Chủ trương xóa lò gạch thủ công tại Bảo Thắng vẫn “dậm chân tại chỗ"

LCĐT - Thực hiện chủ trương xóa lò gạch thủ công, huyện Bảo Thắng được xác định là địa bàn thực hiện điểm và đây cũng là nơi có số lượng lò gạch thủ công lớn nhất trong tỉnh. Trong khi người lao động và những hộ đầu tư lò gạch thủ công rất đồng tình với chủ trương này thì việc thực hiện đang vướng mắc do cơ quan chức năng chưa thể thực hiện do thiếu cơ chế và những hướng dẫn cụ thể.

Không thể phủ nhận, nghề sản xuất gạch thủ công tại Bảo Thắng đã từng có thời “hoàng kim”. Cách đây khoảng 15 năm trước, nghề làm gạch thủ công ở khu vực xã Xuân Giao, Gia Phú (dọc Quốc lộ 4E) phát triển rầm rộ với hàng trăm lò ngày đêm khói nghi ngút, nhà nhà đốt gạch, người người làm gạch. Ban đầu, các khâu sản xuất gạch chủ yếu dựa vào sức người, sức trâu, sau đó việc đóng gạch (khâu tốn công sức nhất) được thay thế bằng máy, nên nghề làm gạch thủ công ở Bảo Thắng đã phát huy tối đa lợi thế. Gạch thủ công ở Bảo Thắng cung cấp cho rất nhiều công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh, kể cả nhiều công trình xây dựng trọng điểm của tỉnh được thi công trong thời điểm đó đã sử dụng gạch thủ công nơi này. Nghề làm gạch thủ công phát triển mạnh và phổ biến trong khu vực đến nỗi các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đã từng lập phương án xây dựng thương hiệu sản phẩm và đề nghị công nhận làng nghề gạch thủ công. Khi tỉnh có 1 nhà máy sản xuất gạch tuy nen thì lợi thế cạnh tranh sản phẩm của các cơ sở sản xuất gạch thủ công tại Bảo Thắng vẫn còn khá mạnh và chỉ giảm dần theo mức tăng số lượng các nhà máy gạch tuy nen trên địa bàn những năm gần đây.

Việc xóa lò gạch thủ công ở huyện Bảo Thắng gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Lan Hương
           Việc xóa lò gạch thủ công ở huyện Bảo Thắng gặp nhiều khó khăn.       Ảnh: Lan Hương

Chủ trương xóa lò gạch thủ công trên địa bàn Bảo Thắng được xác lập với nhiều lý do. Theo thống kê và đánh giá tình hình của Phòng Kinh tế huyện tại thời điểm giữa năm 2012 thì toàn địa bàn có 74 lò gạch thủ công đang trong tình trạng còn hoạt động (một số lò không hoạt động thường xuyên) tại xã Xuân Giao (24 lò), xã Gia Phú (46 lò) và xã Phú Nhuận 4 lò. Do quy trình, phương thức sản xuất cũ nên các lò gạch thủ công khi hoạt động đã gây ô nhiễm môi trường, kèm theo đó là tình trạng khai thác nguyên liệu đất bừa bãi, lãng phí và cơ bản là xây dựng không có quy hoạch, thiếu sự quản lý, giám sát của chính quyền cơ sở. Do nhiều nguyên nhân, hầu hết các cơ sở sản xuất gạch thủ công hiện không có đầy đủ giấy phép hoạt động, chưa tuân thủ các quy định hiện hành về sản xuất gạch đất nung và vị trí đứng ngoài phạm vi quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng của tỉnh. Một số cơ sở sản xuất gạch thủ công xây dựng xen kẽ với khu dân cư, sát nơi ở của nhà dân và khu vực canh tác, làm ảnh hưởng môi trường sinh thái khu dân cư, sức khỏe của người dân, phá vỡ mặt bằng tự nhiên, gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

Sản phẩm gạch thủ công tại Bảo Thắng đang chịu sức ép cạnh tranh rất lớn từ phía các nhà máy sản xuất gạch tuy nen và gạch không nung trên địa bàn tỉnh. Toàn tỉnh hiện có 9 nhà máy gạch sản xuất theo phương thức công nghiệp với công suất gần 300 triệu viên/năm, trong đó cạnh tranh trực tiếp với gạch thủ công tại Bảo Thắng có Nhà máy gạch tuy nen Thành Công và Nhà máy gạch tuy nen của Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Lào Cai. Do sản xuất thủ công, chi phí đầu vào lớn, chất lượng, mẫu mã sản phẩm lại thấp hơn khiến cho người làm gạch thủ công ở Bảo Thắng lao đao. Trên thực tế, hiện các lò gạch thủ công tại Bảo Thắng vẫn thường xuyên hoạt động và sự tồn tại có lý do trực tiếp là đầu tư xã hội và thu nhập, việc làm. Trong số 68 hộ trực tiếp đầu tư sản xuất gạch thủ công với 74 lò nung gạch đã sử dụng đến 490 lao động, trong đó gần 300 lao động thường xuyên, số còn lại là lao động thời vụ nhưng vẫn có thu nhập khoảng 150.000 - 250.000 đồng/ngày. Dù đã được đầu tư từ lâu nhưng hiện mỗi lò nung gạch vẫn có giá trị sử dụng đến hàng chục triệu đồng/lò, nên các cơ sở sản xuất vẫn đẩy mạnh hoạt động và khai thác là điều dễ hiểu.

Từ thực tế trên và căn cứ chủ trương của Chính phủ về chương trình phát triển vật liệu xây dựng, căn cứ chỉ đạo của UBND tỉnh về xóa lò gạch thủ công, tháng 5/2012, huyện Bảo Thắng đã xây dựng phương án hỗ trợ đời sống, chuyển đổi nghề sản xuất gạch đất nung thủ công trên địa bàn. Mục tiêu là từ tháng 8 đến hết năm 2012 sẽ xóa toàn bộ 74 lò gạch thủ công trên địa bàn huyện với các giải pháp về hỗ trợ kinh tế 5 triệu đồng/lò nung, 10 triệu đồng/máy đóng gạch, 2 triệu đồng kinh phí phá dỡ/lò. Ngoài ra còn hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 490 lao động với mức 3 triệu đồng/người và hỗ trợ người lao động thường xuyên 6 tháng lương (75% mức lương tối thiểu) và hỗ trợ lãi suất vay vốn đối với các hộ đầu tư sản xuất. Tổng kinh phí hỗ trợ do huyện Bảo Thắng xây dựng hơn 2,6 tỷ đồng, trong đó hỗ trợ hạ tầng và đầu tư trên 1 tỷ đồng, 370 triệu đồng hỗ trợ kinh phí đã xây dựng lò và 500 triệu đồng kinh phí đầu tư mua máy đóng gạch.

Việc hỗ trợ đối với các cơ sở sản xuất và người lao động làm nghề gạch là cần và cấp thiết, đến nay thời hạn đã hết nhưng phương án này vẫn “dậm chân tại chỗ” do thiếu cơ chế, chính sách và những hướng dẫn thực hiện. Đương nhiên là nghề gạch thủ công vẫn tồn tại, người dân trên địa bàn vẫn đang phải chịu ô nhiễm môi trường do khói đốt gạch, sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại.

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng chủ trì họp về điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ, thị trường vàng

Thủ tướng chủ trì họp về điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ, thị trường vàng

Chiều tối 16/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ nhằm tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, kiểm soát bội chi ngân sách, nợ công, nợ chính phủ, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần nhân dân.

Bộ Công Thương kiểm tra sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại Lào Cai

Bộ Công Thương kiểm tra sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại Lào Cai

Ngày 14/5, đoàn kiểm tra của Bộ Công Thương do ông Trịnh Quốc Vũ, Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc về sử dụng năng lượng tiết kiệm tại Lào Cai. Tham gia còn có đại diện Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

[Infographic] Chính sách ưu đãi về lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp xuất - nhập khẩu

[Infographic] Chính sách ưu đãi về lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp xuất - nhập khẩu

Ngày 17/4/2024, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) triển khai chương trình đồng hành cùng doanh nghiệp xuất - nhập khẩu năm 2024. Chương trình nhằm thúc đẩy tăng trưởng cho vay ngắn hạn, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp xuất - nhập khẩu phục hồi sản xuất sau đại dịch Covid-19.

fb yt zl tw