Sông Hồng – Hành trình di sản:

Bài 2: Độc đáo những di tích lịch sử - văn hóa quốc gia dọc sông Hồng

Trong bài viết trước, chúng tôi đã đi theo những dấu vết khảo cổ ngàn năm để tìm về một thời kỳ nguyên thủy khi những bộ tộc người Việt cổ định cư bên bờ sông Hồng, các Vua Hùng xây dựng nhà nước Văn Lang gắn với nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ. Tiếp theo hành trình di sản dọc sông Hồng, chúng tôi có dịp đến thăm nhiều di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia tại các địa phương, minh chứng cho sự phát triển của các triều đại phong kiến tạo nên bức tranh văn hóa sông Hồng nhiều màu sắc.

Từ Đền Hùng đến Hoàng thành Thăng Long

Từ những di tích khảo cổ bằng đá của nền văn hóa Sơn Vi cách đây 20.000 năm đến những hiện vật bằng đồng thuộc nền văn hóa Đông Sơn cách đây khoảng 3.000 năm tìm thấy dọc sông Hồng, các nhà nghiên cứu khẳng định sự phát triển rực rỡ và thịnh vượng của nền văn minh sông Hồng trong lịch sử nước ta. Thời kỳ các Vua Hùng dựng nước đã chọn mảnh đất Phong Châu (tỉnh Phú Thọ ngày nay) nằm bên bờ sông Hồng làm nơi đóng đô, xây dựng Nhà nước Văn Lang. Cũng chính vì thế, vùng đất Phú Thọ được coi là Đất Tổ Vua Hùng và ngày 10/3 âm lịch được người Việt lấy làm ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Vào tháng 3 âm lịch hằng năm, hàng vạn người từ khắp nơi trên cả nước hành hương về Đền Hùng để thắp nén hương tưởng nhớ công lao của các Vua Hùng, tổ tiên của dân tộc Việt Nam.

z6379492527150-dafb3afcdd461e9dc878b0d36dba2527.jpg
Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng.

Đến với Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng hôm nay, chúng tôi thêm một lần nữa nhớ về lịch sử của cha ông thời kỳ dựng nước. Ông Đào Văn Mạnh, Thủ từ đền Giếng thuộc Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng năm nay đã ở tuổi “xưa nay hiếm”, nhiều năm gắn bó với di tích chia sẻ: Đền Hùng được dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, giữa đất Phong Châu, ngày nay là xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Đây là vùng đất địa linh, nhân kiệt, phía trước có sông hội tụ, hai bên có núi bao quanh, ngoài đồi cao còn có bãi sông Hồng đất đai màu mỡ thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nên được các Vua Hùng chọn làm đất đế đô của nhà nước Văn Lang.

den-hung-5.jpg
Giếng ngọc tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng.

Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng gồm nhiều công trình hàng trăm năm tuổi in dấu thời gian. Trong đó, có cổng đền được xây dựng từ năm 1917, Đền Giếng, Đền Hạ, nhà bia, chùa Thiên Quang, Đền Trung (Hùng Vương Tổ Miếu), Đền Thượng, Lăng Hùng Vương. Ngoài ra còn có đền Tổ Mẫu Âu Cơ (xây dựng năm 2001), đền thờ Lạc Long Quân (xây dựng năm 2007). Đền Hùng với tín ngưỡng thờ Hùng Vương là nơi hội tụ văn hóa tâm linh của dân tộc và Lễ hội Đền Hùng được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

z6379329799457-3400855bb3e4e0ce8faddf93acb4928e.jpg
Hoàng thành Thăng Long tại Thủ đô Hà Nội.

Trong hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa dọc sông Hồng không thể không nhắc đến Hoàng thành Thăng Long tại Thủ đô Hà Nội. Sông Hồng chảy qua Hà Nội khoảng 160 km uốn một đường cong mềm mại như ôm lấy vùng đất này, trong đó, đoạn chảy qua nội đô dài 40 km. Tương truyền từ năm 1010, vua Lý Công Uẩn rời đô từ thành Hoa Lư ra thành Đại La, khi thuyền đỗ ở dưới thành thấy rồng vàng bay lên ở bến ngự, nên đặt tên thành là Thăng Long. Còn tên Hà Nội có từ thời vua Minh Mạng năm 1831, được hiểu là “thành phố bên trong sông”.

z6379348331761-64f3382b344b703a841c828a9123238e.jpg
z6379348339657-9ca770a7b83ced3fa13a9a79530b9508.jpg
Các di tích tại Hoàng thành Thăng Long.

Trao đổi với chúng tôi, bà Nguyễn Minh Thu, Trưởng Phòng Hướng dẫn thuyết minh Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội cho biết: Hoàng thành Thăng Long là công trình kiến trúc đồ sộ được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam. Di tích tái hiện lại quá trình lịch sử trải dài suốt 13 thế kỷ từ thời kỳ Bắc thuộc dưới ách đô hộ của nhà Tùy và nhà Đường (thế kỷ VII đến thế kỷ IX), xuyên suốt các triều đại: Lý, Trần, Lê, Mạc và Nguyễn (1010 - 1945). Ngày 1/8/2010, Ủy ban di sản thế giới đã thông qua Nghị quyết công nhận khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là Di sản Văn hóa thế giới. Mỗi năm, di tích thu hút khoảng 700.000 - 800.000 du khách đến tham quan, trong đó gần 50% là du khách quốc tế.

Trải qua dòng chảy lịch sử hơn 1.000 năm với những thăng trầm, binh lửa chiến tranh và sự tàn phá của thời gian, hàng trăm cung điện, đền đài, lăng tẩm của những vương triều quân chủ phong kiến đã không còn nữa, nhưng những dấu tích còn lại và những hiện vật tìm thấy trong lòng đất giúp thế hệ ngày nay hình dung về một kinh đô xưa rộng lớn và tráng lệ nhường nào. Đây là Kỳ đài sừng sững, Đoan Môn uy nghi, kia là nền Điện Kính Thiên, Hậu Lâu, Bắc Môn, rồi cả tường bao và kiến trúc cổng hành cung thời Nguyễn, di tích nhà và hầm D67, các công trình kiến trúc Pháp. Thành cổ Hà Nội thực sự là nơi hội tụ và tỏa sáng văn hóa Việt Nam, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của đất nước liên tục từ thế kỷ VII đến tận ngày nay.

Theo số liệu thống kê, tính đến nay, Hà Nội có 5.922 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 21 di tích - cụm di tích được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt; 1.182 di tích được xếp hạng là di tích cấp thành phố; 1 di sản văn hóa thế giới; 1 di sản tư liệu được UNESCO ghi danh. Trong đó, có những di tích nổi tiếng như Thành Cổ Loa, chùa Trấn Quốc, tháp nước Hàng Đậu, Gò Đống Đa, Ô Quan Chưởng, Thăng Long tứ trấn, chùa Một Cột, đền Ngọc Sơn,…

Về vùng đất châu thổ “ra ngõ gặp di tích”

Không chỉ ở Phú Thọ, Hà Nội, mà đi dọc sông Hồng qua các tỉnh từ tỉnh biên giới Lào Cai đến tỉnh Thái Bình, chúng tôi đều gặp nhiều di tích lịch sử - văn hóa quốc gia. Và càng xuôi về các tỉnh vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng, hệ thống các di tích, di sản càng dày đặc, mang nhiều giá trị quan trọng về lịch sử, văn hóa và kiến trúc. Trong đó, nhiều nhất là hệ thống đền, chùa mang dấu ấn thời gian, mang đặc trưng văn hóa Việt trong nền văn minh lúa nước.

pho-hien-1.jpg
Di tích Đình - Chùa Hiến.

Tại tỉnh Hưng Yên, nơi nổi tiếng với câu “Nhất Kinh kỳ, nhì phố Hiến” khẳng định vùng đất này từ xưa đã là đô thị sầm uất bậc nhất miền Bắc, chỉ đứng sau kinh đô Hà Nội. Nhà báo Lê Hiếu, phóng viên Báo Hưng Yên, cũng là người am hiểu về văn hóa nơi đây cho biết: “Phố Hiến xưa kia nằm ngay bên bờ sông Hồng, là trung tâm của đồng bằng châu thổ sông Hồng, thương cảng quốc tế sầm uất nổi tiếng cả nước vào thế kỷ XVI, XVII, nơi rất đông những thuyền buôn các nước: Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Trung Quốc… đến đây trao đổi, buôn bán hàng hóa. Nơi đây từng tập trung rất đông người nước ngoài, đặc biệt là người Hoa sinh sống. Do đó, nhiều di tích lịch sử văn hóa, nhiều công trình có kiến trúc mang sự giao thoa giữa văn hóa Việt với văn hóa Trung Hoa và văn hóa phương Tây”.

chua-chuong-1.jpg
Chùa Chuông ở Phố Hiến.

Khu di tích quốc gia đặc biệt Phố Hiến gồm 16 di tích tiêu biểu hợp thành, đó là: Văn Miếu Xích Đằng, chùa Chuông, Đền Mẫu, Đền Trần, đình - chùa Hiến, chùa Phố, chùa Nễ Châu, đền Thiên Hậu, Võ Miếu, Đông Đô Quảng Hội, đền Mây, đền Cửu Thiên Huyền Nữ, đền Bà Chúa Kho, đình An Vũ, đền Kim Đằng, đền Nam Hòa. Đến thăm Phố Hiến, chúng tôi cảm nhận bầu không khí mang đậm tín ngưỡng văn hóa tâm linh của người Việt. Dạo bước giữa không gian văn hóa ấy, nghe tiếng mõ đều đều, tiếng chuông chùa văng vẳng, gió từ sông Hồng thổi vào quyện với mùi hương trầm tỏa ra từ những mái cong đền, chùa, lòng bình yên đến thanh tịnh.

den-tran-thai-binh.jpg
Đền Trần ở Thái Bình.

Ở hạ lưu sông Hồng đổ ra Biển Đông, sông Hồng trở thành ranh giới giữa một bên là tỉnh Hưng Yên, Thái Bình, bên kia sông là tỉnh Hà Nam, Nam Định đều là vùng đất trù phú được sông Hồng bồi đắp, nơi có những đồng lúa bát ngát, những ngôi làng cổ hội tụ nhiều di tích lịch sử - văn hóa quốc gia quan trọng. Trong đó, theo thống kê hiện nay, 4 tỉnh có 9 di tích, khu di tích quốc gia đặc biệt; hơn 500 di tích, cụm di tích cấp quốc gia, cùng hàng nghìn di tích cấp tỉnh, thuộc 4 loại di tích: Lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật, khảo cổ học và danh lam thắng cảnh. Cùng với đó, tại bảo tàng 4 tỉnh đang lưu giữ 18 hiện vật quý được công nhận là Bảo vật quốc gia (Hưng Yên 7; Nam Định 5; Hà Nam 4; Thái Bình 2).

Cột mốc tâm linh nơi đầu nguồn biên giới

z6376896363294-0e0220b69b6256084bf951cb634413e6.jpg

Không chỉ ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng mà ngược lên các tỉnh Trung du, miền núi phía Tây Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, hệ thống các di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia tuy không dày đặc nhưng đều phân bố nhiều ở ven sông Hồng và là những di tích lịch sử - văn hóa quan trọng của quốc gia. Đặc biệt, tại Lào Cai, mảnh đất biên cương của Tổ quốc, “Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt” có những di tích trăm năm tuổi là minh chứng cho truyền thống lịch sử bảo vệ biên giới đáng tự hào của dân tộc.

Tại ngã 3 - nơi giao nhau của dòng sông Nậm Thi trong xanh hòa vào dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa, nắng vào gió sông Hồng thổi nghiêng những rặng lau xám như kể câu chuyện từ ngàn năm trước. Tương truyền, khi giặc phương Bắc lăm le xâm phạm bờ cõi nước ta, tướng Trần Hưng Đạo đã được vua nhà Trần cử lên trấn ải biên thùy. Ông đã chọn ngọn đồi cao ngay ngã ba sông để đặt đài hỏa hiệu, đốt lửa báo hiệu nếu có giặc xâm lăng, đồng thời bố trí binh lính bảo vệ biên cương.

Về sau, tưởng nhớ công lao to lớn của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Nhân dân đã lập Đền Thượng thờ ông ngay đồi Hỏa Hiệu bên sông Hồng. Đến nay, cây đa cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận là Cây di sản Việt Nam vẫn xòe tán rợp mát như một minh chứng cho lịch sử của ngôi đền thiêng nơi đầu nguồn biên giới. Tháng 8 âm lịch hằng năm, Nhân dân khắp nơi tề tựu về đây thắp nén hương trong ngày giỗ Đức Thánh Trần, tưởng nhớ công lao to lớn của ông với dân tộc.

z6376901693550-966dc995005289936d8c6aab2c568638.jpg

Cũng tại thành phố Lào Cai, cách bờ sông Hồng không xa có Đền Cấm, Đền Quan được Nhân dân lập nên thờ các quan binh nhà Trần đã có công dẹp giặc phương Bắc, bảo vệ biên cương. Xuôi theo sông Hồng về xã Thái Niên, huyện Bảo Thắng có đền Đồng Ân thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Đến xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên có đền Bảo Hà thờ ông Hoàng Bảy - vị tướng cuối thời nhà Lê có công dẹp giặc phương Bắc. Đó đều là những di tích lịch sử văn hóa mang những giá trị riêng, góp phần tạo nên dòng chảy văn hóa tâm linh dọc sông Hồng.

Tiến sĩ Dương Tuấn Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai khẳng định: Dòng sông Hồng chảy qua lãnh thổ Việt Nam tạo nên một dòng chảy văn hóa quan trọng, làm nên nền văn minh sông Hồng rực rỡ với hệ thống các di tích đa dạng. Trong đó, sông Hồng - nơi đầu nguồn biên giới tỉnh Lào Cai đã hội tụ nên những giá trị văn hóa riêng độc đáo của cộng đồng các dân tộc, với những di tích mang nhiều giá trị, gắn với lịch sử hào hùng, truyền thống đấu tranh kiên cường bảo vệ biên cương của Tổ quốc.

Bài 3: Sông Hồng với bản hùng ca cách mạng

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Mường Khương

Dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Mường Khương

Sáng 25/4, Ban Tổ chức, Ban Giám khảo và đại diện cán bộ, diễn viên các đoàn nghệ thuật tham dự Liên hoan Nghệ thuật quần chúng các xã, phường, thị trấn biên giới tỉnh Lào Cai lần thứ 2 năm 2025 đã dâng hương tại Nhà bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ của Trung đoàn 148, Nhà bia liệt sĩ tại Đồn Biên phòng Pha Long.

350 khúc tráng ca bất tử xuất hiện tại lễ diễu binh, diễu hành ngày 30/4

350 khúc tráng ca bất tử xuất hiện tại lễ diễu binh, diễu hành ngày 30/4

Sự kiện diễu binh, diễu hành cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) không chỉ là màn trình diễn lực lượng mà còn là cuộc gặp gỡ lịch sử giữa quá khứ và hiện tại. Trong dòng diễu hành hùng tráng ấy, có một khối đặc biệt không bước đi mà ngồi, đó là 350 con người biểu trưng cho 350 khúc tráng ca bất tử. Họ là minh chứng sống cho một thời oanh liệt của dân tộc.

Khai mạc triển lãm ảnh "Từ Hiệp định Paris đến Đại thắng mùa Xuân 1975"

Khai mạc triển lãm ảnh "Từ Hiệp định Paris đến Đại thắng mùa Xuân 1975"

Sáng 24/4, tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, triển lãm chuyên đề “Từ Hiệp định Paris đến Đại thắng mùa Xuân 1975” được khai mạc, mang đến cho công chúng cái nhìn sâu sắc, chân thật về một giai đoạn lịch sử đặc biệt trong công cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do và hòa bình của dân tộc Việt Nam.

Thơm ngon "chồi rừng" vùng Tây Bắc

Thơm ngon "chồi rừng" vùng Tây Bắc

Tháng Ba, tháng Tư về, khi hoa ban, hoa trẩu nở trắng sườn đồi Tây Bắc cũng là lúc các loại cây rừng đâm chồi, nảy lộc. Dịp này, măng rừng Lào Cai như măng sặt, măng vầu... hay các loại mầm, chồi như mầm thảo quả, măng riềng bước vào mùa rộ.

Hơn 300 ảnh, tài liệu, hiện vật được giới thiệu tại Trưng bày "Đất nước trọn niềm vui"

Hơn 300 ảnh, tài liệu, hiện vật được giới thiệu tại Trưng bày "Đất nước trọn niềm vui"

Với hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật, Trưng bày “Đất nước trọn niềm vui” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh đã giới thiệu tới công chúng về hành trình vinh quang đưa cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ chống đế quốc Mỹ xâm lược của dân tộc ta đến thắng lợi huy hoàng, non sông thu về một mối.

Ngày hội Sách và Văn hóa đọc năm 2025

Ngày hội Sách và Văn hóa đọc năm 2025

Chiều 23/4, tại Trường PTDT nội trú THCS và THPT huyện Mường Khương, Thư viện tỉnh phối hợp với Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông, Huyện đoàn và Trường PTDT nội trú THCS và THPT huyện Mường Khương tổ chức Ngày hội Sách và Văn hóa đọc trong hệ thống thư viện và nhà văn hóa trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2025, với chủ đề “Văn hóa đọc - kết nối cộng đồng”.

Thư viện Lào Cai nhân lên tình yêu sách

Thư viện Lào Cai nhân lên tình yêu sách

Cùng với việc đổi mới phong cách phục vụ, không gian đọc và cách thức tra cứu, tìm sách thuận tiện tại khu vực phòng đọc và phòng mượn sách ở trụ sở chính, Thư viện tỉnh Lào Cai còn tích cực đưa sách đến gần công chúng với chuỗi hoạt động lớn, nhỏ tại cơ sở, qua đó bồi đắp đam mê, tình yêu sách cho học sinh cũng như mọi lứa tuổi.

Khai mạc Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai năm 2025

Khai mạc Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai năm 2025

Tối 22/4, tại Quảng trường trung tâm huyện Mèo Vạc, UBND huyện Mèo Vạc long trọng tổ chức Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai năm 2025. Đến dự có các đồng chí: Thào Hồng Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Mạnh Lợi, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; Vương Ngọc Hà, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện Mèo Vạc, cùng đông đảo nhân dân và du khách.

Sức sống di sản nghề cói Kim Sơn

Sức sống di sản nghề cói Kim Sơn

Sau khi được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, nghề cói Kim Sơn (Ninh Bình) đã có bước phát triển rõ rệt. Người dân hưởng lợi trực tiếp từ việc tăng giá trị sản phẩm, mở rộng thị trường và phát triển du lịch làng nghề.

Mỗi trang sách vun đắp một niềm tự hào

Mỗi trang sách vun đắp một niềm tự hào

Mỗi trang sách không chỉ bồi đắp tri thức, mà còn nuôi dưỡng tâm hồn, khơi gợi niềm tự hào về lịch sử dân tộc trong lòng thế hệ trẻ, đặc biệt trong những ngày tháng 4 lịch sử, kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Các trò chơi, trò diễn dân gian là nguồn tài nguyên cho du lịch

Các trò chơi, trò diễn dân gian là nguồn tài nguyên cho du lịch

Không chỉ chứa đựng ký ức về làng quê, các trò chơi, trò diễn dân gian còn là nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng góp phần làm nên bản sắc cho từng vùng miền trên dải đất hình chữ S. Trong bối cảnh nhu cầu trải nghiệm văn hóa địa phương của du khách ngày càng cao, việc khai thác những di sản dân gian này được xem là hướng đi giúp đa dạng hóa sản phẩm và tạo điểm nhấn cho các điểm đến.

Tổ chức ngày hội truyền thông với chủ đề "Internet mở lối - văn hóa đọc dẫn đường"

Tổ chức ngày hội truyền thông với chủ đề "Internet mở lối - văn hóa đọc dẫn đường"

Sáng 21/4, Thư viện tỉnh Lào Cai phối hợp với Trường THPT số 3 thành phố Lào Cai tổ chức Ngày hội truyền thông về internet, chuyển đổi số, STEM và phát triển văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề: “Internet mở lối - văn hóa đọc dẫn đường". Hoạt động được tổ chức nhằm thực hiện hiệu quả Kế hoạch về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tỉnh Lào Cai.

Tuần phim Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tuần phim Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Từ ngày 22 đến 25/4, Điện ảnh Quân đội nhân dân sẽ tổ chức Tuần phim Kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Đây là sự kiện có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc, góp phần tri ân lịch sử, tôn vinh tinh thần yêu nước và khơi dậy khát vọng phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

Phở - Hành trình trở thành di sản UNESCO và lan tỏa quốc tế

Phở - Hành trình trở thành di sản UNESCO và lan tỏa quốc tế

Trong khuôn khổ Festival Phở 2025 với chủ đề "Tinh hoa phở Việt - Di sản trong kỷ nguyên số" diễn ra tại Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long, tọa đàm về hành trình của phở với dấu ấn trở thành di sản UNESCO và lan tỏa quốc tế đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia và du khách.

fb yt zl tw