Áp dụng nhiều tiến bộ mới làm chậm tiến triển bệnh thận mạn

Thời gian gần đây, các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh đã áp dụng những tiến bộ mới của y khoa để làm chậm tiến triển bệnh suy thận mạn.

Bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh điều trị cho bệnh nhân suy thận mạn.
Bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh điều trị cho bệnh nhân suy thận mạn.

Điều này giúp cho người bệnh giảm nguy cơ chuyển nặng, giảm nguy cơ phải lọc máu định kỳ, giữ ổn định chất lượng sống.

Bà Đ.T.X (67 tuổi, ngụ Quận 6, TP Hồ Chí Minh được người nhà đưa đến Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh trong tình trạng suy nhược cơ thể, nôn mửa liên tục và phù toàn thân. Các bác sĩ đã tiến hành thăm khám chuyên sâu và chẩn đoán bà X. bị hội chứng thận hư, suy thận mạn giai đoạn 3. Nếu không có các giải pháp hỗ trợ, điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn suy thận muộn và phải lọc máu định kỳ. Sau thời gian điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch kết hợp chế độ ăn giảm đạm, các triệu chứng bệnh của bà X. đã dần được cải thiện.

Tiến sĩ, bác sĩ Huỳnh Ngọc Phương Thảo, Trưởng Khoa Nội thận - Thận nhân tạo, Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh cho biết, mặc dù bệnh suy thận mạn là những tổn thương không thể phục hồi, nhưng các tiến bộ mới trong y khoa hiện nay đã có thể góp phần làm chậm tiến triển của bệnh. Hiện tại Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh đang sử dụng liệu pháp ức chế miễn dịch, cập nhật nhiều phác đồ mới mang lại hiệu quả cao mà ít tác dụng phụ; kết hợp với các biện pháp lọc hấp phụ, thay huyết tương. Bên cạnh thuốc ức chế men chuyển, chẹn thụ thể Angiotensin còn có thuốc ức chế SGLT2, thuốc đối kháng thụ thể Mineralocorticoid cũng là những bước đột phá trong điều trị làm chậm tiến triển bệnh thận mạn hiện đang được áp dụng tại Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh.

Ở giai đoạn cuối, người bệnh suy thận mạn cũng có nhiều lựa chọn trong các biện pháp điều trị thay thế thận. Nhiều tiến bộ mới trong điều trị không những giúp giảm tỷ lệ tử vong, mà còn cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống, chẳng hạn nước RO siêu tinh khiết tiệt trùng bằng nhiệt, lọc hấp phụ, lọc màng bụng tự động tại nhà, ghép thận…

Theo bác sĩ Huỳnh Ngọc Phương Thảo, bệnh thận mạn là một vấn đề sức khỏe đang ngày càng có xu hướng gia tăng trên toàn cầu, gây ra nhiều lo ngại cho cộng đồng. Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh thận mạn trong dân số toàn cầu khoảng 8,6%. Tại Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh, ghi nhận 19,1% trong tổng số 1.500 người đến khám tổng quát mỗi ngày có bất thường chức năng thận, bất thường nước tiểu hoặc siêu âm thận. Sau theo dõi 3 tháng, khoảng 11,5% trong số này được xác định là có bệnh thận mạn thực sự. Như vậy, cứ khoảng 10 người thì có 1 người mắc bệnh thận mạn ở mọi giai đoạn.

Điều đáng báo động là bệnh thận mạn thường không có triệu chứng điển hình ở giai đoạn sớm. Đến khi bệnh nặng hoặc có biến chứng, các dấu hiệu mới trở nên rõ ràng nhưng lại khó điều trị. Do đó, người dân cần có ý thức trong việc bảo vệ thận, đặc biệt những người có yếu tố cao (tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh lý tim mạch, người lớn tuổi, béo phì, lupus ban đỏ,...) cần định kỳ tầm soát để phát hiện sớm và can thiệp kịp thời.

Theo Báo Tin tức

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Nâng cao năng lực số cho tuyến y tế cơ sở

Sáng nay (21/11), Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức lễ khởi động dự án: ''Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam''.

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đang đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu giảng dạy. Trong đó, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần, mà phải sáng tạo trong tổ chức, điều hành các hoạt động dạy học.

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Hơn 30 năm gắn bó với nghề giáo, 13 năm làm công tác quản lý, trong đó 6 năm đảm nhiệm vai trò hiệu phó và 7 năm làm hiệu trưởng, dù ở cương vị nào, cô Phạm Thị Khánh Hường, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, thành phố Lào Cai cũng nỗ lực hết mình vì sự nghiệp giáo dục. Bằng sự nhạy bén và chuyên môn vững vàng, cô Hường đã xây dựng một tập thể đoàn kết, kiến tạo môi trường giáo dục và học tập hạnh phúc.

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Thời gian qua, các thầy, cô giáo Trường Tiểu học Bắc Cường, thành phố Lào Cai đã không ngừng nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đưa nhà trường trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của ngành giáo dục thành phố Lào Cai.

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Năm học 2024 - 2025 là năm thứ 3, thầy giáo Lý Văn Hoàng (sinh năm 1996) công tác tại Trường THPT Chuyên Lào Cai, nhưng thầy và học trò đã có nhiều sản phẩm nghiên cứu khoa học đạt thành tích cao tại nhiều cuộc thi.

fbytzltw