khi nói về ông đều có chung nhận định: Cởi mở, thân tình trong giao tiếp, cẩn trọng trong chẩn trị. Nhiều người còn nhắc đến chuyện có người bị tắc nghẽn tĩnh mạch, bệnh viện tuyến trên trả về tưởng chừng không qua khỏi đã được ông khám và kê đơn thuốc, sau vài liệu trình, bệnh tình thuyên giảm và dần khỏi. Ông khiêm nhường bảo kết quả chữa được những bệnh nan y là nhờ vào tinh hoa của nền y học phương Đông và sự giàu có của “vườn thuốc” thảo mộc ở khắp mọi nơi trên xứ sở mình đang sống. Ông luôn nhắc nhở người bệnh sử dụng đông nam dược ngoài việc phải thực hiện đúng lời dặn của thầy thuốc còn phải kiên trì và có niềm tin.

Công việc tất bật hằng ngày của người thầy thuốc đông y với những việc phân loại, cắt, thái, nghiền, giã, sao, sấy, bắt mạch, kê đơn, bốc thuốc... nhưng lương y Đặng Đà vẫn dành thời gian cho niềm đam mê thơ phú của mình. Khoảng lặng hằng ngày và những đêm thanh vắng, ông “Tìm thi tứ trằn trọc bên trang viết/Mà hồn còn lưu lạc trong mơ”. Ông quan niệm thơ không những là sự trải lòng mà còn làm cho con người thêm thanh tao, nên thơ là một phần quan trọng trong tâm hồn con người, nhất là đối với người thầy thuốc, thơ là vị thuốc thư giãn sau những giờ phút đối mặt với bệnh tật, thuốc thang cho người bệnh. Ông làm thơ từ khi mười bảy, mưới tám tuổi nhưng cũng chỉ để tự ngâm nga mỗi khi rảnh rỗi, chưa dám gửi đi đâu. Mãi đến khi bạn bè động viên, khích lệ, ông “dũng cảm” gửi một số bài cho các báo và được sử dụng đã kích hoạt niềm đam mê của mình, ông bắt đầu có ý thức làm thơ gửi đăng báo, tạp chí và chọn lọc tập hợp thành tập gửi xuất bản để chia sẻ, giãi bày tâm tư cùng bè bạn. Đến nay, ông đã xuất bản được 4 tập thơ (Rừng mơ, Heo may, Đường đời, Cõi nhân sinh) và thường xuyên có thơ đăng trên các báo, tạp chí. Đọc Đặng Đà cho thấy thơ của ông là sự thao thức với đời, kiếm tìm những điều tốt đẹp trong cõi nhân sinh, vì thế trong bài thơ “Ước vọng”, ông trăn trở:

Gom tất cả tinh hoa cuộc sống

Cất vào tim làm vốn để dành

Vẫn không nguôi nuôi bao ước vọng

Cho câu thơ thai nghén, sinh thành

Nghề thuốc đã luyện cho ông đức tính chỉn chu trong mọi việc. Làm thơ cũng vậy, ông cân nhắc kỹ trong sử dụng câu, chữ. Có lẽ sinh ra ở vùng đất Hà Nam có nhiều bậc khoa bảng kỳ tài vô cùng tôn kính, ông đọc nhiều, thuộc nhiều thơ của các bậc tiền nhân nên ảnh hưởng không nhỏ. Phong cách thơ của ông luôn lấy tiêu chí về niêm luật của các thể thơ truyền thống như Đường luật, tứ tuyệt, lục bát... làm trọng. Và có lẽ, miền quê “cánh có, cánh vạc” đã ngấm vào tâm hồn từ thuở ấu thơ nên thơ ông phảng phất ngôn từ trong ca dao, dân ca vùng châu thổ sông Hồng. Có điều thật lạ, cả mấy trăm bài thơ đã công bố nhưng chưa thấy có bài thơ nào ông viết về nghề mình, việc mình đang làm. Có thể ông tránh tiếng tự khen mình mà muốn để “hữu xạ tự nhiên hương”. Đặng Đà là thế. Không vồn vã, không khoa trương cũng chẳng cáu giận bao giờ, từ tốn từ bước đi, lời nói đến cách ứng xử có lý, có tình. Nghề thuốc chữa trị bệnh tật trong cơ thể con người, làm thơ nâng đỡ tâm hồn con người lành mạnh, trong sáng hơn. Hai trong một con người đồng hành trong cuộc sống đầy ắp tính nhân văn của Đặng Đà. Chữ tâm, chữ đức cùng sự am hiểu về bắt mạch, kê đơn, bốc thuốc chữa bệnh và thi ca là cả một quá trình học hỏi, rèn luyện, tích lũy của thầy thuốc - nhà thơ Đặng Đà, bởi trong ông thường trực chữ tình “Lương y như từ mẫu”.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh

Tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh

Tại Quảng trường 10/3, Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk, UBND thành phố Buôn Ma Thuột tổ chức Hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024), tối 24/4.

Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tối 24/4, Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên, Công ty Cổ phần Phim truyện I, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương, Điện ảnh Quân đội nhân dân, Trung tâm Văn hóa, Điện ảnh tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Để dân ca Nùng Dín vang mãi

Để dân ca Nùng Dín vang mãi

Từ “đốm lửa nhỏ”, thầy cô Trường Mầm non Nấm Lư (xã Nấm Lư, huyện Mường Khương) đã mời các nghệ nhân đến truyền dạy, thổi bùng “ngọn lửa” yêu thích dân ca Nùng Dín, để những mầm non tiếp nối, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc mình.

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

“Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024 diễn ra từ ngày 15/4 – 19/4 đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các cá nhân, tập thể. Tại các cơ quan, đơn vị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, lao động và người dân thể hiện rõ niền tự hào khi khoác lên mình bộ trang phục truyền thống.

Độc đáo phòng trưng bày cổ vật Việt Nam tại bảo tàng Bỉ

Độc đáo phòng trưng bày cổ vật Việt Nam tại bảo tàng Bỉ

Bảo tàng Nghệ thuật và Lịch sử Hoàng gia Bỉ (MRAH) là một điểm đến văn hóa hấp dẫn tại thủ đô Brussels. Nơi đây không chỉ lưu giữ kho tàng nghệ thuật và lịch sử phong phú của Bỉ mà còn trưng bày các hiện vật từ nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Sức hút “Photo tour”

Sức hút “Photo tour”

Nhân dịp đón tuổi 25, Nguyễn Hoàng Linh (phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai) lựa chọn lên vùng cao Y Tý (Bát Xát) tham gia “Photo tour”, ghi lại kỷ niệm đẹp cho bản thân khi bước sang tuổi mới.

Bản anh hùng ca “Võ Nguyên Giáp – Vị tướng của nhân dân”

Bản anh hùng ca “Võ Nguyên Giáp – Vị tướng của nhân dân”

Bộ sách “Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân” của Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản bằng tiếng Việt và 5 ngoại ngữ, là một bản anh hùng ca về vị Đại tướng có công lao, cống hiến xuất sắc với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, đặc biệt trong Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Những độc giả trung thành của sách giấy

Những độc giả trung thành của sách giấy

Trước sự phát triển mạnh mẽ của thời đại công nghệ 4.0, việc sách điện tử ra đời đã đáp ứng nhu cầu đọc, tìm và nghiên cứu tài liệu nhanh, đơn giản cho độc giả. Tuy vậy, sách giấy vẫn có những ưu điểm riêng, giữ một lượng độc giả nhất định.

Ngày hội Sách và Văn hóa đọc trong hệ thống thư viện, bảo tàng và nhà văn hóa năm 2024

Ngày hội Sách và Văn hóa đọc trong hệ thống thư viện, bảo tàng và nhà văn hóa năm 2024

Sáng 19/4, tại Trường THCS Kim Đồng (thị xã Sa Pa), Thư viện tỉnh phối hợp với Phòng Văn hóa – Thông tin, Phòng Giáo dục và đào tạo, Thị đoàn Sa Pa tổ chức Ngày hội Sách và Văn hóa đọc trong hệ thống thư viện, bảo tàng và nhà văn hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2024, với chủ đề “Sách và Khát vọng phát triển”.

fb yt zl tw