2 món ăn Việt xuất hiện tại Olympic Paris, được gọi là "tượng đài ẩm thực"

Pháp vừa công bố thực đơn dành cho các vận động viên tham gia Thế vận hội Olympic Paris 2024, trong đó xuất hiện 2 món ăn nổi tiếng của Việt Nam là phở và nem cuốn.

Tại Olympic Paris 2024, thực đơn dành cho vận động viên được đánh giá khá phong phú với nhiều món ăn quen thuộc như trứng luộc, thịt gà và thịt bò.

Khu vực phục vụ đồ ăn của các vận động viên Olympic được chia ra 6 gian nhà hàng chính, gồm các khu đồ ăn châu Âu, châu Á, Halal... và khoảng 11 gian phụ như món ăn đường phố (street food), sandwich, burger, đồ ngọt, cà phê... Chủ nhà Pháp muốn đáp ứng đầy đủ nhất nhu cầu của các vận động viên đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Trong gian châu Á, món phở của Việt Nam được đặt tên là "Soup of the day" (món súp trong ngày), phục vụ trong 3 bữa ăn chính. Thông tin dinh dưỡng của món ăn cũng được công bố trên hệ thống chính thức, giúp người tham gia có thể tham khảo.

Ở phần giới thiệu, ban tổ chức Olympic Paris 2024 ưu ái gọi phở là "tượng đài ẩm thực" của Việt Nam, được chế biến từ nước hầm xương và bánh phở, đi kèm với nhiều nguyên liệu khác.

Theo chuyên gia dinh dưỡng, món Việt này giàu tinh bột, đường và chất xơ, cung cấp đủ năng lượng cho vận động viên ở giai đoạn thi đấu.

Thành phần dinh dưỡng của món phở trong thực đơn của các vận động viên Olympic 2024. Ảnh: Olympic Paris 2024.
Thành phần dinh dưỡng của món phở trong thực đơn của các vận động viên Olympic 2024. Ảnh: Olympic Paris 2024.

Ngoài phở, nem cũng được đưa vào thực đơn phục vụ tại Olympic 2024. Trên trang chủ Olympic đề tên món ăn này là "nem" và mô tả là "Vietnamese culinary" (ẩm thực Việt Nam) cùng gợi ý lựa chọn cho người ăn chay.

Món ăn này được có lớp bánh tráng mỏng làm từ bột gạo, bên trong cuốn phần nhân đầy rau, bún và đôi khi có thêm cả thịt lợn, thịt gà hay tôm luộc... Về thông tin dinh dưỡng, nem cuốn được miêu tả là có hàm lượng tinh bột và chất xơ cao.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết nem cuốn là món ăn nhẹ nhàng, dễ tiêu hóa và khá phù hợp cho vận động viên.

Thành phần dinh dưỡng của món nem trong thực đơn của các vận động viên Olympic 2024. Ảnh: Olympic Paris 2024.
Thành phần dinh dưỡng của món nem trong thực đơn của các vận động viên Olympic 2024. Ảnh: Olympic Paris 2024.

Việc đưa phở và nem vào thực đơn của sự kiện thể thao hàng đầu thế giới giúp các vận động viên Việt Nam có thể thưởng thức món ăn quen thuộc nơi đất khách. Đây cũng là cơ hội để Việt Nam quảng bá món ăn truyền thống đến bạn bè quốc tế.

Được biết, ở những kỳ thế vận hội trước đó, không ít lần các món ăn Việt Nam cũng xuất hiện trong thực đơn. Đơn cử như kỳ Olympic Tokyo 2020, món phở Việt được phục vụ cho quan khách và vận động viên.

Theo thông tin từ ban tổ chức, khoảng 15.000 vận động viên quốc tế lưu trú ở làng Olympic và Paralympic, với 40 bữa ăn khác nhau được phục vụ hàng ngày. Olympic 2024 không có sự hiện diện của đồ ăn nhanh như trước, thay vào đó các vận động viên được cung cấp nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, lành mạnh, có nguồn gốc địa phương. Căng tin Olympic và Paralympic là một nhà hàng có sức chứa 3.500 chỗ ngồi phục vụ đồ ăn 24/7 trong suốt thời gian diễn ra sự kiện.

Theo tienphong.vn

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

2 di sản văn hóa đặc sắc của Lào Cai được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

2 di sản văn hóa đặc sắc của Lào Cai được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 14/5/2025, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký ban hành 2 quyết định: Quyết định số 1352/QĐ-BVHTTDL và 1353/QĐ-BVHTTDL công bố việc đưa Nghi lễ cúng rừng của người Pa Dí (huyện Mường Khương) và nghề đan lát của người Tày (xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên) vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới: Cần chiến lược bài bản và dài hơi

Đưa văn học Việt Nam ra thế giới: Cần chiến lược bài bản và dài hơi

Thời gian qua, Hội Nhà văn Việt Nam đã đẩy mạnh các hoạt động ký kết hợp tác quốc tế, tạo ra nhiều cơ hội trong lĩnh vực dịch thuật và quảng bá văn học Việt Nam ra thế giới. Dù cánh cửa hợp tác đã rộng mở, nhưng dường như văn học nước nhà vẫn đang loay hoay tìm hướng tiếp cận hiệu quả với độc giả toàn cầu...

Khai mạc Tuần lễ phim Việt Nam tại Hy Lạp

Khai mạc Tuần lễ phim Việt Nam tại Hy Lạp

Tối 12/5, Tuần lễ phim Việt Nam 2025 tại Hy Lạp đã chính thức khai mạc tại thủ đô Athens, với sự tham dự của đại diện Bộ Ngoại giao, Trưởng Ban Đối ngoại Đảng Cộng sản Hy Lạp và Đại sứ, đại diện các Đại sứ quán các nước, bạn bè Hy Lạp và kiều bào.

Tiến sĩ Trần Hữu Sơn nhận Huân chương Hiệp sĩ Cành cọ Hàn lâm

Tiến sĩ Trần Hữu Sơn nhận Huân chương Hiệp sĩ Cành cọ Hàn lâm

Chiều 13/5, tại Hà Nội, Đại sứ quán Pháp tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Hiệp sĩ Cành cọ Hàn lâm cho Tiến sĩ Trần Hữu Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ứng dụng Văn hóa và Du lịch, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh Lào Cai.

Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo

Hồ Chí Minh qua hồi ức của những cựu tù chính trị Côn Đảo

Trong những năm tháng chiến tranh, vượt lên đói rét bệnh tật, tra tấn thể xác và khủng bố tinh thần, những người tù cộng sản luôn có Bác là ánh sáng soi đường, nâng đỡ sức mạnh tinh thần. Họ truyền nhau đọc lại từng lời dạy của Người, ôn lại từng bài học lý luận để nuôi dưỡng ý chí và tinh thần cách mạng.

Khai mạc Tuần phim kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Khai mạc Tuần phim kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tối 12/5, tại Nhà hát Dân ca Nghệ An, thành phố Vinh, Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Tuần phim kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025). Đây là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động của Lễ hội Làng Sen toàn quốc năm 2025.

Kiến trúc sư Việt Nam đoạt Giải thưởng Kiến trúc bền vững toàn cầu năm 2025

Kiến trúc sư Việt Nam đoạt Giải thưởng Kiến trúc bền vững toàn cầu năm 2025

Tại Lễ trao Giải thưởng Kiến trúc bền vững toàn cầu (Global Award for Sustainable Architecture) 2025 vừa diễn ra tại thành phố Venice (Italia), kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào là người Việt Nam đầu tiên được trao giải thưởng quốc tế danh giá này sau nhiều năm kiên trì sáng tạo với kiến trúc nhân văn và bền vững.

Triển lãm chuyên đề 'Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình'

Triển lãm chuyên đề 'Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình'

60 tác phẩm nghệ thuật của các họa sĩ, nhà điêu khắc, nghệ nhân Việt Nam và nước ngoài về Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ được trưng bày, giới thiệu đến người dân và du khách tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam qua triển lãm chuyên đề “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”.

Bảo tồn nhà sàn truyền thống ở Nghĩa Đô

Bảo tồn nhà sàn truyền thống ở Nghĩa Đô

Nhắc đến xã Nghĩa Đô (Bảo Yên), không chỉ người dân địa phương mà nhiều du khách trong và ngoài nước đều nhớ đến hình ảnh những ngôi nhà sàn truyền thống của đồng bào dân tộc Tày ở những bản làng bình yên, xanh mướt. Nhà sàn và văn hóa nhà sàn đã trở thành nét đặc trưng của vùng đất này.

Trò chơi dân gian người Tày thu hút du khách

Trò chơi dân gian người Tày thu hút du khách

Trong Ngày hội Văn hóa dân gian “Sắc vàng bên dòng Nặm Luông” năm 2025 được huyện Bảo Yên tổ chức tại điểm du lịch cộng đồng xã Nghĩa Đô, các trò chơi dân gian gắn với văn hóa truyền thống như kéo co, bắn nỏ, đánh yến, đi cà kheo… đã thu hút rất đông người tham gia, đồng thời để lại ấn tượng với người dân và du khách.

fb yt zl tw