Xã Bản Vược: Nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm tại các bếp ăn tập thể

LCĐT - Ngày 31/3/2014, tại thôn 1, xã Bản Vược, Bát Xát đã xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể của ông Cao Quyết Thắng, khiến 22 người phải nhập viện. Nguyên nhân do các nạn nhân đã ăn tiết canh ngựa và tiết nấu rau ngót bị nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng E.Coli. “Mục sở thị” những bếp ăn tập thể tự phát tại khu vực Cửa khẩu phụ Bản Vược, những gì nhìn thấy khiến chúng tôi phải rùng mình, thậm chí hoảng sợ.

Rùng mình những bếp ăn tập thể…

Sau 2 tuần xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm khiến 22 người phải nhập viện, bếp ăn của ông Cao Quyết Thắng (sinh năm 1967, quê quán: Đại Đồng, Chương Mỹ, Hà Nội) vẫn không thay đổi nhiều. Đó vẫn là chiếc lán dựng tạm không cố định, khu vực chế biến không đảm bảo vệ sinh; không có chạn bát hay tủ bảo quản thực phẩm. Nhà vệ sinh bố trí sát khu vực chế biến thức ăn, kết cấu không đảm bảo yêu cầu…

Người trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm lại rất thờ ơ với vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.

Người trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm lại rất thờ ơ với vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.

Rời bếp ăn của ông Thắng, chúng tôi tới thăm một số bếp ăn khác nằm trong khu vực Cửa khẩu phụ Bản Vược. Tuy ở các bếp ăn này chưa xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm nào, nhưng đều khiến chúng tôi rùng mình. Bếp ăn của anh Hà Ngọc Ưa phục vụ cho hơn 20 lao động, nhưng chỉ rộng vài m2 và rất ẩm thấp. Sát nơi nấu cơm, chế biến thực phẩm là bãi rác sình lầy, nước thải ứ đọng đen ngòm, nổi đầy bọt váng với đủ loại rác thải bốc mùi khó chịu. Mỗi khi có người qua lại, đàn ruồi, nhặng xanh từ bãi rác bay lên như ong vỡ tổ, đậu kín trên nồi niêu, chậu đựng bát ăn chưa rửa và xếp thành hàng dài trên những chiếc dây phơi, nhìn mà… nổi da gà. Thậm chí, một số người đi cùng còn buồn nôn và không thể chịu được thứ mùi khó chịu từ bãi rác gần bếp ăn của anh Ưa bốc lên. Ruồi, nhặng nhiều vậy, mà trong bếp không hề có chạn bát hay tủ bảo quản thức ăn. Gần lán của anh Ưa là lán của anh Lê Văn Thắng. Trong gian bếp tạm chật chội, một phụ nữ đang tất bật chuẩn bị bữa cơm trưa cho các cửu vạn làm thuê. Mặc cho chúng tôi ghi lại hình ảnh, chị vẫn thản nhiên tiếp tục công việc dùng tay không, xé những miếng thịt luộc ra làm nhiều sợi nhỏ để chế biến món ăn. Vì không có chạn, nên tất cả bát đĩa, rổ, rá, sau khi rửa đều được xếp trên chiếc sạp tre tạm cho ráo nước, ruồi cũng có cơ hội để “bâu” vào. Theo lời anh Thắng thì bếp ăn phục vụ cho 40 lao động bốc vác thuê, chủ yếu là người ngoài tỉnh. Có thời điểm, số lượng lao động ăn, nghỉ tại đây lên tới 100 người.

Đó chỉ là 3 trong rất nhiều bếp ăn tập thể “mọc” lên tại khu vực Cửa khẩu phụ Bản Vược suốt thời gian qua. Tuy khu vực này đã xảy ra một vụ ngộ độc thực phẩm, nhưng các chủ bếp và người lao động vẫn thờ ơ với vấn đề này. Một số chủ bếp ăn không nhận bếp ăn do mình tổ chức là bếp ăn tập thể, mà chỉ là bếp ăn gia đình do “cửu vạn” tự nấu ăn. Ngày 2/4/2014 (sau khi xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm 2 ngày), đơn vị Kiểm dịch Y tế Cửa khẩu phụ Bản Vược đã yêu cầu các chủ bếp ăn phải ký Bản cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm với 12 nội dung liên quan. Nhưng khi chúng tôi hỏi, hầu hết các chủ bếp đều tỏ ra lúng túng và rất mơ hồ về nội dung cam kết. Trên thực tế, các bếp ăn tập thể mà chúng tôi “mục sở thị” đều không thực hiện đúng bản cam kết đã ký.

Khó quản lý hay buông lỏng?

Vấn đề đặt ra ở đây là các bếp ăn tập thể tại khu vực Cửa khẩu phụ Bản Vược “mọc” lên ngày càng nhiều và không phải bây giờ mới có, tại sao chỉ khi vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra người ta mới “thực sự” quan tâm đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm ở đây? Phải chăng công tác kiểm tra, giám sát vệ sinh, an toàn thực phẩm tại những bếp ăn này đang bị buông lỏng? Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Vượng, Trạm trưởng Trạm Kiểm dịch Y tế Cửa khẩu phụ Bản Vược cho biết: Khu vực Cửa khẩu phụ Bản Vược tập trung rất đông lao động bốc vác thuê từ các nơi đổ về. Hiện nay, trong khu vực Cửa khẩu phụ Bản Vược có 18 bếp ăn tập thể tự phát của các tổ “cửu vạn”, 12 hàng ăn cố định và 18 hàng nước. Để hạn chế nguy cơ xảy ra ngộ độc thực phẩm, mỗi năm, ngoài phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra các bếp ăn tập thể, chúng tôi cũng tiến hành kiểm tra 2 lần theo định kỳ. Hằng tháng, chúng tôi cũng tiến hành xử lý môi trường 2 lần trong khu vực Cửa khẩu phụ Bản Vược để tránh xảy ra dịch bệnh. Tuy nhiên, vấn đề kiểm tra, quản lý những bếp ăn này rất nan giải. Đó là bếp ăn tự phát của các đội “cửu vạn”, nên không cố định và không hoạt động thường xuyên. Thực phẩm do các chủ bếp tự mua về chế biến, không khai báo nguồn gốc, nên rất khó kiểm tra. Hầu hết chủ bếp và người trực tiếp chế biến thức ăn ở các bếp ăn tập thể tự phát đều chưa được tập huấn về an toàn vệ sinh thực phẩm, chưa được khám sức khỏe theo quy định. Kết cấu bếp ăn, các đồ dùng và quy trình chế biến thức ăn không đảm bảo yêu cầu. “Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và ô nhiễm môi trường ở đây rất đáng lo ngại. Ở những bếp ăn như thế, ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra bất cứ lúc nào” - ông Vượng khẳng định.

Ông Vũ Đình Đông, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Bát Xát cho biết: Khu vực Cửa khẩu phụ Bản Vược do Đồn Biên phòng Bát Xát quản lý. Mặc dù Trung tâm Y tế huyện có bộ phận phụ trách an toàn vệ sinh thực phẩm, nhưng đoàn kiểm tra chuyên ngành cũng không thể vào kiểm tra các bếp ăn, hàng quán nằm trong khu vực này, trừ khi có quyết định thành lập đoàn công tác liên ngành của UBND huyện. Thời gian qua, do chưa có quy chế phối hợp cụ thể giữa các đơn vị, lực lượng liên quan trong việc kiểm tra những bếp ăn, cơ sở chế biến thực phẩm nằm trong khu vực Cửa khẩu phụ Bản Vược, nên mỗi năm, đoàn công tác liên ngành huyện Bát Xát cũng chỉ tiến hành kiểm tra các bếp ăn tập thể được 1 lần.

Sau khi xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm tại bếp ăn tập thể của ông Cao Quyết Thắng, huyện Bát Xát đã thành lập đoàn công tác liên ngành tới kiểm tra hiện trường để làm rõ vụ việc. Theo đó, đoàn công tác đã đề nghị xử phạt hành chính đối với ông Cao Quyết Thắng vì vi phạm quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, để xảy ra ngộ độc thực phẩm. Dù trách nhiệm thuộc về đơn vị nào, thì đến nay, việc kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm ở các bếp ăn tập thể khác trong khu vực Cửa khẩu phụ Bản Vược vẫn còn bỏ ngỏ hoặc có kiểm tra nhưng chỉ mang tính hình thức. Thực tế, không chỉ đối với bếp ăn của ông Thắng, mà hầu hết bếp ăn tập thể khác trong khu vực Cửa khẩu phụ Bản Vược đều đang tiềm ẩm nguy cơ xảy ra ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng người lao động. Việc yêu cầu các chủ bếp ăn tập thể chấp hành các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm rất khó thực hiện nếu không có sự sát sao, quyết liệt của các lực lượng chức năng. Mùa hè đang đến gần, với những bếp ăn chật chội, ẩm thấp phục vụ cho hàng chục người ăn, vấn đề ô nhiễm môi trường, phát sinh dịch bệnh trở nên rất bức xúc hơn bao giờ hết.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Học sinh Việt Nam giành giải Nhì Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế 2024

Học sinh Việt Nam giành giải Nhì Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế 2024

Sáng 18/5, theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, đoàn học sinh Việt Nam tham dự Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế 2024 (Regeneron ISEF 2024) đã giành được 1 giải Nhì. Đây là giải cao nhất mà học sinh Việt Nam giành được sau 12 năm kể từ khi Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia được tổ chức trên phạm vi cả nước và tham dự Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế từ năm 2013 đến nay.

Nâng cao hiệu quả công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng

Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5: Nâng cao hiệu quả công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng

Những năm qua, Sở Khoa học và Công nghệ chỉ đạo Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tích cực đổi mới phương thức hoạt động, đặc biệt là giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về đo lường, xác định đo lường chất lượng là một trong những công cụ, giải pháp góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Bảo đảm an toàn, hiệu quả nguồn quỹ và quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế

Bảo đảm an toàn, hiệu quả nguồn quỹ và quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế

Trong thời gian tới, bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố cùng sở y tế các cấp cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa, tiếp tục tăng cường các biện pháp để kiểm soát tốt chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2024. Công tác này dựa trên tinh thần bảo đảm an toàn, hiệu quả nguồn quỹ và bảo đảm quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế.

Bộ Y tế trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Bộ Y tế trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” là hoạt động nằm trong chuỗi kế hoạch triển khai Đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam” giai đoạn II của Bộ Y tế hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động.

Trao giải quốc gia cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 53

Trao giải quốc gia cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 53

Ngày 17/5, tại Ninh Bình, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, Báo Thiếu niên Tiền phong và Nhi đồng phối hợp tổ chức Tổng kết và trao giải quốc gia cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 53, năm 2024.

Lào Cai thí điểm mô hình “Thi online tập trung qua nền tảng công nghệ xác thực thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử”

Lào Cai thí điểm mô hình “Thi online tập trung qua nền tảng công nghệ xác thực thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử”

Ngày 17/5, tại Trường THPT số 1 thành phố Lào Cai, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Công an tỉnh và các đơn vị liên quan đã tổ chức buổi chạy thử thí điểm mô hình “Thi online tập trung qua nền tảng công nghệ xác thực thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử”.

Đề xuất tăng lương tối thiểu từ 1/7/2024 và điều chỉnh phân vùng một số địa bàn

Đề xuất tăng lương tối thiểu từ 1/7/2024 và điều chỉnh phân vùng một số địa bàn

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chính thức đề xuất tăng 6% mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động so với mức hiện hành. Thời điểm áp dụng mức lương tối thiểu mới từ ngày 1/7/2024. Đồng thời, cũng cập nhật, điều chỉnh phân vùng địa bàn áp dụng lương tối thiểu cho phù hợp thực tế.

Hiệu quả công tác phòng, chống đuối nước

Hiệu quả công tác phòng, chống đuối nước

Huyện Bảo Yên có 2 con sông lớn chảy qua là sông Hồng và sông Chảy. Các xã trên địa bàn có nhiều hệ thống suối, ao, hồ, điều này đặt ra nhiều khó khăn cho địa phương trong công tác đảm bảo an toàn sông nước.

fb yt zl tw