12 khoản tiền tăng lên khi tăng lương cơ sở, người lao động cần biết

Người lao động cần biết 12 khoản tiền tăng lên khi tăng lương cơ sở từ ngày 1/7/2023, để bảo đảm quyền lợi của mình.

Theo Nghị quyết 69/2022/QH15 của Quốc hội, từ ngày 1/7/2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng.

Khi điều chỉnh lương cơ sở , nhiều khoản tiền, trợ cấp dành cho người lao động ngoài nhà nước được tính dựa theo lương cơ sở cũng sẽ được điều chỉnh tăng thêm. Theo đó, 12 khoản tiền tăng lên khi lương cơ sở tăng.

1, Tăng mức trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi

Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.

Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

Theo đó, mức trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi sẽ được tăng lên 3,6 triệu đồng (hiện hành là 2,98 triệu đồng).

2, Tăng mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau

Theo khoản 3 Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 , mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Theo đó, khi tăng lương cơ sở từ ngày 1/7/2023 lên 1,8 triệu đồng, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau sẽ tăng lên 540.000 đồng (hiện hành là 447.000 đồng).

3, Tăng mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản

Theo khoản 3 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Như vậy, từ ngày 1/7/2023, tăng mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản lên 540.000 đồng (hiện hành là 447.000 đồng).

Nhiều khoản tiền tăng thêm khi tăng lương cơ sở từ 1/7/2023.

4, Tăng mức trợ cấp một lần cho người bị suy giảm khả năng lao động

Điều 46 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần.

Mức trợ cấp một lần cho người bị suy giảm khả năng lao động được quy định như sau kể từ ngày 1/7: Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 5 lần mức lương cơ sở (tức 9 triệu đồng so với hiện hành là 7,45 triệu đồng), sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở (tức tăng thêm 900.000 đồng).

Ngoài mức trợ cấp quy định nêu trên, người lao động còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

5, Tăng mức trợ cấp hằng tháng cho người bị suy giảm khả năng lao động

Điều 47 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.

Mức trợ cấp hằng tháng cho người bị suy giảm khả năng lao động từ ngày 1/7 được quy định như sau: Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở.

Như vậy, người lao động cứ suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng trợ cấp hằng tháng là 540.000 đồng (hiện hành là 447.000 đồng), sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 36.000 đồng (hiện hành là 29.800 đồng).

Ngoài mức trợ cấp quy định nêu trên, hằng tháng, người lao động còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

6, Tăng mức trợ cấp phục vụ cho người bị suy giảm khả năng lao động

Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định, người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng quy định tại Điều 47 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 , hằng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở (tức 1,8 triệu đồng so với mức 1,49 triệu đồng hiện nay).

7, Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Điều 51 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 lần mức lương cơ sở.

Theo đó, khi tăng lương cơ sở từ ngày 1/7, mức trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ tăng mức 64,8 triệu đồng ( tăng thêm 11,16 triệu đồng so với mức trợ cấp hiện nay là 53,64 triệu đồng).

Người lao động cần biết 12 khoản tiền tăng lên khi tăng lương cơ sở để bảo đảm quyền lợi của mình.

8, Tăng mức trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật

Khoản 2 Điều 52 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật một ngày như sau:

- Bằng 25% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình: Mức hưởng bằng 450.000 đồng (hiện hành 372.500 đồng).

- Bằng 40% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung: Mức hưởng bằng 720.000 đồng (hiện hành 596.000 đồng).

9, Điều chỉnh mức lương hưu hằng tháng

Theo khoản 5 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 , mức lương hưu hằng tháng thấp nhất của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 bằng mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng (hiện hành là 1,49 triệu đồng), trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 và khoản 3 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 .

10, Trợ cấp mai táng tăng lên mức 18 triệu đồng

Trường hợp người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp mai táng chết, người lo mai táng sẽ được nhận một lần trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở.

Theo đó, mức trợ cấp mai táng sẽ là 18 triệu đồng, tăng lên so với mức 14,9 triệu đồng theo quy định hiện hành.

11, Điều chỉnh mức trợ cấp tuất hằng tháng

Cụ thể, khoản 1 Điều 68 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức trợ cấp tuất hằng tháng đối với mỗi thân nhân người lao động chết bằng 50% mức lương cơ sở (tăng từ 745.000 đồng lên 900.000 đồng); trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở (tăng từ 1,043 triệu đồng lên mức 1,26 triệu đồng).

12, Tăng mức hưởng lương hưu

Điều 71 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định người lao động có từ đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì điều kiện, mức hưởng lương hưu thực hiện theo chính sách bảo hiểm xã hội bắt buộc; mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng (hiện hành là 1,49 triệu đồng), trừ đối tượng quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Báo Sức khỏe và Đời sống

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Sáng tạo vì học sinh thân yêu

Quá trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đang đòi hỏi mỗi giáo viên phải tự nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu giảng dạy. Trong đó, giáo viên không chỉ là người truyền thụ kiến thức đơn thuần, mà phải sáng tạo trong tổ chức, điều hành các hoạt động dạy học.

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Những cán bộ gác việc nhà lo việc dân

Trong trận lũ vừa qua, Bảo Yên là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất. Nhiều cán bộ cơ sở mặc dù nhà ở bị ngập lụt, tài sản bị cuốn trôi nhưng vẫn ưu tiên lo cho dân. Họ tạm gác việc nhà, tập trung hỗ trợ đồng bào ổn định cuộc sống. Chỉ khi mọi người được an toàn, họ mới trở về lo cho gia đình mình.

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Hành trình trở thành chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu

Gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, những nhà giáo trên địa bàn tỉnh luôn dành trọn tâm huyết, tình yêu học trò qua từng trang giáo án. “Người đưa đò” thầm lặng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn, tích cực ứng dụng khoa học - công nghệ, trở thành những “Chuyên gia giáo dục sáng tạo toàn cầu của Microsoft”, là tấm gương sáng cho học sinh về rèn đức, luyện tài.

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Nữ hiệu trưởng ưu tú

Hơn 30 năm gắn bó với nghề giáo, 13 năm làm công tác quản lý, trong đó 6 năm đảm nhiệm vai trò hiệu phó và 7 năm làm hiệu trưởng, dù ở cương vị nào, cô Phạm Thị Khánh Hường, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, thành phố Lào Cai cũng nỗ lực hết mình vì sự nghiệp giáo dục. Bằng sự nhạy bén và chuyên môn vững vàng, cô Hường đã xây dựng một tập thể đoàn kết, kiến tạo môi trường giáo dục và học tập hạnh phúc.

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Đổi mới vì học sinh thân yêu

Thời gian qua, các thầy, cô giáo Trường Tiểu học Bắc Cường, thành phố Lào Cai đã không ngừng nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đưa nhà trường trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua dạy tốt, học tốt của ngành giáo dục thành phố Lào Cai.

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Thầy giáo trẻ “truyền lửa” đam mê

Năm học 2024 - 2025 là năm thứ 3, thầy giáo Lý Văn Hoàng (sinh năm 1996) công tác tại Trường THPT Chuyên Lào Cai, nhưng thầy và học trò đã có nhiều sản phẩm nghiên cứu khoa học đạt thành tích cao tại nhiều cuộc thi.

fbytzltw