Bắc Hà chủ động di dời người dân khỏi vùng nguy cơ sạt lở

Công tác khắc phục hậu quả mưa lũ cũng như chủ động ứng phó với tình trạng sạt lở, đảm bảo an toàn cho người dân đang được huyện Bắc Hà triển khai khẩn trương, cấp thiết.

5 giờ ngày 12/9, anh Giàng Seo Páo, Trưởng thôn Nậm Thố (xã Thải Giàng Phố) đã đi bộ gần 10 km để tới chỗ mượn xe máy, ra UBND xã để báo cáo tình hình trong thôn. Anh Páo cho biết, thôn Nậm Thố có 78 hộ, đợt mưa lũ vừa qua, thôn không có thiệt hại về người nhưng có 4 ngôi nhà bị vùi lấp hoàn toàn. Người dân trong thôn phải sống trong cảnh không có điện, không có sóng điện thoại và tuyến đường vào thôn bị chia cắt hoàn toàn. Đặc biệt, mưa lớn kéo dài khiến nhiều điểm dân cư xuất hiện những vết nứt lớn, nếu thời tiết tiếp tục có mưa, nguy cơ gây sạt lở vùi lấp 16 ngôi nhà, ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của Nhân dân.

1.png
Đường đến thôn Nậm Thố, xã Thải Giàng Phố.

Sau khi nghe anh Páo thông tin tình hình, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn xã Thải Giàng Phố đã trực tiếp đến kiểm tra, vận động các hộ dân trong vùng có nguy cơ sạt lở di chuyển tạm thời không trở lại thôn sinh sống. Đồng thời, căng dây, dựng biển cảnh báo nguy hiểm để người dân biết.

z5824057510105_ba41c5d3a48f0cf5accae5597418a43f.jpg
Điểm sạt lở chia cắt thôn Nậm Thố với bên ngoài.
z5824382448245_f795744e999323d2156bf3d3ed7e2b19.jpg
z5824381679194_e88c51dfc2fc6018450b10628cfbe369.jpg
Tập kết và di chuyển các hộ dân khỏi vùng có nguy cơ sạt lở.

Ông Giàng Seo Măng, Chủ tịch UBND xã Thải Giàng Phố cho biết: Tính đến thời điểm hiện tại, đã di chuyển 60 hộ và hơn 300 nhân khẩu của hai thôn San Sả Hồ và Nậm Thố đến điểm an toàn. Xã đã bố trí chỗ nghỉ đảm bảo đủ điều kiện cho người dân; chỉ đạo các tổ chức đoàn thể, cán bộ công chức quan tâm, sát sao với người dân, đồng thời kết nối với các mạnh thường quân hỗ trợ cơm suất cho người dân trong những ngày sơ tán, chưa có điều kiện nấu ăn.

“Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp giải quyết tình huống trước mắt, chúng tôi mong rằng cấp ủy, chính quyền huyện sẽ có những chính sách giúp đỡ các hộ bị ảnh hưởng bởi thiên tai trên địa bàn, đặc biệt là xem xét việc bố trí tái định cư cho các hộ dân nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở” – ông Măng cho biết thêm.

Tương tự, xã Bản Phố cũng được xem là một trong những địa bàn có địa hình phức tạp, với đồi núi cao, đất tơi xốp nên khi mưa kéo dài hay bị sạt lở đất, đá. Theo ông Nguyễn Văn Huấn, Phó Chủ tịch UBND xã Bản Phố, ngay trong thời điểm mưa lũ do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3, xã đã huy động hàng chục cán bộ, dân quân và Nhân dân để hỗ trợ di dời các hộ dân ở nơi có nguy cơ sạt lở cao về nơi tránh trú an toàn. Tính đến thời điểm hiện tại, xã đã hoàn thành di dời 88 hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm.

Ông Nguyễn Văn Huấn cho biết: Mặc dù trên địa bàn có xảy ra thương vong nhưng việc rà soát trước và chủ động di dời dân giúp chúng tôi kiểm soát tình hình, giảm tối đa thiệt hại về người và tài sản khi xảy ra mưa lũ, sạt lở.

2.png
Người dân được bố trí chỗ ăn, nghỉ đảm bảo.

Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện, tính đến 17 giờ 00 phút ngày 12/9, toàn huyện Bắc Hà đã di dời 573 hộ dân bị ngập, sạt lở, nguy cơ bị sạt lở đến nơi an toàn.

Ông Nguyễn Duy Hòa, Bí thư Huyện ủy Bắc Hà cho biết: Huyện đã chỉ đạo tạm thời khắc phục các thiệt hại do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3 gây ra, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân. Yêu cầu các địa phương chú trọng, theo dõi sát, nắm chắc tình hình tại các khu, điểm dân cư để kịp thời phát hiện nguy cơ sạt lở nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho người dân. Đặc biệt, phải có phương án hỗ trợ chỗ ở tạm, lương thực, nhu yếu phẩm cho người dân. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng lên phương án bố trí tái định cư lâu dài cho người dân di chuyển ra khỏi vùng nguy hiểm.

z5824381630961_610a024fc07a65e3289e6b7e0f88c04f.jpg
Nhiều nhà hảo tâm đến hỗ trợ người dân vùng lũ, vùng nguy cơ sạt lở.

Bên cạnh đó, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện tiếp tục duy trì chặt chẽ chế độ thường trực 24/24 giờ, nhằm giữ vững thông tin dự báo tình hình thực tế tại địa phương, kịp thời thông tin khi có những hiện tượng bất thường của thiên tai để có biện pháp xử lý tình huống xảy ra. Đồng thời, bố trí lực lượng thường xuyên chốt chặn tại các vị trí đã xảy ra lũ quét, sạt lở, kiên quyết không để người dân quay lại khu vực sạt lở để di dời tài sản hoặc ở lại các căn nhà có nguy cơ tiếp tục sạt lở; bảo vệ tài sản của hộ dân sau khi đã di dời.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Xung quanh câu chuyện từ thiện

Xung quanh câu chuyện từ thiện

Những ngày này, người dân vùng lũ Lào Cai đang được đón nhận tình cảm, sự sẻ chia của hàng vạn tấm lòng hảo tâm đến ủng hộ giúp đỡ bằng tiền, hàng hóa, nhu yếu phẩm khác. Sự hỗ trợ kịp thời đó rất quan trọng, góp phần giúp người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai vượt qua những khó khăn ban đầu, sớm ổn định, bắt tay tái thiết cuộc sống mới. Vậy nhưng xung quanh câu chuyện từ thiện vẫn còn đâu đó đôi điều băn khoăn, trăn trở.

[Ảnh] Học sinh Làng Nủ đến trường

[Ảnh] Học sinh Làng Nủ đến trường

Từ ngày 16/9, học sinh lớp 1C, lớp 2C tại Điểm trường Làng Nủ đã chuyển đến ở bán trú và học tập tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên) để đảm bảo an toàn. Nhiều em trở lại lớp với gương mặt vẫn còn hoảng sợ vì trận lũ kinh hoàng đã vĩnh viễn cướp đi sinh mạng của người thân, bạn bè.

Hiệu trưởng Nguyễn Xuân Khang: Nhận nuôi trẻ em mồ côi ở Làng Nủ là một hành trình lâu dài

Hiệu trưởng Nguyễn Xuân Khang: Nhận nuôi trẻ em mồ côi ở Làng Nủ là một hành trình lâu dài

Khi nghe tin dữ từ bản Làng Nủ, thầy giáo Nguyễn Xuân Khang đã không thể cầm được nước mắt. Những đứa trẻ gặp nạn chỉ bằng tuổi cháu thầy. "Phải làm gì để nguôi ngoai? Thế là nghĩ ra cách có thể làm: Nhận 'nuôi' các cháu còn sống sót, bù đắp cho các con để các con được ấm no và học hành tử tế". Nhưng thầy Khang cũng nhấn mạnh: Đó là một hành trình còn rất lâu dài và sẽ được bắt đầu bằng những việc làm cụ thể nhất.

[Ảnh] Vùng lũ Cốc Lầu ngân vang tiếng học bài

[Ảnh] Vùng lũ Cốc Lầu ngân vang tiếng học bài

Sau trận mưa lũ lịch sử, cùng với việc nhanh chóng tìm kiếm, cứu nạn những người mất tích, từng bước khắc phục thiên tai, vùng lũ xã Cốc Lầu (huyện Bắc Hà) nỗ lực đưa học sinh các thôn đến trường. Đặc biệt, các em học sinh thôn Kho Vàng - nơi chịu nhiều ảnh hưởng cũng đã được đến trường học tập.

Trung thu ấm áp cho bệnh nhi vùng lũ

Trung thu ấm áp cho bệnh nhi vùng lũ

Trung thu năm nay, vầng trăng ở trên trời cao vẫn sáng tròn vành vạnh, nhưng vầng trăng trong lòng nhiều em nhỏ sau thiên tai đã khuyết một phần. Những trận sạt lở đất đã khiến nhiều em nhỏ mang những tổn thương về sức khỏe và tinh thần. Các cấp, các ngành, nhà hảo tâm đã chung tay, mang đến những phần quà ý nghĩa, trở thành nguồn động viên tinh thần ý nghĩa cho các em.  

Khi nhà văn hóa trở thành nơi ở

Khi nhà văn hóa trở thành nơi ở

Trước tình hình mưa lớn kéo dài, nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, phường Nam Cường, thành phố Lào Cai đã tổ chức sơ tán các hộ dân đến nơi an toàn, trong đó nhà văn hóa trở thành nơi cư trú "bất đắc dĩ" của nhiều hộ.

Các địa phương có mưa về đêm, cảnh giác với sạt lở đất

Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai (17/9): Các địa phương có mưa về đêm, cảnh giác với sạt lở đất

Theo dự báo của Đài Khí tượng - Thủy văn tỉnh Lào Cai, đêm nay và ngày mai, chịu ảnh hưởng của rìa phía Bắc dải hội tụ nhiệt đới có trục qua Trung Trung Bộ, nên thời tiết các địa phương trong tỉnh: Mây thay đổi, đêm có mưa, mưa rào và dông rải rác, có nơi mưa vừa, mưa to. Ngày trời nắng, gió nhẹ. Vùng cao đêm về sáng trời lạnh, vùng núi cao trời rét.

[Ảnh] Cận cảnh chó nghiệp vụ “tác nghiệp” tại Nậm Tông

[Ảnh] Cận cảnh chó nghiệp vụ “tác nghiệp” tại Nậm Tông

Ngay sau khi chó nghiệp vụ được đưa đến hiện trường tham gia tìm kiếm người mất tích do sạt lở đất tại xóm Bản Cái, thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc (huyện Bắc Hà) tiến độ tìm kiếm đã được đẩy nhanh, trong chiều hôm nay (17/9) đã tìm thêm được 1 thi thể người mất tích.

fbytzltw