An toàn giao thông đường thủy: Người dân vẫn còn chủ quan

LCĐT - Bến đò hoạt động không phép, phương tiện thủy không có đăng ký, đăng kiểm và không đảm bảo an toàn theo quy định nhưng vẫn hoạt động; nguy hiểm hơn đó là sự chủ quan của người dân khi sử dụng phương tiện đường thủy như không trang bị phao cứu sinh hoặc không mặc áo phao… Hậu quả là đã có một số vụ tai nạn lật thuyền đuối nước thương tâm xảy ra và nguy cơ mất an toàn giao thông đường thủy vẫn đang rình rập.

Người dân vẫn chủ quan khi sử dụng phương tiện đường thủy như không trang bị phao cứu sinh hoặc không mặc áo phao.

Hẳn dư luận vẫn chưa hết bàng hoàng về vụ tai nạn lật thuyền ngày 15/8 vừa qua tại khu vực sông Chảy, đoạn qua thôn Cốc Rế, xã Bản Mế, huyện Si Ma Cai làm 5 người đuối nước thương tâm khi dùng thuyền dân sinh đi qua sông sang thăm người thân tại thôn Na Lốc, xã Bản Lầu, huyện Mường Khương. Nguyên nhân ban đầu được xác định do cả người lái và người ngồi trên thuyền đều không mặc áo phao, khi thuyền di chuyển thì gặp nước chảy xiết nên bị trôi vào vùng nước xoáy và bị lật.

Điểm chung trong kết quả điều tra nguyên nhân các vụ tai nạn lật thuyền, đuối nước trên địa bàn tỉnh thời gian qua là người điều khiển phương tiện và người dân khi đi thuyền đều chủ quan không sử dụng áo phao cứu sinh và thuyền không đảm bảo an toàn theo quy định.

Lực lượng Cảnh sát giao thông đường thủy (Công an tỉnh) kiểm tra giấy tờ phương tiện, bằng lái của người điều khiển và tuyên truyền trực tiếp cho người dân các quy định an về toàn giao thông đường thủy.
Lực lượng Cảnh sát giao thông đường thủy (Công an tỉnh) kiểm tra giấy tờ phương tiện, bằng lái của người điều khiểntuyên truyền trực tiếp cho người dân các quy định an về toàn giao thông đường thủy.

Có mặt tại bến đò ngang nằm ven lòng hồ thủy điện xã Cốc Ly, thuộc địa phận xã Cốc Ly (huyện Bắc Hà) sáng 23/8 (ngày chợ phiên Cốc ly họp), chúng tôi rùng mình khi chứng kiến cảnh thuyền máy mang biển kiểm soát LK0231 vừa chở khách và hàng hóa từ xã Hoàng Thu Phố (Bắc Hà) cập bến. Chiếc thuyền sắt nhỏ với sức chở 12 người nhưng chủ phương tiện đã "nhồi nhét" hơn 20 người ngồi trên, trong đó có cả trẻ em và người già. Con thuyền này đã di chuyển qua quãng đường cả chục cây số trên sông Chảy. Nguy hiểm hơn là hầu hết người dân ngồi trên thuyền đều không mặc áo phao.

Thanh tra giao thông lập biên bản xử lý chủ phương tiện vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường thủy.
Thanh tra giao thông lập biên bản xử lý chủ phương tiện vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường thủy.

Anh Vàng Seo Di là người điều khiển thuyền máy mang biển kiểm soát LK0231 cho biết: "Thuyền của tôi chuyên vận tải hành khách, hàng hóa trên sông Chảy từ xã Hoàng Thu Phố đi bến thuyền gần chợ phiên xã Cốc Ly. Thuyền hoạt động có đầy đủ giấy tờ đăng ký, đăng kiểm và bản thân tôi cũng có bằng lái phương tiện đường thủy". Khi được hỏi tại sao thuyền đăng ký chỉ cho phép chở tối đa 12 người nhưng thực tế lại chở hơn 20 người, anh Di trả lời: "Do bà con cứ cố tình lên thuyền nên tôi đành chấp nhận"!?.

Dù đã được nhắc nhở và yêu cầu giảm bớt số người để chở đúng theo quy định và yêu cầu tất cả người dân ngồi trên thuyền bắt buộc mang áo phao cứu sinh nhưng khi lực lượng lượng chức năng rời đi, chủ thuyền vội vã nổ máy cho thuyền xuất bến. Nhìn con thuyền chở gần gấp đôi số người quy định rời bến chông chênh lướt đi giữa lòng hồ sông Chảy mênh mông, nhiều người dân đứng trên bờ không khỏi lo lắng.

Theo ghi nhận của phóng viên, tại bến đò gần khu vực chợ phiên Cốc Ly có hàng chục chiếc thuyền lớn, nhỏ đỗ chờ đón khách. Tuy nhiên, hầu hết trong số đó không có biển kiểm soát và không được trang bị phao cứu sinh.

Đang cùng vợ bàn giao một con trâu và hàng hóa cho vị khách cuối cùng rời thuyền, anh Hàng Sinh (trú tại xã Tả Thàng, huyện Mường Khương) rất bất ngờ khi lực lượng cảnh sát giao thông và thanh tra giao thông yêu cầu anh xuất trình giấy tờ đăng kiểm của phương tiện và bằng lái thuyền. Sau chút bối rối, anh Sinh chia sẻ: “Tôi mua chiếc thuyền máy (công suất 12 mã lực - PV) này đã gần 10 năm. Khi mới mua thuyền, tôi cũng đến Sở Giao thông vận tải - Xây dựng hỏi thủ tục để đăng ký nhưng thấy phức tạp quá nên thôi. Từ đó đến nay, cứ đến phiên chợ hay có người thuê là tôi tự lái thuyền chở hàng hóa và chở người xuôi ngược sông Chảy, lái mãi rồi cũng quen". Anh Sinh cũng cho biết thêm, bản thân sẽ không điều khiển thuyền máy khi gặp trời mưa to, gió lớn.

Ông Mã Quang Chính, Phó Chủ tịch UBND xã Cốc Ly cho biết: Có nhiều thôn nằm ven sông Chảy và hồ thủy điện Cốc Ly nên hiện xã có gần 40 phương tiện thuyền dân sinh. Hằng năm, chính quyền xã và lực lượng công an đều tổ chức tuyên truyền đến các chủ thuyền về đảm bảo an toàn khi điều khiển phương tiện trên sông, hồ. Cùng với đó là cấp phát miễn phí áo phao, phao cứu sinh. Tuy nhiên, do nhận thức của cả chủ phương tiện lẫn người dân trong chấp hành các quy định về an toàn giao thông đường thủy chưa cao nên tình trạng vi phạm diễn ra khá phố biến, nguy cơ xảy ra tai nạn lật thuyền, đuối nước vẫn luôn thường trực.

Theo Trung tá Đào Ngọc Toàn, Đội Cảnh sát giao thông đường thủy (Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh), hiện hầu hết các phương tiện đường thủy hoạt động trên sông Chảy và hồ thủy điện Cốc Ly do người dân tự đóng để phục vụ nhu cầu đi lại và đánh bắt thủy sản. Bên cạnh đó, còn một số phương tiện tham gia vào lĩnh vực kinh doanh vận tải và hành khách nhưng chủ phương tiện cố tình không thực hiện đăng ký, đăng kiểm theo quy định. Đây là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra tai nạn đường thủy trên địa bàn.

Được biết, vận tải thủy trên sông Chảy và vùng lòng hồ thủy điện Cốc Ly, thủy điện Vĩnh Hà, thủy điện Phúc Long qua địa bàn huyện Si Ma Cai, Bắc Hà, Mường Khương và Bảo Yên hình thành tự phát và đã tồn tại từ lâu vì nhu cầu thực tế của người dân sinh sống và đi lại hằng ngày. Hiện nay, trên khu vực này có hàng trăm phương tiện thuyền dân sinh vận chuyển hàng hóa, hành khách và phục vụ đánh bắt thủy sản nhưng không đủ điều kiện để đăng ký, đăng kiểm với cơ quan chức năng nên công tác quản lý gặp nhiều khó khăn, việc đảm bảo an toàn chủ yếu phụ thuộc vào ý thức tự giác của người dân.

Theo Thượng tá Lê Toàn Thắng, Phó Trưởng Phòng Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh), những khó khăn trong hoạt động đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa đã tồn tại từ lâu. Nguyên nhân chính là công tác quản lý đăng ký, đăng kiểm phương tiện còn bất cập, ý thức của người dân về chấp hành các quy định về an toàn giao thông đường thủy chưa cao… Trong khi đó, một số điểm sông, suối, lòng hồ trên địa bàn tỉnh chưa đủ điều kiện để công bố tuyến, luồng giao thông đường thủy khiến việc tổ chức tuần tra, xử lý vi phạm đang gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, đơn vị chưa có bến bãi để tạm giữ phương tiện vi phạm, do đó với các trường hợp vi phạm, lực lượng chỉ phạt tiền rồi trả lại phương tiện dẫn đến việc người dân vẫn cố tình hoạt động.

Theo thống kê của Ban An toàn giao thông tỉnh, trên địa bàn tỉnh đang lưu hành 13 phương tiện đường thủy chở người, 5 phương tiện chở hàng hóa và 243 phương tiện thuyền dân sinh khác. Từ thực tế cho thấy, nếu không nâng cao nhận thức của người dân và chủ phương tiện trong chấp hành các quy định về an toàn giao thông đường thủy thì những vụ tai nạn đường thủy sẽ vẫn có nguy cơ xảy ra.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Tuyên truyền - tập huấn nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, đảm bảo trật tự, an toàn giao thông và vệ sinh an toàn thực phẩm

Bát Xát: Tuyên truyền - tập huấn nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, đảm bảo trật tự, an toàn giao thông và vệ sinh an toàn thực phẩm

Sáng 24/4, tại Trường Mầm non Bản Vược, huyện Bát Xát, Công an xã Bản Vược phối hợp với Công an huyện Bát Xát và Trạm Y tế xã tổ chức buổi tuyên truyền - tập huấn nghiệp vụ công tác phòng cháy, chữa cháy, đảm bảo trật tự, an toàn giao thông và vệ sinh an toàn thực phẩm cho cán bộ, giáo viên, phụ huynh, học sinh của trường.

Cần có giải pháp cho các lỗi có tính điển hình như: Chở quá số người, vi phạm tốc độ

Đảm bảo an toàn giao thông dịp nghỉ Lễ: Cần có giải pháp cho các lỗi có tính điển hình như: Chở quá số người, vi phạm tốc độ

Đó là yêu cầu của đồng chí Nguyễn Văn Thắng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia khi chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông quý I và triển khai phương hướng, nhiệm vụ quý II/2024 diễn ra sáng 24/4.

Thị xã Sa Pa triển khai “5 không” với xe điện và các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn

Thị xã Sa Pa triển khai “5 không” với xe điện và các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn

Trước thực trạng một số phương tiện xe điện dừng, đỗ, đón trả khách sai quy định, chạy sai tuyến thí điểm, chèo kéo, tranh giành khách, một số nhà hàng chi phần trăm cho lái xe, bán hàng sai giá niêm yết… gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh du lịch Sa Pa, UBND thị xã Sa Pa thực hiện niêm yết nội dung “5 không” trên xe điện đang hoạt động và các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn.

Đường dây nóng tiếp nhận các thông tin về an toàn giao thông dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5

Đường dây nóng tiếp nhận các thông tin về an toàn giao thông dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5

Thực hiện Công điện số 36/CĐ-TTg ngày 11/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của Nhân dân dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5 và cao điểm du lịch hè 2024, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban An toàn giao thông tỉnh chỉ đạo các đơn vị, địa phương:

Quyết tâm ngăn chặn, đẩy lùi tai nạn giao thông liên quan đến học sinh

Quyết tâm ngăn chặn, đẩy lùi tai nạn giao thông liên quan đến học sinh

Thiếu hiểu biết pháp luật, kiến thức và kỹ năng khi tham gia giao thông tiềm ẩn nguy cơ rất cao xảy ra tai nạn giao thông, đặc biệt là với lứa tuổi học sinh. Trước thực tế đó, Ban An toàn giao thông tỉnh đang triển khai đồng loạt các giải pháp để ngăn ngừa, đẩy lùi tai nạn giao thông liên quan đến học sinh.

Gần 200 học sinh được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng điều khiển xe gắn máy an toàn

Gần 200 học sinh được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng điều khiển xe gắn máy an toàn

Chiều 19/4, Ban An toàn giao thông tỉnh phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Giao thông vận tải, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an tỉnh), Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam, Trung tâm Đào tạo và sát hạch lái xe cơ giới đường bộ (Trường Cao đẳng Lào Cai) tổ chức thí điểm Chương trình bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng điều khiển xe gắn máy an toàn cho học sinh trung học phổ thông.

fb yt zl tw