[Ảnh] Cuộc sống mới ở Làng Nủ

Sau 3 tuần xảy ra vụ sạt lở đất, lũ quét kinh hoàng, nỗi đau, không khí tang thương vẫn bao trùm lên con người, cảnh vật Làng Nủ. Nhưng bên cạnh những mất mát, đau thương thì cuộc sống thường ngày vẫn sẽ dần trở lại. Chúng tôi đã có những ghi nhận bằng hình ảnh trong ngày 29/9 tại nơi này.

IMG_6950.JPG
Ông cụ mất nhiều người thân, hôm nào cũng ra trước cánh đồng hoang tàn mong ngóng điều kỳ diệu đến với mình, cho dù điều đó ngày càng xa vời.
IMG_7052.JPG
Người đàn ông này đã mất vợ và những đứa con, sang chấn tâm lý sẽ còn ở lại với anh trong một thời gian dài. Rất nhiều người rơi nước mắt khi thấy anh hàng ngày thẫn thờ trên cánh đồng hoang bùn đất, dấu tích của trận lũ dữ.
IMG_7020.JPG
Lực lượng tại chỗ vẫn duy trì công việc tìm kiếm những người mất tích.
IMG_7085.JPG
Lực lượng an ninh trật tự tại cơ sở thường xuyên có mặt tại khu vực tìm kiếm để duy trì an ninh, nhắc nhở kịp thời tránh các trường hợp lợi dụng lòng tin của người dân để hoạt động mê tín dị đoan.
IMG_6883.JPG
Trong lúc này, ở khu tạm cư của những người dân Làng Nủ bị mất nhà, mất người thân vẫn còn khá hiu quạnh.
IMG_6911.JPG
Nỗi đau vì chưa tìm được người thân vẫn day dứt, đè nặng lên bao người.
IMG_6932.JPG
Sự an ủi, động viên của người thân, hàng xóm, láng giềng sẽ giúp những nỗi đau nguôi ngoai.
IMG_6901.JPG
Người phụ nữ này đang mang thai 8 tháng nhưng trong đêm tối đã bế đứa con thơ 6 tuổi chạy lên đồi quế và thoát nạn trong gang tấc. Đó là con dâu của ông Nguyễn Văn Cai, gia đình có 6 người đều may mắn chạy thoát cơn lũ dữ.
IMG_6851.JPG
Bé gái Hà Khánh Nguyên, 3 tuổi, mang nhiều thương tích trên gương mặt và cơ thể sau lũ dữ. Nhờ ông ngoại dạy bơi mà Khánh Nguyên đã thoát nạn kỳ diệu trong lũ dữ. Bị nước lũ cuốn trôi, cháu may mắn bò lên một tảng đất và bị dòng lũ đẩy cách xa nơi bị nạn hơn trăm mét. Rất may Khánh Nguyên được phát hiện sớm và cứu vào bờ. Mẹ cháu là chị Nguyễn Thị Kim cũng bị nước lũ cuốn, được mọi người cứu, chị bị gãy tay.
IMG_6818.JPG
Khánh Nguyên ở nhà cùng ông ngoại, do vết thương ở tay của chị Kim tái phát, chuyển biến xấu, bố mẹ cháu phải xuôi Hà Nội khám, điều trị.
Người phụ nữ này đến nay chưa tìm thấy con trai mất tích. Ngoài con trai, bà cũng mất một cháu nội. Nỗi đau giằng xé nhưng cuộc sống vẫn phải diễn ra, bà bảo, mình phải cứng cáp để làm gương cho con dâu và những người còn lại trong gia đình.

Người phụ nữ này đến nay chưa tìm thấy con trai mất tích. Ngoài con trai, bà cũng mất một cháu nội. Nỗi đau giằng xé nhưng cuộc sống vẫn phải diễn ra, bà bảo, mình phải cứng cáp để làm gương cho con dâu và những người còn lại trong gia đình.

Thay con trai chăm sóc cháu nội.

Thay con trai chăm sóc cháu nội.

Cuộc sống đang dần trở lại ở Làng Nủ, những đứa trẻ được trở lại trường lớp, được chăm sóc, nhận được tình yêu thương từ người thân, cộng đồng xã hội.

Cuộc sống đang dần trở lại ở Làng Nủ, những đứa trẻ được trở lại trường lớp, được chăm sóc, nhận được tình yêu thương từ người thân, cộng đồng xã hội.

IMG_6928.JPG
Khu tạm cư đã trở thành cộng đồng mới với cuộc sống, tương lai mới đang chờ phía trước. Trong ảnh: Một người giao hàng cho các hộ dân khu tạm cư Làng Nủ.
IMG_7324.JPG
Một phần của Làng Nủ còn đó, sự thanh bình, hạnh phúc và an nhiên.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

[Ảnh] Vui hội gánh nước

[Ảnh] Vui hội gánh nước

Hội thi gánh nước là một trong những hoạt động thú vị tại Ngày hội Văn hóa dân gian "Sắc vàng bên dòng Nặm Luông" lần thứ III năm 2025 huyện Bảo Yên. Hội thi không chỉ là hoạt động vui chơi mà còn mang ý nghĩa sâu sắc về tâm linh và văn hóa của người Tày. 

[Ảnh] Bộ đội làm việc xuyên lễ, giúp người dân dựng nhà ở Sàng Ma Sáo

[Ảnh] Bộ đội làm việc xuyên lễ, giúp người dân dựng nhà ở Sàng Ma Sáo

Với tinh thần “Vượt nắng thắng mưa trên công trường”, ngay trong những ngày nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, những người lính thợ thuộc Tổng Công ty 789 (Bộ Quốc phòng) và cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 174 vẫn miệt mài bám trụ, ngày đêm khẩn trương xây dựng khu tái định cư để giúp đồng bào ổn định cuộc sống.

[Ảnh] Trường học Lào Cai sôi nổi các hoạt động hướng về ngày đại thắng của dân tộc

[Ảnh] Trường học Lào Cai sôi nổi các hoạt động hướng về ngày đại thắng của dân tộc

Hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), nhiều hoạt động ý nghĩa cho học sinh đã được các trường học các cấp trên địa bàn tỉnh triển khai sôi nổi, góp phần lan tỏa tinh thần yêu nước, lòng tự hào, biết ơn thế hệ cha ông đã hy sinh tuổi thanh xuân, xương máu vì nền độc lập, tự do của dân tộc.

Thôn Thái Bo nằm ven sông Hồng. Thôn có 196 hộ dân thì 80% trồng rau. Diện tích rau của thôn là hơn 7 ha.

[Ảnh] Bình yên làng rau Thái Bo

Thôn Thái Bo, xã Thống Nhất là một trong những vựa rau lớn nhất của thành phố Lào Cai. Với kinh nghiệm hơn 30 năm trồng rau, người dân nơi đây đã vun trồng nên vùng rau rộng lớn, cung cấp rau xanh cho khu vực thành phố và các vùng lân cận. Vùng rau xanh ngát tạo nên vẻ đẹp trù phú, yên bình bên cạnh đô thị nhộn nhịp, đông vui.

Tuyến đường nội đồng quan trọng thuộc xã Thống Nhất, thành phố Lào Cai.

[Ảnh] Những dải lụa kết nối mùa bội thu

Lào Cai hiện có khoảng 250 km đường nội đồng. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, đường nội đồng được các địa phương và Nhân dân chú trọng đầu tư xây dựng để phục vụ sản xuất nông nghiệp, vận chuyển nông sản dễ dàng. Giữa vùng canh tác rộng lớn, nhìn từ trên cao, đường nội đồng như những dải lụa điểm tô bức tranh nông thôn mới, góp phần đem lại những vụ mùa bội thu.

[Ảnh] Tranh thủ từng giờ nắng, thảm nhựa đoạn đường qua rừng già Y Tý

[Ảnh] Tranh thủ từng giờ nắng, thảm nhựa đoạn đường qua rừng già Y Tý

Giữa trưa nắng, công trường thảm nhựa mặt đường dự án thi công tuyến đường Bản Xèo - Dền Sáng - Y Tý đoạn qua khu vực rừng già Y Tý vẫn rộn vang tiếng máy. Đoạn đường qua khu rừng nguyên sinh, quanh năm mây mù, vì vậy, những ngày nắng đã tạo thuận lợi cho việc thảm nhựa bê tông thực sự quý giá.

[Ảnh] Báo Lào Cai ra Trường Sa

[Ảnh] Báo Lào Cai ra Trường Sa

Ngày 10/4/1963, Báo Lao Cai đổi mới đã chính thức phát hành số đầu, khởi đầu cho sự ra đời của Báo Lào Cai ngày nay. Trải qua 62 năm thành lập, Báo Lào Cai không ngừng phát triển, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của tỉnh.

[Ảnh] Ươm mạ xanh trên cánh đồng đá trắng Trịnh Tường

[Ảnh] Ươm mạ xanh trên cánh đồng đá trắng Trịnh Tường

Trong những ngày đầu tháng 4, khi cơn mưa đầu mùa đổ xuống, người dân xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát bước vào vụ cấy lúa xuân. Mặc dù trận lũ lớn tháng 9 năm 2024 đã vùi lấp cả cánh đồng Nà Lặc thành thung lũng đá trắng, nhưng người dân nơi đây vẫn đang nỗ lực khôi phục một số diện tích để cấy lúa, ươm màu xanh hi vọng trên cánh đồng đá sỏi ngổn ngang.

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

[Ảnh] "Người nhện" đem quả ngọt xuống núi

Vùng trồng dứa Mường Khương đang vào vụ thu hoạch quả. Dứa ở đây thường được trồng ở núi cao nên việc thu hoạch, vận chuyển cực kỳ gian khổ và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Vào mùa thu hoạch dứa, thường những nam thanh niên sẽ đảm nhận công việc này. Trên lưng gùi hơn 100kg quả dứa, tay chống gậy bám chặt sườn núi dốc dựng đứng, họ không khác gì "người nhện" oằn lưng đem quả thơm xuống núi.

[Ảnh] Lực lượng dân quân, tự vệ phát huy vai trò nòng cốt tại cơ sở

[Ảnh] Lực lượng dân quân, tự vệ phát huy vai trò nòng cốt tại cơ sở

Thời gian qua, lực lượng dân quân, tự vệ trên địa bàn tỉnh đã chú trọng làm tốt công tác huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ quân sự - quốc phòng địa phương, đồng thời, tích cực tham gia thực hiện các nhiệm vụ chính trị do cấp ủy đảng, chính quyền phân công. Qua đó góp phần làm đẹp thêm hình ảnh những chiến sĩ “sao vuông” trong lòng dân.

[Ảnh] Tinh hoa nghề gốm Bát Tràng

Hành trình dọc sông Hồng: [Ảnh] Tinh hoa nghề gốm Bát Tràng

Theo Đại Việt sử ký toàn thư và Dư địa chí của Nguyễn Trãi, làng gốm Bát Tràng được hình thành từ thời nhà Lý, vào khoảng thời gian vua Lý Thái Tổ dời đô từ Thăng Long ra Hoa Lư. Các sản phẩm gốm Bát Tràng đã phát triển, lưu thông rộng rãi trong nước từ thế kỷ XV, đến thế kỉ XVI, XVII phát triển mạnh mẽ và xuất khẩu ra nước ngoài. Trải qua thăng trầm của lịch sử, làng gốm Bát Tràng vẫn luôn giữ được nét đẹp truyền thống, tự hào là làng nghề gốm sứ lâu đời và nổi tiếng nhất của cả nước.

Một góc vườn lan trần mộng nhìn từ trên cao.

[Ảnh] Vườn lan quý trên mây

Sa Pa là thủ phủ của lan Trần Mộng (địa lan) - loài lan quý được ưa chuộng vào dịp tết Nguyên đán. Thời điểm này, những vườn lan Trần Mộng đang trong giai đoạn dưỡng cây. Dưới tiết trời mùa xuân ấm áp, sông mây ùa về ôm ấp những vườn địa lan trên núi tạo khung cảnh đẹp như chốn bồng lai. Mùa này, hoa lan Trần Mộng bung nở căng tràn sức sống đem đến vẻ đẹp rất riêng cho mảnh đất Sa Pa.

[Ảnh] Vùng bưởi Múc mùa ngào ngạt hương hoa

[Ảnh] Vùng bưởi Múc mùa ngào ngạt hương hoa

Thôn Múc, xã Thái Niên (Bảo Thắng) nổi danh với sản phẩm bưởi quả thơm ngon, đậm vị. Thời điểm này, hoa bưởi nở rộ, nhiều người dân các vùng lân cận tranh thủ đến các khu vườn để lưu lại khoảnh khắc đẹp cùng hoa.

Búp - phê trưa cùng công nhân VTM

Búp - phê trưa cùng công nhân VTM

Phóng viên Báo Lào Cai vừa có cơ hội cùng cán bộ, công nhân, người lao động VTM và Nhà máy Gang thép Lào Cai thưởng thức búp - phê (buffet) ca trưa một ngày giữa tuần. Búp - phê trưa ở nhà máy tuy giản dị nhưng đầm ấm khiến công nhân, lao động ngon miệng, đảm bảo sức khỏe để tái tạo lao động. 

fb yt zl tw