60 năm quan hệ Việt - Lào: Câu chuyện được viết bởi niềm tin và tình nghĩa

60 năm quan hệ Việt - Lào: Câu chuyện được viết bởi niềm tin và tình nghĩa ảnh 1

60 năm quan hệ Việt - Lào: Câu chuyện được viết bởi niềm tin và tình nghĩa ảnh 2

60 năm quan hệ Việt - Lào: Câu chuyện được viết bởi niềm tin và tình nghĩa ảnh 3

Nhận nhiệm vụ làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Lào vào tháng 12/2012 - đúng dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào, đồng thời được hai Đảng và hai Nhà nước xác định là năm đoàn kết đặc biệt, TS. Nguyễn Mạnh Hùng đã có 4 năm công tác ở Lào với những dấu ấn và kỷ niệm khó quên.

Năm 2022 đánh dấu kỷ niệm tròn 10 năm kể từ khi sang Lào nhận nhiệm vụ, cũng là dịp kỷ niệm 60 năm quan hệ Việt Nam - Lào, Đại sứ Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ, có nhiều dấu ấn trong quan hệ hai nước trong suốt 60 năm ấy, nhưng ông đặc biệt muốn nhấn mạnh đến sự khởi đầu.

“Ngày 4/9/1945, đúng hai ngày sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản ‘Tuyên ngôn Độc lập’ tại Quảng trường Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chính Bác Hồ đã mời Hoàng thân Souphanouvong đến Hà Nội gặp, để bàn về quan hệ song phương. Theo đó, Việt Nam và Lào sẽ cùng nhau đấu tranh giải phóng dân tộc, đánh đuổi ngoại xâm. Có thể nói đây là cuộc gặp đầu tiên, chính thức giữa lãnh tụ của hai dân tộc, đặt nền móng cho quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào và Lào - Việt Nam”, Đại sứ Nguyễn Mạnh Hùng nói.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng tình đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam và Lào, xem “giúp bạn là tự giúp mình” và “thắng lợi của nhân dân Lào cũng là thắng lợi của nhân dân Việt Nam”.

60 năm quan hệ Việt - Lào: Câu chuyện được viết bởi niềm tin và tình nghĩa ảnh 4

Cho đến nay, Lào luôn đứng thứ nhất trong số 78 quốc gia, vùng lãnh thổ mà Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, với 209 dự án, có tổng vốn đăng ký 5,1 tỷ USD. Đáng chú ý, sau một thời gian suy giảm, đầu tư của Việt Nam vào Lào đang có xu hướng tăng trở lại theo hướng bền vững hơn. Năm 2021, vốn đầu tư từ Việt Nam sang Lào đạt 118,3 triệu USD, tăng 33,3% so với năm 2020.

Một số dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào có hiệu quả, tiếp tục tăng vốn đầu tư mở rộng trong năm 2022 và các năm tiếp theo. Nhiều dự án đã đi vào hoạt động ổn định, hiệu quả, đóng góp cho sự phát triển kinh tế-xã hội, nộp ngân sách, thực hiện công tác an sinh xã hội, tạo công ăn việc làm, đào tạo và nâng cao tay nghề, trình độ của người lao động, cải thiện cơ sở hạ tầng tại một số địa phương… được Chính phủ Lào ghi nhận và đánh giá cao.

60 năm quan hệ Việt - Lào: Câu chuyện được viết bởi niềm tin và tình nghĩa ảnh 5

Hiện nay, Lào đã và đang mở rộng hợp tác với các nước. Trong đó, Trung Quốc đứng đầu về đầu tư tại Lào, tiếp đến là Thái Lan. Đầu tư của Việt Nam đứng thứ ba nhưng theo Đại sứ Nguyễn Mạnh Hùng, trong trái tim của người Lào, Việt Nam luôn là số 1.

“Đây là vốn rất quý, chúng ta cần phải hết sức trân trọng và vun đắp. Chính vì thế, hai Đảng, hai Nhà nước rất chú trọng đến những dịp kỷ niệm, những ngày lễ lớn trong quan hệ hai bên”, Đại sứ Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ.

Cũng theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Lào hết sức quan tâm học hỏi kinh nghiệm của Việt Nam, cả về lý luận và thực tiễn. Đây là điều rất hiếm có trong quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các nước khác.

“Mối quan hệ giữa hai nước là mối quan hệ có tính chất đặc biệt, có một không hai, trên thế giới không có”, ông Thoongsavanh Phomvihane Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, người từng giữ cương vị Đại sứ Lào tại Việt Nam chia sẻ.

60 năm quan hệ Việt - Lào: Câu chuyện được viết bởi niềm tin và tình nghĩa ảnh 6

Theo ông Phomvihane, mối quan hệ Lào – Việt Nam là di sản vô giá, tài sản quý báu của trái tim tràn đầy sự trong sáng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Chủ tịch Kaysone Phomvihane và Chủ tịch Souphanouvong đã gây dựng và để lại, đã được gìn giữ, bảo vệ bằng mồ hôi xương máu của biết bao chiến sỹ và nhân dân hai nước và làm cầu nối vun đắp cho mối quan hệ đó cũng chính là trọng trách lớn nhất của ông trong 4 năm làm Đại sứ.

60 năm quan hệ Việt - Lào: Câu chuyện được viết bởi niềm tin và tình nghĩa ảnh 7

“Các bạn Lào rất thẳng thắn trong quan hệ với Việt Nam. Là anh em chí cốt, bạn luôn sẵn sàng trao đổi với ta rất chân tình và thẳng thắn. Khi tôi sang nhận nhiệm vụ ở Lào, bạn có nêu về chất lượng đào tạo cán bộ Lào, chất lượng công trình Việt Nam xây dựng giúp Lào không cao... Về vấn đề phía bạn nêu, tôi đã phải đi tìm hiểu và có những cuộc nói chuyện rất thẳng thắn, chân tình với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Thể thao Lào, Chủ tịch Hội Hữu nghị Lào - Việt Nam, hiện đang là Thủ tướng Lào”, ông Nguyễn Mạnh Hùng nói.

Nhìn lại nhiệm kỳ đã qua, Đại sứ Nguyễn Mạnh Hùng mô tả đó là những chuyến đi rong ruổi khắp đất nước Lào, để cùng nhà chức trách Lào làm rõ những khúc mắc, những vấn đề phía bạn nêu: “Đi thăm một số nơi, tôi nhận thấy đúng là có hiện tượng công trình xây dựng bị xuống cấp. Sự xuống cấp đó liệu có phải do chất lượng xây dựng công trình của ta kém không? Hay là vì lý do gì khác? Tôi và các bạn Lào đã đi khảo sát một số nơi và thấy tình trạng phổ biến là sau khi bàn giao công trình, sử dụng một thời gian thì bắt đầu nảy sinh chuyện này chuyện khác. Khi hỏi những người sử dụng công trình thì họ nói không có kinh phí duy tu bảo dưỡng”.

60 năm quan hệ Việt - Lào: Câu chuyện được viết bởi niềm tin và tình nghĩa ảnh 8

Vậy, khi tìm được được nguyên nhân, cách giải quyết của cả bên như thế nào? Không hề giấu những câu chuyện “hậu trường ngoại giao”, Đại sứ Nguyễn Mạnh Hùng kể lại: “Khi đó, tôi đã đặt vấn đề với hai Chính phủ. Một là, phía Lào phải có kinh phí duy tu bảo dưỡng cho các công trình. Thứ hai, trong tổng số nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Việt Nam cho Lào, nên dành một phần để làm ngân sách duy tu, bảo dưỡng các công trình ta giúp bạn xây dựng. Cả hai Chính phủ đều thống nhất chủ trương như vậy và sau đó không còn những ý kiến phàn nàn về chất lượng của những công trình Việt Nam giúp Lào xây dựng”.

Bên cạnh đó, còn câu chuyện về hợp tác giáo dục. Liệu chất lượng giáo dục Việt Nam hỗ trợ các bạn Lào có được cao như kỳ vọng? Hai bên cũng phải ngồi lại để tìm lời giải và nhất trí rằng, chất lượng đào tạo phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Yếu tố đầu tiên là chất lượng đầu vào. Thứ hai là quá trình đào tạo. “Sòng phẳng mà nói thì sinh viên Lào đang được học tại những trường tốt nhất của Việt Nam. Không có trường Đại học nào của Việt Nam đóng cửa với sinh viên Lào. Sinh viên Lào đăng ký diện học bổng như thế nào, ta đều đáp ứng. Thứ ba là việc sử dụng sinh viên sau khi tốt nghiệp. Quá trình đào tạo chỉ là bước đầu, còn quá trình làm việc mới là quá trình học tập, phấn đấu để trưởng thành. Cả phía Lào và phía Việt Nam đều cần nâng cao chất lượng đào tạo”, ông Hùng chia sẻ.

60 năm quan hệ Việt - Lào: Câu chuyện được viết bởi niềm tin và tình nghĩa ảnh 9

Từ việc thống nhất được quan điểm về vấn đề này, Thủ tướng Lào đã ra chỉ thị nâng cao chất lượng tuyển sinh sinh viên Lào để cử sang học ở Việt Nam và Thủ tướng Việt Nam cũng ra chỉ thị nâng cao chất lượng đào tạo giúp cho các bạn Lào.

“Như vậy, việc này cơ bản được tháo gỡ, do đó chất lượng đào tạo được tăng lên. Theo đó, phải có một quá trình đào tạo tiếng Việt cho sinh viên Lào, tính toán lại việc học Tiếng Việt như một ngoại ngữ bắt buộc đối với sinh viên Lào để các bạn có thể hòa nhập môi trường học tập tại Việt Nam. Phong trào của Hội Hữu nghị Việt-Lào đã được phổ biến, nhất là ở những địa phương có đông sinh viên Lào. Các gia đình Việt có thể đón sinh viên Lào về nhà theo hình thức homestay. Qua đó không chỉ giải quyết về mặt tình cảm khi họ phải xa nhà, xa quê hương, mà còn giúp nâng cao Tiếng Việt. Ngoài ra còn có quá trình sử dụng cán bộ sau khi tốt nghiệp trở về, Lào cũng cần chú ý hơn để những sinh viên đó có thể phát huy ngành nghề mình học tập”, Đại sứ Nguyễn Mạnh Hùng nhớ lại một trong những thành tựu tâm đắc trong nhiệm kỳ của mình.

60 năm quan hệ Việt - Lào: Câu chuyện được viết bởi niềm tin và tình nghĩa ảnh 10

Theo ông Hùng, những khúc mắc nêu trên khá nhạy cảm. Trong quan hệ giữa con người với con người, quốc gia với quốc gia, dân tộc này với dân tộc khác, luôn nảy sinh các vấn đề mà nếu không quan tâm, không tìm hiểu để tháo gỡ kịp thời thì có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ chung. Do vậy, đó là những vấn đề cần hai bên cùng nhau giải quyết.

Với Việt Nam và Lào, trải qua 60 năm, mối quan hệ vẫn rất vô tư, trong sáng. Như Hoàng thân Souphanouvong đã nói, đây là mối quan hệ “sáng hơn trăng rằm, ngát hương thơm hơn đóa hoa nào thơm nhất”.

60 năm quan hệ Việt - Lào: Câu chuyện được viết bởi niềm tin và tình nghĩa ảnh 11

Hàng năm, Việt Nam đều dành những khoản ngân sách để viện trợ không hoàn lại cho Lào. Nhưng phải nói rằng, Trung ương giúp một thì địa phương còn giúp nhiều hơn. Nếu tính tổng ngân sách các địa phương, bộ ngành hỗ trợ Lào thì còn nhiều hơn ngân sách chính phủ đề ra. Tuy nhiên, vấn đề là làm sao phát huy hiệu quả sự trợ giúp đó.

Đại sứ Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ, sau khi trình quốc thư, ngày 3/12/2012, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Choummaly Sayasone khi ấy đã nói với ông rằng: “Anh Hùng ạ, người Lào thì hay xin, còn người Việt thì hay hứa. Ở cương vị Đại sứ, tôi muốn anh thấy rõ điều này”.

Từ những trăn trở trong việc làm sao để nguồn hỗ trợ của Việt Nam với Lào không bị phân tán và phát huy hiệu quả lớn nhất, Đại sứ Nguyễn Mạnh Hùng đã tích cực trao đổi với cả hai bên, nhất là Ủy ban liên chính phủ, phân ban hợp tác Việt Nam - Lào và Lào - Việt Nam.

“Tôi đề nghị tất cả yêu cầu phải tập hợp vào 2 phân ban, các nguyện vọng của các địa phương, bộ ngành về các công trình dự án phải tập hợp tại đây và phía Lào phải chịu trách nhiệm xác định thứ tự ưu tiên. Chẳng hạn, các địa phương đề xuất 100 công trình dự án thì phải xác định ưu tiên cái gì. Trên cơ sở đó Việt Nam mới xem xét đáp ứng hỗ trợ những công trình nào, ở mức độ ra sao”, ông Hùng kể lại.

60 năm quan hệ Việt - Lào: Câu chuyện được viết bởi niềm tin và tình nghĩa ảnh 12

Với ông Hùng, những gì Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Sayasone trao đổi không phải Lào muốn “làm khó” Việt Nam, mà chính là sự tin cậy của bạn dành cho Đại sứ. “Tôi nghĩ phải tin thì họ mới trao đổi thẳng thắn như thế, còn nếu không tin, họ sẽ tiếp mình một cách xã giao. Trao đổi với cán bộ các cấp ở Lào, tôi thấy họ tin mình, họ rất tin mình. Chính sự tin cậy đó khiến tôi cảm thấy mình phải nỗ lực hơn để vun đắp cho mối quan hệ hai bên”.

60 năm quan hệ Việt - Lào: Câu chuyện được viết bởi niềm tin và tình nghĩa ảnh 13

VOV

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Bài 3: Chuyện chưa kể trên đèo Khau Co

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - cát Bài 3: Chuyện chưa kể trên đèo Khau Co

Trên hành trình đi theo “dấu chân” những đoàn dân công hỏa tuyến và chiến sĩ Điện Biên năm xưa, từ huyện Văn Bàn, chúng tôi theo Quốc lộ 279 để tới đỉnh đèo Khau Co, điểm di tích lịch sử với những chi tiết rất đỗi hào hùng. Thật xúc động khi được nghe câu chuyện về bước chân gánh gạo của những dân công hỏa tuyến, sự chiến đấu, hi sinh của các chiến sĩ đánh Pháp năm xưa cũng như chuyện giữ rừng, phát triển kinh tế của Nhân dân nơi “cửa gió” hôm nay.

Bài 2: "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh"

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - Cát Bài 2: "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh"

Có một dân tộc mà khi Tổ quốc cần là phụ nữ “chân yếu tay mềm” cũng xung phong ra tiền tuyến, họ không trực tiếp chiến đấu thì cũng cố gắng trực tiếp phục vụ đánh giặc. Tỉnh Lào Cai có hàng nghìn người đã tình nguyện tham gia dân công hỏa tuyến, trong đó tỷ lệ phụ nữ rất đông, từng mở đường, làm cầu, phà, tháo ngòi nổ bom cháy chậm của địch, gánh quân lương, vận chuyển vũ khí phục vụ Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân từ 15/5... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Bài 1: Cả làng lên đường hỗ trợ đánh giặc

Từ Lào Cai đến hầm Đờ - cát: Bài 1: Cả làng lên đường hỗ trợ đánh giặc

Năm 2024, cả nước hướng về kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” (7/5/1954 - 7/5/2024). Nhóm phóng viên Báo Lào Cai theo dấu chân những dân công hỏa tuyến, những chiến sĩ Điện Biên năm xưa trên hành trình từ tỉnh biên giới Lào Cai đến chiến trường Điện Biên Phủ để hiểu hơn một thời hoa lửa, vượt qua bao gian khó, hiểm nguy của các thế hệ cha anh lên đường đánh giặc, giải phóng dân tộc.

Vẹn nguyên ký ức

Vẹn nguyên ký ức


Đã gần 50 năm trôi qua, mặc dù tuổi cao và không còn minh mẫn nhưng ký ức về cuộc chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất hai miền đất nước, ký ức ngày độc lập vẫn hằn sâu trong tâm trí của các cựu chiến binh khi được sống trong thời khắc lịch sử.

Lào Cai trong Đại thắng mùa Xuân 1975

Lào Cai trong Đại thắng mùa Xuân 1975

Chiến dịch Hồ Chí Minh với đỉnh cao là chiến thắng ngày 30/4 giải phóng hoàn toàn miền Nam có phần đóng góp đáng kể của quân và Nhân dân các dân tộc tỉnh Lào Cai. Đó là đóng góp to lớn về sức người, sức của với tinh thần "tất cả cho tiền tuyến, tất cả cho chiến thắng" để cùng dân tộc làm nên những trang sử mang tầm thời đại.

Thủ tướng kiểm tra hiện trường, đốc thúc nhiều dự án cao tốc trọng điểm

Thủ tướng kiểm tra hiện trường, đốc thúc nhiều dự án cao tốc trọng điểm

Ngày 29/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đi kiểm tra hiện trường, động viên cán bộ, công nhân đang làm việc trên công trường, đốc thúc một số dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía đông giai đoạn 2021-2025, đi qua địa bàn các tỉnh Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.

Hướng về Điện Biên bằng tình yêu thương

Hướng về Điện Biên bằng tình yêu thương

Những ngày này, hơn 5.000 hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Điện Biên không chỉ được sống trong những ngày của vinh quang chiến thắng mà còn vui mừng khi được dọn về ở trong những căn nhà mới, những mái ấm đoàn kết từ tình cảm của Nhân dân trên khắp mọi miền Tổ quốc. Chung tay cùng cả nước hướng về Điện Biên, đồng bào các dân tộc Lào Cai đã đóng góp hơn 600 triệu đồng giúp đỡ hộ nghèo xây dựng những căn nhà ấm áp nghĩa tình.

Tổng Bí thư Trần Phú và những chỉ dẫn về xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Nhân kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú: Tổng Bí thư Trần Phú và những chỉ dẫn về xây dựng, chỉnh đốn Đảng

Trọn cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi và chói sáng, đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng đã có vai trò quan trọng trong lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đặc biệt trong công tác xây dựng Đảng. Những tư tưởng xuất sắc về xây dựng Đảng về tư tưởng, lý luận, về tổ chức mà Đồng chí đề xuất và lãnh đạo thực hiện vào những năm 30 của thế kỷ XX, vẫn giữ nguyên tính thời sự và cách mạng.

fb yt zl tw