Tháng 10 vào độ cuối Thu, đến thôn Cáng 1, cáng 2, xã Hợp Thành, thành phố Lào Cai, chúng tôi sẽ được hòa mình vào bầu không khí náo nức, rộn ràng của mùa cốm mới. Những phụ nữ Tày với đôi bàn tay khéo léo và sự chăm chỉ, chịu khó ra đồng cắt lúa nếp về làm thành những hạt cốm dẻo thơm, mềm ngọt, đậm đà hương vị đồng quê.
Lúa nếp trồng trên cánh đồng Hợp Thành có nhiều loại như: nếp cái hoa vàng, nếp đỏ, nếp trắng, nếp xanh… Khi hạt nếp tròn mẩy nhưng chưa quá chín, vừa đủ độ dẻo thơm sẽ được lấy làm cốm. Để cắt được những bông lúa nếp đều nhau, không bị gãy để bó thành cum, đồng bào Tày dùng dao cắt lúa nhỏ chỉ vừa trong lòng bàn tay. Thời điểm cắt lúa nếp làm cốm thường vào buổi sáng sớm khi nắng vừa lên, những bông lúa vẫn còn đọng những hạt sương đêm, thấm hương vị đất trời. Lúa nếp được bó thành từng cum để gánh về nhà. Những cum lúa nếp tròn mẩy là nguyên liệu đặc trưng để làm ra những mẻ cốm thơm ngon. Đồng bào Tày thường dùng máy tuốt lúa thủ công để tách hạt lúa nếp vì vừa tuốt được lúa, vừa giữ được từng sợi rơm để làm chổi rơm quét nhà.
Sau khi loại bỏ những hạt lúa lép, những hạt lúa nếp tròn mẩy sẽ được cho vào chảo rang lên đến khi đủ độ chín. Rang cốm là công đoạn vất vả và khó nhất vì phải giữ đều lửa, đảo liên tục để lúa chín đều, không bị nổ. Những phụ nữ Tày chăm chỉ, chịu khó có thể rang được 3 - 4 mẻ cốm mỗi ngày. Trước đây, phụ nữ Tày ở xã Hợp Thành thường dùng loỏng (vật dụng giống như thuyền gỗ) hoặc cối đá để giã cốm. Vào mùa cốm, trong các thôn người Tày rộn vang tiếng chày giã cốm đến tận đêm khuya. Hiện nay, công việc tách vỏ cốm nhàn hơn trước vì sử dụng máy xay xát. Tuy nhiên, để tách vỏ cốm cần phải xay qua nhiều lần để loại bỏ hết vỏ trấu bám vào hạt cốm. Công đoạn cuối cùng và cũng mất nhiều thời gian, đó là sàng sảy để cốm không còn vỏ trấu.
Những người phụ nữ Tày được bà, mẹ dạy cho cách sảy cốm dẻo và đều tay, không tốn sức, vừa loại bỏ được những hạt lép, vỏ trấu, vừa không rơi hạt cốm mẩy ra ngoài. Những hạt cốm tròn mẩy, dẻo thơm được làm từ đôi bàn tay khéo léo, chăm chỉ của những phụ nữ Tày thôn Cáng 1, Cáng 2, xã Hợp Thành, thành phố Lào Cai. Sản phẩm cốm của phụ nữ Tày do Tổ sản xuất Hương cốm Hợp Thành làm ra đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao, được đóng gói kèm nhãn hiệu để bán ra thị trường.
Phụ nữ dân tộc Tày xã Hợp Thành giữ nghề làm cốm qua nhiều thế hệ, vừa góp phần bảo tồn nét đẹp bản sắc văn hóa dân tộc, vừa tạo ra thức quà ngon từ hạt lúa nếp dẻo thơm nơi đồng đất quê mình.
Trong hình dung của nhiều người, khi nói về bình đẳng giới thường là những vấn đề liên quan chủ yếu đến phụ nữ. Vậy nhưng lại có những nam giới thực hiện việc tuyên truyền này, họ sẽ gặp những khó khăn gì và đã nỗ lực như thế nào để hoàn thành nhiệm vụ? Báo Lào Cai đã có cuộc trao đổi với anh Bàn Văn Nghiêm, Tổ phó Tổ truyền thông cộng đồng thôn 2 Nhai Tẻn, xã Kim Sơn, huyện Bảo Yên phần nào làm rõ hơn những vấn đề nêu trên.
Thời gian qua, phụ nữ các dân tộc trong tỉnh đã xây dựng thành công nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển của địa phương.
Hội Phụ nữ xã Trung Chải (thị xã Sa Pa) và các tổ truyền thông cộng đồng thôn đã phối hợp thực hiện tốt các nội dung tuyên truyền về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình, qua đó từng bước đẩy lùi nạn bạo lực gia đình tại địa phương.
Những năm gần đây, giáo dục giới tính cho học sinh tại các trường phổ thông được các nhà trường quan tâm, triển khai thông qua chương trình học chính khóa và các buổi ngoại khóa. Qua đó nâng cao kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh, giúp các em tích lũy kiến thức, kỹ năng cần thiết để bảo vệ bản thân.
Vượt qua những định kiến, phụ nữ vùng cao xã Thào Chư Phìn đã và đang từng bước thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong phát triển kinh tế với nhiều hướng đi mới, trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua giảm nghèo tại huyện Si Ma Cai.
Ngày 26/11, tại thị xã Sa Pa, Hội Phụ nữ thị xã phối hợp với Phòng Giáo dục – Đào tạo tổ chức giao lưu, sáng tạo sản phẩm truyền thông cho trẻ em vùng dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024.
Nhờ thực hiện đồng bộ, quyết liệt các biện pháp nên nhiều năm qua, trên địa bàn xã Tân Dương (huyện Bảo Yên) không xảy ra tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
Sau khoảng 2 năm triển khai, Dự án 8 đã mang lại nhiều sự thay đổi tích cực tại xã Lùng Thẩn (Si Ma Cai). Để rõ hơn nội dung này, phóng viên Báo Lào Cai có cuộc trao đổi với chị Hoàng Thị Lói, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Lùng Thẩn.
Trong ngày 22 – 23/11, Hội Phụ nữ huyện Bảo Thắng tổ chức Hội thi “Các mô hình sáng tạo và hiệu quả thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong phòng, chống bạo lực gia đình năm 2024”.
Không chỉ là câu chuyện bị giới hạn bởi không gian, thời gian, hay là một vấn đề của một cộng đồng, những phần thi của 19 đội thi trên địa bàn huyện Bát Xát cũng chính là sự phản ánh rõ nét nhất những vấn đề cấp thiết về phụ nữ và trẻ em đang tồn tại ở các bản làng, cần cách thức hiệu quả để giải quyết.
Ngày 22/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Si Ma Cai tổ chức hội thi chia sẻ mô hình “Truyền thông về bình đẳng giới, xóa bỏ khuôn mẫu giới, xây dựng môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em” năm 2024.
Ngày 22/11, tại thôn Nậm Cọ, xã Khánh Yên Thượng, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Văn Bàn đã tổ chức Chương trình truyền thông “Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình”. Chương trình truyền thông nằm trong khuôn khổ mục tiêu Dự án 8 do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì.
Sáng 22/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thành phố Lào Cai tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao năng lực lồng ghép giới cho các trưởng thôn, bản, người có uy tín trong cộng đồng.
Thời gian qua, công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ dân tộc thiểu số là một trong những hoạt động được Trạm Y tế và Hội Phụ nữ xã Trịnh Tường (huyện Bát Xát) đặc biệt quan tâm.
Ngày 19/11, Hội Phụ nữ xã Nậm Chạc, huyện Bát Xát tổ chức đối thoại với hội viên, phụ nữ với chủ đề “Phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế - xã hội”.
Là xã vùng 3 còn gặp nhiều khó khăn nhưng thời gian qua, Hội Phụ nữ xã Nậm Lúc (huyện Bắc Hà) đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ hội viên, phụ nữ xây dựng gia đình đạt các tiêu chuẩn “no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”.
Sáng 19/11, Ban An toàn giao thông tỉnh phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức chương trình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông tại xã Thẳm Dương (huyện Văn Bàn).