Đồng bào dân tộc Dao đỏ ở Lào Cai hiện vẫn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống, trong đó, trang phục là một trong những nét đẹp văn hóa độc đáo, thể hiện thế giới quan và nhân sinh quan tộc người.
Tại Lào Cai, người dân tộc Dao đỏ sống tập trung chủ yếu ở các huyện Bát Xát, Văn Bàn, Bảo Thắng, Sa Pa.
Trang phục của phụ nữ Dao đỏ được thêu, trang trí rất cầu kỳ. Theo quan niệm của người Dao đỏ, màu đỏ mang lại hạnh phúc, may mắn, đầy đủ và tạo ra năng lượng tích cực cho con người. Chính vì vậy, đây là gam màu chủ đạo được họ sử dụng trong trang trí trang phục.
Hưởng ứng phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát”, thời gian qua, Đồn Biên phòng Bản Lầu (Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai) đã huy động hàng trăm lượt cán bộ, chiến sĩ tham gia giúp đỡ các hộ dân hai xã vùng biên giới nơi đóng quân là Bản Lầu và Lùng Vai (Mường Khương) cải tạo, nâng cấp hàng trăm nhà ở.
Dự án 8 về "thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết với phụ nữ và trẻ em" triển khai trên địa bàn tỉnh Lào Cai tại 605 thôn/138 xã/9 huyện, thị xã, thành phố. Dự án đang góp phần xóa bỏ định kiến giới, nâng cao vị trí, vai trò của phụ nữ trong xã hội.
Nhờ sự quan tâm, sẻ chia của cả cộng đồng, chỉ trong vài ngày tới, các hộ dân sẽ được chuyển đến những ngôi nhà mới tại khu tái định cư, đánh dấu một chặng đường mới với niềm hy vọng vào tương lai tươi sáng hơn.
Những năm qua lực lượng biên phòng trên tuyến biên giới Mường Khương đã mưu trí, dũng cảm vượt qua mọi khó khăn, thách thức và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Đảng, Nhân dân, giữ vững từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc, xứng đáng là "lũy thép" nơi biên cương.
Sản phẩm của nghề làm tranh cắt giấy “Chàng slaw” của dân tộc Nùng ở Bản Sen (huyện Mường Khương) là ngựa, cây tiền, nhà táng… được làm bằng giấy màu để cúng tiến cho người đã khuất, thể hiện ước muốn của người sống đối với người thân ở thế giới bên kia có cuộc sống no đủ, bình an.
Tả Phời từng là xã khó khăn nhất trong những ngày đầu thị xã Lào Cai trở thành thành phố năm 2004. Đến nay, sau 20 năm xây dựng và phát triển, diện mạo xã vùng cao này đã đổi thay toàn diện về mọi mặt, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng nâng cao.
Những năm qua, Hội Phụ nữ huyện Bắc Hà đã triển khai xây dựng nhiều mô hình hỗ trợ sản xuất và huy động sự tham gia của hội viên để giúp nhau phát triển kinh tế gia đình. Sự hỗ trợ đó đã giúp nhiều hội viên phụ nữ là người dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo, trở thành những tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới.
Phường Duyên Hải, thành phố Lào Cai nằm ở vị trí chiến lược quan trọng cả về kinh tế và chính trị, là một phường biên giới giàu tiềm năng phát triển. Với khu công nghiệp trọng điểm của tỉnh và khu tiểu thủ công nghiệp của thành phố đứng chân trên địa bàn, Duyên Hải đang trở thành một trung tâm kinh tế năng động, đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Với việc quy hoạch, đầu tư phát triển đô thị của thành phố Lào Cai, diện mạo đô thị phường Bắc Lệnh ngày càng đẹp hơn, văn minh hơn, hiện đại hơn. Dáng dấp của một đô thị hiện đại đang hiện hữu với các công trình công cộng, nhà ở đô thị và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật đồng bộ.
Tối 30/11, ngay sau Lễ khai mạc Festival Cao nguyên trắng Bắc Hà mùa Đông năm 2024, UBND huyện Bắc Hà đã tổ chức Hội thi trình diễn trang phục các dân tộc thiểu số huyện Bắc Hà.
Xã Cốc San nằm ở phía Tây Nam của thành phố Lào Cai với diện tích 19,06 km2, dân số hơn 5000 người. Trước đây, Cốc San là xã nông thôn vùng ven của huyện Bát Xát, từ năm 2020, toàn bộ xã Cốc San được sáp nhập về thành phố Lào Cai.
Từ khi hình thành vùng đất mỏ Cam Đường, Pom Hán đã là nơi đặt trụ sở của Công ty Apatit Việt Nam, cũng là nơi sinh sống của hầu hết công nhân vùng mỏ. Sau hơn 60 năm thành lập, diện mạo đô thị phường Pom Hán giờ đã có nhiều đổi thay.
Trải qua bao thăng trầm, đến nay, phường Cốc Lếu đã chuyển mình mạnh mẽ, dần khẳng định vị thế phường trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch và đối ngoại của thành phố Lào Cai.
Về xã Hợp Thành (thành phố Lào Cai) hôm nay mới thấy được những đổi thay của vùng quê ven đô. Bức tranh tươi đẹp dựa trên các giá trị truyền thống được cấp ủy, chính quyền và người dân chung tay "vẽ" lên từ quyết tâm xây dựng nông thôn mới.
Sau 31 năm xây dựng và phát triển, phường Kim Tân đã có sự đổi thay nhanh chóng, toàn diện, tiếp tục là vùng động lực phát triển quan trọng của thành phố Lào Cai.
Năm 2024, huyện Bảo Yên phấn đấu có thêm 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới gồm Bảo Hà, Vĩnh Yên, Kim Sơn, Cam Cọn, Điện Quan và Nghĩa Đô đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao. Huyện đã ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội cho các địa phương này, đồng thời vận động Nhân dân thực hiện hiệu quả các mô hình sản xuất hàng hóa, góp phần nâng cao thu nhập, diện mạo nông thôn ngày càng đổi thay.
Sau 20 năm xây dựng và phát triển, phường Nam Cường hôm nay đã có diện mạo mới, đô thị được quy hoạch hiện đại theo hướng “sáng - xanh - sạch - đẹp - văn minh", xứng đáng là phường trung tâm khu hành chính mới của tỉnh.
Theo báo cáo mới nhất của huyện Mường Khương, số nhà tạm, nhà dột nát phải làm mới, sửa chữa trên địa bàn là 4.260 nhà, chiếm gần một nửa tổng số nhà tạm, nhà dột nát toàn tỉnh.