Quay về E-magazine Theo dõi Báo Lào Cai trên Google News
Bài 2: Tháo nút thắt về giải phóng mặt bằng

Bài 2: Tháo nút thắt về giải phóng mặt bằng

Công tác giải phóng mặt bằng được coi là “chìa khóa” đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án, tạo động lực thu hút đầu tư và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Giải quyết vướng mắc ngay từ cơ sở

Những ngày này, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố Lào Cai và UBND xã Thống Nhất (thành phố Lào Cai) đang phối hợp giải phóng mặt bằng Dự án đường Trần Hưng Đạo kéo dài. Đây là dự án trọng điểm nhằm hoàn thiện trục giao thông Bắc - Nam kết nối các khu vực của thành phố, mở ra không gian phát triển để thu hút đầu tư, hình thành các khu đô thị mới, thực hiện quy hoạch sắp xếp dân cư khang trang, hiện đại hơn.

7.jpg

Dự án án trải dài trên địa bàn 4 thôn của xã Thống Nhất, gồm: Tiến Cường, Tân Tiến, Tiến Thắng, Hòa Lạc với 212 hộ ảnh hưởng. Tháng 9/2023, UBND thành phố công bố quy hoạch và tháng 12/2023 tiến hành thống kê, áp giá. Sau khoảng nửa năm, đến ngày 30/6/2024, xã Thống Nhất đã phối hợp với các phòng, ban của thành phố thống kê, áp giá được 164 hộ và chi trả đợt 1 với tổng số tiền gần 16 tỷ đồng cho 51 hộ. Vừa qua, thành phố đã ký duyệt chi trả cho 40 hộ với kinh phí khoảng 16 tỷ đồng. Ngày 15/7, một phần mặt bằng đã được bàn giao cho nhà thầu thi công. Công tác giải phóng mặt bằng của dự án được đánh giá tốt nhất trong các dự án đang triển khai trên địa bàn thành phố thời gian qua.

8.jpg

Ông Vũ Quốc Trung, Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố cho biết: Để phục vụ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án này, một tổ công tác đặc biệt đã được UBND thành phố thành lập, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh.

Ông Phạm Đình Thiệp, Chủ tịch UBND xã Thống Nhất cho biết: Kinh nghiệm của xã là công tác giải phóng mặt bằng phải thực hiện công khai, dân chủ, minh bạch trong tất cả các khâu. Cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đã phối hợp với các phòng, ban của thành phố tổ chức 2 cuộc đối thoại chuyên đề về giải phóng mặt bằng với các hộ. Các nội dung người dân nêu đều được các cơ quan chuyên môn giải thích, hướng dẫn cụ thể, thuyết phục, được bà con đồng thuận.

Xã cũng thành lập 1 tổ tuyên vận, bám nắm cơ sở, vướng mắc ở đâu tháo gỡ ở đó, cán bộ phải trực tiếp tìm đến dân, hỗ trợ dân, tạo thuận lợi nhất cho Nhân dân.

Khó khăn lớn nhất là một phần xã Thống Nhất trước đây thuộc xã Gia Phú (Bảo Thắng) với phương pháp quản lý chưa đồng nhất, một số hộ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ những năm 1997 - 1998, sau này vênh trên bản đồ nên quá trình giải quyết gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với sự chủ động, tích cực của chính quyền địa phương và các đơn vị, phòng, ban của thành phố với quan điểm thống nhất là làm sao để bà con không phải chịu thiệt thòi, đến nay đã dần được tháo gỡ.

Cán bộ làm công tác giải phóng mặt bằng phải nắm chắc quy trình, tuyên truyền, vận động tốt, giải quyết bức xúc từ sớm.

Ông Phạm Đình Thiệp, Chủ tịch UBND xã Thống Nhất, thành phố Lào Cai.

Khó khăn tiếp theo là bố trí tái định cư cho các hộ. Theo phương án ban đầu, thành phố dành các vị trí tại Tiểu khu 20, phường Xuân Tăng bố trí cho các hộ trong diện phải di chuyển nhà ở, tuy nhiên tâm lý của bà con là muốn vị trí tái định cư ở gần nhà cũ. Phương án bố trí hỗ trợ tiền thuê nhà cùng lúc cho cả trăm hộ thì rất tốn kém, sau khi tính toán, xã đã xin ý kiến các ban, ngành và UBND thành phố cho phép một số hộ di chuyển tạm nhà ở sang vị trí lân cận phục vụ thi công dự án và đảm bảo cuộc sống sinh hoạt, trước mắt giai đoạn 1 ưu tiên giải phóng mặt bằng trục đường chính. Giai đoạn 2 tiếp tục giải phóng mặt bằng 2 bên đường để phục vụ xây dựng trung tâm hành chính mới và các khu đô thị theo quy hoạch.

Quan điểm xuyên suốt là tuyên truyền, vận động, bám sát những khó khăn, vướng mắc của Nhân dân để kịp thời giải quyết. Cán bộ làm công tác giải phóng mặt bằng phải nắm chắc quy trình, tuyên truyền, vận động tốt, giải quyết bức xúc từ sớm bởi như ông Thiệp nói vui, “từ xã Thống Nhất đi lên tỉnh gần hơn lên thành phố”, nên có vướng mắc, người dân sẵn sàng kêu lên tỉnh trước.

Cả hệ thống chính trị phải vào cuộc

Ông Lê Văn Học, Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất Bảo Thắng cho rằng, để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng thì cả hệ thống chính trị phải vào cuộc, phải xác định đây là mục tiêu chung, vì sự phát triển chung của địa phương.

9.jpg

Như tại Dự án kết nối cầu Làng Giàng - Quốc lộ 70, dự án có vai trò quan trọng tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng và của tỉnh nói chung. Hơn 200 hộ bị ảnh hưởng với 46 ha phải giải phóng mặt bằng. Đến nay, tiến độ giải phóng mặt bằng đã đạt 90%. Quá trình thực hiện cũng phát sinh nhiều vướng mắc, vì vậy không kể ngày nghỉ, ngày lễ, Thường trực Huyện ủy, UBND huyện thường xuyên tổ chức các đoàn công tác gặp gỡ, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, kịp thời tháo gỡ.

Đơn cử như một số hộ chưa thuộc diện tái định cư do chưa kịp hoàn thiện một số thủ tục, hồ sơ theo quy định, huyện đã vận động người dân đồng thuận di chuyển tạm sang vị trí khác để nhà thầu có mặt bằng thi công và cam kết đảm bảo nơi định cư ổn định cho Nhân dân. Huyện cũng chỉ đạo chính quyền địa phương quan tâm, đảm bảo đời sống, sinh hoạt, sản xuất, chuyển đổi nghề cho bà con khi nhà nước thu hồi đất.

Tại Dự án khu đô thị Phú Long, hơn 200 hộ ảnh hưởng, diện tích thu hồi là 35 ha, 230 suất tái định cư, hiện tiến độ đã đạt 95%. Đây được đánh giá là dự án giải phóng mặt bằng nhanh nhất trên địa bàn huyện. Kết quả này có được từ sự định hướng, chỉ đạo của Thường trực Huyện ủy, UBND huyện đối với những khó khăn, vướng mắc mà một đơn vị không thể giải quyết được, từ đó có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan, chính quyền địa phương. Các cán bộ trực tiếp phụ trách cũng phải phối hợp chặt chẽ với chính quyền cơ sở, khi có khó khăn, vướng mắc kịp thời báo cáo để tháo gỡ.

Ông Phạm Năng Chung, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho rằng, công tác giải phóng mặt bằng muốn nhanh thì một yếu tố quyết định là chính quyền địa phương có thực sự vào cuộc quyết liệt hay không. Thực tế, cùng một cơ chế, chính sách về giải phóng mặt bằng, nhưng có địa phương làm tốt, có địa phương lại rất chậm. Để tháo nút thắt trong giải phóng mặt bằng, theo ông Phạm Năng Chung, cần tập trung vào 4 nhóm vấn đề lớn, đó là: Lựa chọn cán bộ làm công tác giải phóng mặt bằng, tháo gỡ khó khăn về giá đất bồi thường, giải quyết tốt khâu tái định cư và cuối cùng là các sở, ngành liên quan phải phối hợp hỗ trợ các địa phương.

Lựa chọn cán bộ làm công tác tài nguyên môi trường, trực tiếp là làm công tác giải phóng mặt bằng ở cơ sở rất khó. Nhiều dự án chậm do cán bộ không hiểu quy định, giải thích với người dân không rõ ràng, người dân không tin tưởng vào cán bộ Nhà nước, vì vậy phải thống nhất trình tự, cách làm từ cán bộ xã, cán bộ quỹ đất.

11.jpg

Về khung giá đất, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tích cực tham mưu, thuê tư vấn xây dựng lại bảng giá đất, tiệm cận giá thị trường, mục tiêu là để người dân không bị thiệt thòi; kéo dài thời gian thực hiện bảng giá đất để tạo sự ổn định, chỉ điều chỉnh những gì bất hợp lý. Mức giá bồi thường với một số loại đất sẽ tăng theo quy định của Luật đất đai (sửa đổi), là cơ hội để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng. Hiện nay, sở hướng dẫn trình tự, thủ tục từ khâu đo đạc, phân cấp ủy quyền cho cấp huyện được thẩm tra, sở chỉ xác nhận, nâng cao năng lực cán bộ làm công tác giải phóng mặt bằng.

Để tháo nút thắt trong giải phóng mặt bằng, cần tập trung vào 4 nhóm vấn đề lớn, đó là: Lựa chọn cán bộ làm công tác giải phóng mặt bằng, tháo gỡ khó khăn về giá đất bồi thường, giải quyết tốt khâu tái định cư và cuối cùng là các sở, ngành liên quan phải phối hợp hỗ trợ các địa phương.

Ông Phạm Năng Chung, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường.

Công tác bố trí tái định cư cũng rất quan trọng, các dự án tái định cư phải đảm bảo nguyên tắc chung là người dân có cuộc sống ở nơi mới tốt hơn nơi ở cũ, nhưng một số nơi chưa làm được, gây ra những bức xúc trong Nhân dân, ảnh hưởng đến công tác giải phóng mặt bằng các dự án khác.

Các sở, ngành phải vào cuộc giúp địa phương tháo gỡ khó khăn giải phóng mặt bằng. Nhiều nội dung các sở chỉ cần ngồi lại với nhau, trao đổi thẳng thắn là có thể tháo gỡ được thay vì trao đi đổi lại văn bản nhiều, cuối cùng công việc vẫn dậm chân tại chỗ. Vừa qua, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các huyện, thành phố, thị xã, từ nay đến cuối năm lựa chọn các công trình, dự án trọng điểm, báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường tiến độ giải phóng mặt bằng, kết quả giải ngân vốn giải phóng mặt bằng, khó khăn, vướng mắc cụ thể là gì và đề xuất giải pháp cụ thể. Trước đây, các báo cáo liên quan đến giải phóng mặt bằng rất sơ sài, khi tham gia ý kiến tại các cuộc họp thì các địa phương nêu rất nhiều vướng mắc chung chung, rất khó tháo gỡ. Tới đây, có những vấn đề Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ làm việc trực tiếp với các địa phương để cố gắng tháo gỡ tận gốc vấn đề, tránh kéo dài.

Bài 3: Tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai mong muốn tăng cường hợp tác với các tỉnh, thành phố của các nước

Lào Cai mong muốn tăng cường hợp tác với các tỉnh, thành phố của các nước

Phát biểu tại Hội nghị các thành phố hữu nghị quốc tế Vân Nam 2025, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai - Nguyễn Thành Sinh nhấn mạnh: Tỉnh Lào Cai mong muốn được tăng cường hợp tác với các tỉnh, thành phố của các nước trong lĩnh vực thương mại, du lịch, nông nghiệp và công nghiệp chế biến, chế tạo, linh kiện điện tử, khai thác, chế biến sâu khoáng sản…

Cuộc cách mạng nông nghiệp ở Trạm Tấu

Cuộc cách mạng nông nghiệp ở Trạm Tấu

Nằm trong số 74 huyện nghèo của cả nước, Trạm Tấu từ lâu đã quen với những định danh như "vùng cao đặc biệt khó khăn". Thế nhưng, một cuộc cách mạng thầm lặng đang diễn ra trên những sườn núi, không phải bằng những dự án hoành tráng, mà bắt nguồn từ chính mảnh đất, từ việc đánh thức giá trị của những cây trồng bản địa.

Quảng bá hình ảnh Lào Cai và mở rộng giao thương cho doanh nghiệp tại Hội chợ triển lãm Trung Quốc - Nam Á

Quảng bá hình ảnh Lào Cai và mở rộng giao thương cho doanh nghiệp tại Hội chợ triển lãm Trung Quốc - Nam Á

Sáng 19/6, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự lễ khai mạc Hội chợ Trung Quốc - Nam Á lần thứ 9 và Hội chợ Xuất nhập khẩu Côn Minh lần thứ 29, theo lời mời của Chính phủ Trung Quốc và chính quyền tỉnh Vân Nam.

Cùng nông dân Bát Xát làm giàu

Cùng nông dân Bát Xát làm giàu

Đáp ứng đủ nguồn vốn cho “tam nông” là mục tiêu mà Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh huyện Bát Xát (Agribank Bát Xát) luôn hướng tới. Bám sát mục tiêu đó, Agribank Bát Xát đã cùng nông dân trong huyện viết tiếp giấc mơ làm giàu.

Đa lợi ích từ mô hình “trồng lúa xanh”

Đa lợi ích từ mô hình “trồng lúa xanh”

Mô hình trồng lúa áp dụng quy trình canh tác bền vững giảm phát thải khí nhà kính trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao chất lượng áp dụng kỹ thuật sản xuất lúa bền vững giảm phát thải khí nhà kính (GHG) cho các vùng chuyên canh lúa tại tỉnh Yên Bái” do Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Yên Bái phối hợp với Tổ chức OXFAM triển khai thí điểm tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh đã cho những kết quả khả quan, khẳng định giá trị, lợi ích từ việc “trồng lúa xanh”.

Biến đất cằn thành vườn cây bạc tỷ

Biến đất cằn thành vườn cây bạc tỷ

Trên những mảnh nương, đồi trồng ngô, lúa bạc màu một thời, anh Lý Phụ Chìu ở thôn Tả Chải, xã Tả Phìn (thị xã Sa Pa) đã tìm ra hướng đi mới, phủ xanh đất cằn bằng mô hình trồng cây cảnh đem lại hiệu quả cao. Không chỉ là người tiên phong, anh còn truyền cảm hứng thay đổi tư duy phát triển kinh tế ở thôn.

Bình Dương khởi công đường Vành đai 4 và khánh thành 3 tuyến đường giao thông trọng điểm

Bình Dương khởi công đường Vành đai 4 và khánh thành 3 tuyến đường giao thông trọng điểm

Chiều 18/6, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương phối hợp Tổng công ty Becamex IDC và Tập đoàn Đèo Cả tổ chức Lễ khởi công dự án đường Vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh, đoạn qua tỉnh Bình Dương, và khánh thành các tuyến đường ĐT.743, ĐT.746, ĐT.747B. Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính dự và phát biểu ý kiến tại buổi lễ.

Văn Bàn: Tiếp nhận cá thể rùa hộp trán vàng miền Bắc nguy cấp, quý, hiếm

Văn Bàn: Tiếp nhận cá thể rùa hộp trán vàng miền Bắc nguy cấp, quý, hiếm

Hạt Kiểm lâm huyện Văn Bàn phối hợp với Trung tâm Du lịch và Bảo tồn sinh vật Hoàng Liên thuộc Vườn Quốc gia Hoàng Liên vừa tiếp nhận 1 cá thể rùa hộp trán vàng miền Bắc nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ do ông Triệu Văn Nhất ở thôn Bản Bỗng 2, xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên tự nguyện giao nộp.

fb yt zl tw