22 triệu người châu Mỹ phải tha hương do nghèo đói và xung đột

Ít nhất 22 triệu người dân tại châu Mỹ đã buộc phải rời bỏ nhà cửa do nghèo đói và xung đột, gây nhiều khó khăn cho các hoạt động cứu trợ nhân đạo quốc tế cũng như khiến tình trạng di cư trong khu vực ngày càng thêm trầm trọng.

Người di cư vượt biên từ Mexico vào Mỹ tại Eagle Pass, bang Texas (Mỹ) ngày 25/8/2023.

Đại diện Cao ủy Liên hợp quốc về Người tị nạn (UNHCR) tại Mexico cho biết đây là lượng người rời bỏ nhà cửa cao nhất tại châu Mỹ từng được ghi nhận. Trong số này, người Venezuela chiếm tới 30%, tiếp đến là người Colombia, El Salvador và Honduras.

Phát biểu tại cuộc hội thảo về người tị nạn tại thủ đô Mexico City, ông Cuijpers nêu rõ tình trạng trên đòi hỏi các tổ chức quốc tế và các quốc gia có nhiều người rời bỏ nhà cửa cần phải phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong việc ngăn chặn dòng người tha hương, đồng thời tìm ra những biện pháp để giải quyết gốc rễ vấn đề này, trong đó bao gồm việc nâng cao mức sống người dân và kiểm soát bạo lực.

Đề cập tới Mexico, đại diện UNHCR cho biết, nước này nằm trong danh sách 5 quốc gia tiếp nhận nhiều đơn xin tị nạn nhiều nhất trên thế giới, với 273.000 trường hợp trong năm 2023, cao nhất kể từ năm 2018, chưa kể hàng trăm nghìn người quá cảnh nước này để vào Mỹ. Theo ông Cuijpers, trong số người xin tị nạn trên, 42% là phụ nữ, 24% là trẻ em. Điều này phản ánh xu hướng số đơn xin tị nạn theo nhóm gia đình, cũng như những nhóm dễ tổn thương ngày càng gia tăng.

Nhằm hỗ trợ người tị nạn, trong giai đoạn 2016-2023, UNHCR đã hợp tác cùng với 600 công ty để hỗ trợ hơn 35.000 người tị nạn tham gia thị trường lao động chính thức và tiếp cận các dịch vụ cơ bản về giáo dục và y tế nhờ Chương trình Hội nhập Mexico. Bên cạnh đó, hơn 3.000 trẻ em tị nạn được hỗ trợ đến trường và 120 sinh viên tị nạn nhận được học bổng tại các cơ sở giáo dục đại học./.

dangcongsan.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Chính phủ Mỹ đứng trước nguy cơ vỡ nợ

Tổ chức tư vấn Trung tâm Chính sách Lưỡng đảng (BPC) của Mỹ ngày 24/3 cảnh báo chính phủ nước này sẽ đứng trước nguy cơ vỡ nợ đối với một phần trong khoản nợ 36.600 tỷ USD vào giai đoạn từ giữa tháng 7 đến đầu tháng 10/2025 nếu Quốc hội không hành động để nâng trần vay nợ của Washington.

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Báo động đỏ với nền kinh tế châu Âu

Đối mặt với tăng trưởng yếu và áp lực địa chính trị, kinh tế châu Âu đang ở thời điểm quyết định. Giải pháp tăng cường cạnh tranh có thể giúp khu vực vượt qua khủng hoảng hay không?

fb yt zl tw